Không Có Trẻ Hư – Để Cha Mẹ Không Phải Hối Tiếc Khi Kỷ Luật Con – Tặng Kèm Sổ Tay

Mỗi khi nói đến việc kỷ luật con, các bậc cha mẹ thường phải đối mặt với vô số lời khuyên từ các chuyên gia, thậm chí đó có thể là những lời khuyên rất mâu thuẫn, gây khó hiểu và bất khả thi.

Chúng ta loay hoay với việc mềm mỏng hay nghiêm khắc. Phương pháp kỷ luật nhẹ nhàng có phải là cho phép trẻ nắm quyền kiểm soát không? Cha mẹ có nên đe nẹt con để con nghe theo?

Không chỉ mâu thuẫn trong chính gia đình, giữa ba mẹ, giữa những gia đình có nhiều thế hệ chung sống về cách dạy con mà còn là ánh mắt từ xã hội, những người xung quanh nhìn vào. Chắc chắn chẳng có ai làm cha làm mẹ mà chưa từng bối rối hay tức giận khi không biết hành xử ra sao khi con gào thét nơi công cộng hay con giận dỗi không chịu đi học.

Mắng con hay dụ dỗ, cương quyết hay từ tốn giải thích, điều này còn phụ thuộc vào tính cách của mỗi đứa trẻ. Muốn con “ngoan” thì đầu tiên phải hiểu là “không có đứa trẻ nào hư” chỉ là chúng ta chưa tìm ra được biện pháp thích hợp để “chung sống” với con.

Bản thân tác giả cuốn sách không chỉ là một chuyên gia mà còn dành nhiều năm để quan sát và làm việc trực tiếp với các gia đình gặp vấn đề trong cách nuôi dạy trẻ.

“Không giống như phần lớn các chuyên gia cố vấn về kỷ luật trẻ, bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm vận dụng lý thuyết vào thực tế tại các phòng học dành riêng cho cha mẹ/trẻ nhỏ. Tôi từng chứng kiến (cả ngàn lần) những phương thức can thiệp thực sự hiệu quả, rồi những phương thức không bao giờ đem lại kết quả gì, thậm chí cả những phương thức có thể hiệu quả một hoặc hai lần nhưng cuối cùng lại gây ra những cuộc chiến cam go hơn hoặc hủy hoại niềm tin giữa con trẻ và cha mẹ.

Trẻ nhỏ rất dễ vượt qua ranh giới. Trẻ có nhiệm vụ phải trở thành những con người chủ động học hỏi và chủ động khám phá, phù hợp với tiến trình phát triển. Theo bản năng, trẻ bộc lộ vô số cảm xúc khi trẻ phải gắng sức để được tự chủ hơn. Sự hướng dẫn tận tình sẽ giúp trẻ cảm nhận được cảm giác an tâm và thoải mái. Và khi đạt đến ranh giới nào đó, sẽ không cần phải thường xuyên thử thách ranh giới đó nữa. Trẻ tin tưởng cha mẹ và những người chăm sóc mình; và vì thế, trẻ tin tưởng thế giới xung quanh. Trẻ cảm thấy được tự do hơn, bình tĩnh hơn và có thể tập trung vào những việc quan trọng, như chơi đùa, học hỏi, hòa nhập với mọi người và trở thành những em bé luôn luôn vui vẻ.

Khi thiết lập ranh giới, trạng thái cảm xúc của cha mẹ luôn phản ánh rõ nét phản ứng của trẻ. Nếu cha mẹ thiếu sự rõ ràng và không tự tin, hoặc nếu mất bình tĩnh, căng thẳng, mệt mỏi, giận dữ, thì các con sẽ bất an và dễ dẫn đến hành vi xấu. Trong đôi mắt trẻ thơ, cha mẹ là hình mẫu lý tưởng, là thần tiên và không khí gia đình luôn luôn phụ thuộc vào cảm xúc của cha mẹ. Với cách hiểu này, cha mẹ dễ dàng biết tại sao những cuộc tranh đấu với các hình thức kỷ luật con luôn luôn là một vòng xoáy vô cùng khắc nghiệt.

Đúng như tiêu đề của cuốn sách này, trong thế giới của tôi không có đứa trẻ nào hư; thay vào đó là những tâm hồn non nớt dễ bị ảnh hưởng, nội tâm giằng xé, đang đấu tranh với cảm xúc và động lực của chính mình nhằm thể hiện bản thân và nhu cầu cá nhân, và tất nhiên, trẻ thể hiện theo cách duy nhất mà chúng biết. Nếu chúng ta gọi những đứa trẻ đó là trẻ hư chỉ bởi vì hành vi của chúng khiến chúng ta nổi giận, khó chịu hoặc chướng tai gai mắt, thì chúng ta đang hại trẻ. Đó là một cách gán tên tiêu cực, là nguồn cơn tạo ra nỗi xấu hổ và rất có thể sẽ khiến trẻ bắt đầu tin rằng mình đúng là trẻ hư.”

