Tác giả: Thích Tâm Minh
Suốt hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại cho thế giới nhiều di sản văn hóa to lớn vô giá mà cho tới nay dù đã nỗ lực rất lớn con người vẫn chưa khai thác hết. Trong số đó, văn học Pàli Phật giáo Thượng tọa bộ là một kho báu phong phú, đóng góp rất lớn cho nhân loại trên nhiều lĩnh vực.
Nhờ tấm lòng nhiệt thành mộ đạo của dân chúng Tích Lan và tính hải đảo của xứ sở này mà nhân loại ngày nay đã có thể tiếp xúc với những lời dạy của Đức Phật và các Thánh giả Phật giáo Ấn Độ một cách khá chân xác, bên cạnh các truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng ít nhiều mang sắc thái bản địa hóa. Các biên niên sử Tích Lan viết bằng tiếng Pàli giúp xác định các truyền thống Phật giáo Ấn Độ và Tích Lan cùng nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử của hai quốc gia này. Nhiều công trình sớ giải Pàli đồ sộ của các luận sư nổi tiếng như Buddhadatta, Buddhaghosa, Dhammapàla… giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề về giáo lý, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến văn hóa, học thuật cũng như nhiều vấn đề về lịch sử Ấn Độ và Tích Lan cổ đại.
Văn học Pàli cũng gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Thượng tọa bộ tại một số quốc gia Đông Nam châu Á mà trong lịch sử đã từng có những đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của các quốc gia này trên nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, văn học Pàli đóng vai trò rất lớn đối với nhiều nền văn hóa ở châu Á và ảnh hưởng của nó vẫn còn sâu sắc và sống động trong đời sống con người và xã hội tại nhiều quốc gia. Thật khó mà lượng hết tiềm năng to lớn của kho tàng văn học này đối với đời sống con người một khi được nghiên cứu đầy đủ và vận dụng đúng, bởi lẽ nó chứa đựng nhiều tinh hoa Phật giáo xuất phát từ nền tảng những lời dạy thánh thiện của bậc Đại giác.
Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, Phật giáo Việt Nam không có cơ duyên tiếp thu nền văn học này ngay từ những buổi đầu lịch sử. Việt Nam có tuyến đường biển thông giao trực tiếp với Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á từ rất sớm. Có lẽ cũng có một vài trường hợp cá biệt trong đó tăng sĩ Phật giáo Việt Nam đọc được các tác phẩm tiếng Sanskrit hoặc tiếng Pàli nhưng quy mô dịch thuật và truyền bá không lớn. Phần lớn những gì Phật giáo Việt Nam tiếp thu được đều thông qua ngã Trung Hoa. Chính vì lẽ đó mà cho đến nay văn học Pàli rất ít được biết đến ở Việt Nam.
Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là quốc gia có khả năng dung hóa và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Nếu vậy, việc giới thiệu và phổ biến rộng rãi một nền văn học không mới nhưng cũng không cũ như văn học Pàli cho người Việt âu cũng là một dịp hay để người Việt chúng ta có thêm sự hiểu biết mà lọc lấy những gì thích hợp và cần cho mình.
CÔng tác dịch thuật và giới thiệu văn tạng Pàli đã được khuyến khích và thực hiện ở Việt Nam trong gần năm thập kỷ qua. Hy vọng công trình khảo cứu sơ lược này có thể góp thêm một vài thông tin tham khảo.
Vạn Hạnh, Mùa An cư, 2548
THÍCH TÂM MINH
Mục lục
Lời nói đầu.
Mục lục
Dẫn nhập
I. Sự cần thiết của việc nghiên cứu văn học Pàli
II. Cơ sở khảo cứu hay các nguồn tài liệu
III. Tình hình nghiên cứu văn hoc Pàli trên thế giới
IV. Công tác nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu văn học Pàli ở Việt Nam
V. Dự kiến công trình và phương pháp khảo cứu
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC PÀLI
CHƯƠNG I: VĂNHỌC PÀLI VỀ PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ
I. Cơ sở hình thành
II. Các kỳ kiết tập
III. Nguồn gốc và sự phát triển
IV. Công trình nghiên cứu và chú giải Tam tạng ở Tích Lan
V. Y nghĩa và tẩm quan trọng
CHƯƠNG II: NGÔN NGỮ PALI
CHƯƠNG III: Sự PHÂN LOẠI VĂN HỌC PÀLI
I. Luật tạng
II. Kinh tạng
III. Luận tạng
IV. Các tác phẩm hậu Kinh tạng xuất hiện trước thời kỳ sớ giải
V. Hai tác phẩm nổi tiếng bàn về Giải thoát đạo và Thanh tịnh đạo
VI.Các sớ giải về Tam tạng Pàli
VII. Sớ giải các tập Nettippakarana và Visuddhimagga
VIII. Các tác phẩm sử liệu
IX. Các tiểu sớ giải hay phụ chú
X. Các sách chỉ nam hay hợp tuyển
XI. Các thi phẩm
XII. Các tác phẩm vũ trụ học và ngữ pháp Pàli
PHẦN II: VĂN TẠNG PÀLI
CHƯƠNG IV: KINH TẠNG PÀLI
Kinh tạng Pàli: Đôi điều về lịch sử
Lược khảo 34 bài kinh Trường bộ (từ kinh số 1-13)
CHƯƠNG V: KINH TẠNG PÀLI
Lược khảo 34 bài kinh Trường bộ (từ kinh số 14-23)
CHƯƠNG VI: KINH TẠNG PÀLI
Lược khảo 34 bài kinh Trường bộ (từ kinh số 24-34)
CHƯƠNG VII: KINH TẠNG PÀLI
Lược khảo 152 bài kinh Trung bộ (từ kinh sô 1-10)
CHƯƠNG VIII: KINH TẠNG PÀLI
Lược khảo 152 bài kinh Trung bộ (từ kinh sô’ 11-20)
CHƯƠNG IX: KINH TẠNG PÀLI
Lược khảo 152 bài kinh Trung bộ (từ kInh 21-30)
PHỤ LỤC: TIỂU SỬ CÁC LUẬN SƯ BUDDHAGHOSA, BUDDHADATTA VÀ DHAMMAPÀLA
Buddhaghosa: Cuộc đời và sự nghiệp
Buddhadatta: Cuộc đời và sự nghiệp
Dhammapàla: Cuộc đời và sự nghiệp
THƯ MỤC THAM KHẢO
453 TRANG
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…