Khi Con Đi Mẫu Giáo
“Không biết đã có bao nhiêu bậc phụ huynh chỉ vì chuyện cho con đi học mẫu giáo mà phải cảm thấy đau đầu, lo lắng và bận tâm. Đầu tiên họ không ngừng nghe ngóng xem trường mẫu giáo nào mới thích hợp với con, trường mầm non kiểu truyền thống tốt hơn hay trường mầm non kiểu thực nghiệm tốt hơn. Trường công lập tốt hơn hay trường dân lập tốt hơn. Trường ở gần nhà nhưng lại không có tiếng tăm, trường cách xa nhà thì sợ trẻ đi lại vất vả. Đến khi khó khăn lắm mới tìm được một ngôi trường để gửi con đi học, lại sợ môi trường sống của trẻ bị thay đổi đột ngột, khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm và khó thích ứng. Từ trước đến nay trẻ chưa từng sống xa cha mẹ, bây giờ đi học mẫu giáo con sẽ ăn thế nào? Ngủ ra sao? Nếu gặp khó khăn có thể chịu được không? Con có biết nhờ cô giáo giúp đỡ không? Sao con có thể trải qua một ngày dài như vậy chứ? Các giáo viên có chăm sóc tốt không? Ở nhà trẻ con có bị bắt nạt không? Có bị giáo viên trách phạt không? Nếu gặp vấn đề thì con phải làm thế nào? Ngộ nhỡ không hợp với giáo viên, cha mẹ lại tiếp tục tính toán, suy nghĩ xem làm thế nào để chuyển trường cho con, và chuyển đến trường nào? Một lần nữa họ lại bị rơi vào tình cảnh lo âu, phiền phức, thật đúng là ăn không ngon ngủ không yên.
Lẽ nào những đứa trẻ của chúng ta không thể không đi học mẫu giáo sao? Chúng ta nên lựa chọn ngôi trường như thế nào cho trẻ? Lúc trẻ đi học chúng ta cần giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn khi mới bước chân vào môi trường mầm non như thế nào? Khi nghe thấy những chuyện kinh khủng, đáng sợ xảy ra ở các trường mầm non, chúng ta nên làm gì để có thể yên tâm gửi gắm con mình đi học?
Có rất rất nhiều gia đình phải trải qua cả niềm vui lẫn nỗi buồn khi cho con đi học mẫu giáo, trong đó những vấn đề mà mỗi một gia đình gặp phải có thể giống hoặc khác nhau. Vì vậy lựa chọn trường mầm non như thế nào, tuy không phải là chuyện quan trọng nhất đối với cả cuộc đời trẻ, nhưng cũng tuyệt đối không phải là chuyện nhỏ. Làm thế nào để trẻ xây dựng được nhân cách lành mạnh, rèn luyện được khả năng tập trung lâu dài, bồi dưỡng những năng lực mang tính xã hội tốt ngay từ những năm đầu đời, để tương lai có thể trở thành một cá nhân ưu tú, xây dựng được tính tự lập, lòng tự tin và tính tự tôn, tất cả những điều này đều liên quan đặc biệt đến giai đoạn đi học mẫu giáo của trẻ.” (Lý Diệu Nhi)
Bạn đã đang và sẽ là những bậc cha mẹ. Nếu bạn cũng mang trong mình những băn khoăn kể trên trong việc lựa chọn trường học đầu đời cho thiên thần nhỏ của mình, cuốn sách “Khi trẻ đi mẫu giáo” sẽ giúp bạn tìm ra một hướng lựa chọn phù hợp nhất. Không giống như những cuốn sách dạy kỹ năng thông thường “Khi trẻ đi mẫu giáo” truyền tải nội dung của nó thông qua lời tâm sự của một bà mẹ, kết hợp với lời khuyên của tác giả sau mỗi tình hướng xảy ra. Điều này đem đến một góc nhìn gần gũi, chân thành với người đọc. Đối với tác giả Lý Diệu Nhi, thành công lớn nhất mà cuốn sách của bà có thể đem lại là giúp các bậc phụ huynh “xóa bớt được những lo lắng, ưu phiền” và “nhận ra được làm thế nào để trẻ có được sự phát triển toàn diện, lành mạnh”.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…