Cuối cùng, bí mật lớn về phương pháp kỷ luật thành công là từ bỏ các bí quyết hay mẹo xử lý tình huống mau lẹ cũng như các chiến thuật hấp dẫn khác, và thay vào đó, hãy ứng xử chân thành với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là mức độ tôn trọng cơ bản của phương pháp REI và bạn hãy nắm bắt ngay điều đó.

Trích đoạn sách hay:

Dưới đây là một số gợi ý đã giúp cho tôi và các phụ huynh đã từng hợp tác với tôi suốt nhiều năm qua giữ thái độ bình tĩnh:

1. Có quan điểm rõ ràng

Thái độ của cha mẹ đối với hành vi thách thức giới hạn là mọi thứ, và quan điểm sẽ xác định thái độ của chúng ta. Việc trẻ thử thách, đẩy xa giới hạn, không nghe lời và phản kháng là dấu hiệu lành mạnh cho thấy chúng đang phát triển sự tự lập và tự chủ. Nếu chúng ta nói: “Màu xanh lá cây”, trẻ sẽ được yêu cầu nói: “Màu xanh nước biển”, cho dù màu xanh lá cây mới là màu ưa thích của con, bởi nếu trẻ lên ba muốn thứ mà chúng ta muốn, trẻ sẽ không thể khẳng định mình cũng là các cá nhân riêng biệt. Bạn nên hiểu rằng, cùng với những thách thức này, trẻ chưa biết kiểm soát bản thân và cảm xúc bất an, chính vì vậy bạn nên coi trẻ ở độ tuổi này giống như các bệnh nhân đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn là những đứa trẻ ngang bướng. Trẻ cần sự giúp đỡ của chúng ta, chứ không phải sự cáu giận hay hình phạt. Và trong khi chúng ta trải qua cảm giác căng thẳng, sợ hãi hay các cảm xúc mãnh liệt khác, các hành vi do nội tâm thôi thúc sẽ gia tăng.

Không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các phụ huynh liên hệ với tôi đều là những người mới sinh con, hoặc sắp sinh con, hoặc đang đối mặt với những thay đổi lớn liên quan đến các con. Thật không may, trẻ lên ba chưa có khả năng chia sẻ cảm xúc về các tình huống này. Thay vào đó, có thể trẻ sẽ hét thật to: “Không!” khi cha mẹ đưa ra hướng dẫn, hoặc lăn ra ăn vạ vì chúng ta không cho con ăn thêm một chiếc bá Đó là lý do khiến chúng ta không nên đánh giá các phản ứng thái quá này của con; thay vào đó, hãy cố gắng thấu hiểu và hoan nghênh các phản ứng đó. Thay vì u sầu, chán chường khi con la hét, hãy cố gắng nhớ rằng đó chỉ là hành vi giúp con thể hiện nỗi buồn nào đó sâu xa hơn.

2. Tích cực (hoặc ít nhất là bớt tiêu cực hơn)

Đón nhận sự mâu thuẫn và cảm xúc mạnh mẽ của con. Rất nhiều người trong số chúng ta cho rằng cảm xúc mạnh mẽ của con là không thể chấp nhận, và họ sợ phải đối mặt với mâu thuẫn. Thật không may, quan điểm này khiến cha mẹ không thể giữ bình tĩnh với trẻ, trong khi trẻ cần phải bất đồng ý kiến với chúng ta và cần được cảm thấy an toàn khi bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ của bản thân. Là cha mẹ, thay đổi quan niệm này là một trong những thử thách lớn nhất, nhưng cũng sẽ đem đến nhiều tự do nhất.

Chúng ta sẽ dần dần tạo ra sự thay đổi này khi học cách công nhận quan điểm của con (đối với phần lớn chúng ta, đây là điều cuối cùng chúng ta muốn làm khi đang mâu thuẫn với con!). Bạn phải tạo được niềm tin cho con rằng con hoàn toàn có thể muốn thứ con muốn, ngay cả khi chúng ta không cho con thứ đó. Bất kể quan điểm của con có bất công hoặc nực cười ra sao, chúng ta cũng không được ép buộc, tranh luận và bình phẩm về quan điểm đó.

3. Đặt ra sự kỳ vọng phù hợp.

Có quan điểm rõ ràng sẽ giúp cha mẹ biết mình nên kỳ vọng điều gì. Chúng ta sẽ không bị sửng sốt hoặc có cảm giác bị xúc phạm khi con không chịu nghe theo những chỉ dẫn của chúng ta, khi con liên tục khiến chúng ta bực bội hoặc liên tục đòi hỏi. Điều mà con thực sự muốn là bùng nổ. Trong những năm tháng đầu đời này, sự kỳ vọng hợp lý nhất của chúng ta sẽ trở nên bất hợp lý. Chờ đợi sự điên rồ, rối loạn sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát cảm xúc hơn.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago