HƯỚNG DẪN TỐI ƯU HÓA CHUỖI CUNG ỨNG
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là sự tích hợp các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối và những yêu cầu, dự đoán, thu mua nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, xác định vị trí kho lưu trữ, hoàn thành đơn hàng và thậm chí cả dịch vụ vận tải, giao nhận… để phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi bắt đầu thu mua, sản xuất cho đến tay người dùng cuối cùng.
Vai trò:
SG Trading xin giới thiệu quyển sách Hướng Dẫn Tối Ưu Hóa Chuỗi Cung Ứng của tác giả Jay Fortenberry là một chuyên gia tài chính về chu kỳ tiền mặt, hàng tồn kho đã từng là lãnh đạo cao cấp về chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới như Honeywell, Toyota và John Deere, ông thường chịu trách nhiệm thiết kế và vận hành các mạng lưới cung ứng toàn cầu trên khắp thế giới. Hi vọng đây là một quyển sách giá trị giúp bạn đọc có thể vươn lên đẳng cấp chuyên gia về lĩnh vực chuỗi cung ứng.
CASE STUDY VỀ CHUỐI CUNG ỨNG CỦA APPLE
Được mệnh danh là “Chuyên gia Chuỗi cung ứng”, Tim Cook là người dẫn đầu trong những kế hoạch cắt giảm hao phí và đưa ra các tiêu chí theo dõi tồn kho nhằm hạn chế số lượng nhà cung cấp cũng như kho hàng, tinh giản và tối ưu hóa cả Chuỗi cung ứng của Apple.
Tim Cook có một niềm tin mãnh liệt rằng tồn kho là nguyên nhân chính làm giảm giá trị các sản phẩm công nghệ như Điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop. “Tồn kho là cội nguồn của tội ác” Tim Cook từng nhận định.
Vì giá trị của sản phẩm sẽ giảm 1-2% mỗi tuần trong lúc lưu kho, Tim Cook đã chia sẻ cách ông quản lý hàng tồn kho Apple: “Bạn phải coi nó như là sản phẩm bơ sữa, thời gian lưu kho chỉ làm gia tăng thêm vấn đề mà thôi.”
Theo Apple Insider: “Ngay từ những ngày đầu, Tim Cook đã ra lệnh đóng cửa 10 trong tổng số 19 kho hàng của Apple nhằm giảm số lượng tồn kho, đến tháng 9 năm 1998 (tức chỉ vài tháng sau khi ông gia nhập) thời gian tồn kho trung bình của Apple giảm từ 30 ngày xuống chỉ còn … 6 ngày.”
“Ngay khi nắm trong tay Chuỗi cung ứng của Apple, Tim Cook ngay lập tức giảm số lượng nhà cung cấp từ 100 xuống chỉ còn 24, ép các công ty còn lại phải “đấu đá” lẫn nhau để giành được đơn hàng”, theo San Oliver từ Apple Insider.
Tuy hiện tại số lượng nhà cung cấp cho Apple đã lên tới hơn 785 đối tác khắp 31 nước. Nhưng Apple dưới thời Tim Cook vẫn liên tục áp dụng các chiến thuật hợp tác chứ không đơn thuần chỉ là quan hệ mua bán.
Theo danh sách nhà cung cấp chính thức của Apple vào năm 2015, 97% chuỗi cung ứng của Táo khuyết (bao gồm cả thu mua, sản xuất và lắp ráp) chỉ nằm trong tay 200 đối tác trọng điểm. Điều này đồng nghĩa với việc 585 nhà cung cấp còn lại chỉ được hưởng 3% miếng bánh Apple, tạo nên một áp lực cạnh tranh khổng lồ.
Đối với các nhà cung cấp chính, Apple luôn ưu tiên ký các hợp đồng dài hạn và sử dụng nguồn tiền mặt “dư dả” của mình để đặt cọc trước nhằm thương lượng các chi phí thấp nhất và số lượng dự trữ lớn nhất có thể.
Chiến thuật hợp tác trên cho phép Apple:
– Giảm thiểu rủi ro sản xuất, đảm bảo doanh thu không bị mất vào tay đối thủ.
– Linh hoạt gia tăng sản lượng bằng cách “chia” nhỏ ra cho nhiều đối tác.
– Khuyến khích cả nhà cung cấp lớn và nhỏ liên tục cạnh tranh với nhau.
– Ký các hợp đồng “độc quyền” nhằm hạn chế đối thủ có thể mở rộng khả năng sản xuất.
Khả năng dự đoán “đỉnh cao”
Với số lượng sản phẩm khiêm tốn của mình (Apple chỉ có 26.000 sản phẩm vào năm 2013, rất thấp so với mặt bằng chung), Tim Cook và đội ngũ dự báo luôn hướng tới việc đưa ra những con số chính xác nhất có thể. Từ số lượng đơn đặt trước của mình, Apple kết hợp với những cuộc khảo sát người dùng, vòng đời của iPhone có mặt trên thị trường, và nhiều số liệu không được công bố khác để dự đoán số lượng “táo” cần được sản xuất trong mỗi 150 ngày tới.
Tiến xa hơn thế, không chỉ dự đoán số lượng sản phẩm bán ra, Apple còn nghiêm túc xem xét các công nghệ mà các đối thủ đang theo đuổi và có thể ra mắt ngay trong năm tới. Bằng các dự báo này, Apple sẽ chủ động thương thuyết các hợp đồng dài hạn để giảm thiểu hơn nữa chi phí đầu vào, và xa hơn nữa là “giành” trước khả năng sản xuất của các nhà cung cấp, giảm thiểu lượng nguyên vật liệu có thể đến tay đối thủ.
Đặt sách để nâng cao kiến thức về lĩnh vực Chuối Cung Ứng!
SG Trading
————————————————————-
MỤC LỤC
1. CON NGƯỜI LÀ ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU VÀ TRUNG TÂM TRONG BA YẾU TỐ CON NGƯỜI – QUI TRÌNH – CÔNG CỤ
2. CÁCH THỨC DOANH NGHIỆP LẬP KẾ HOẠCH CHUỖI CUNG ỨNG
3. LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG, HÀNG TỒN KHO VÀ VẬN HÀNH SIOP
4. QUẢN TRỊ DANH MỤC SẢN PHẨM
5. LẬP KẾ HOẠCH NHU CẦU VÀ TIỀN MẶT CƠ SỞ SIOP
6. HOẠCH ĐỊNH CUNG ỨNG VÀ TIỀN MẶT
7. ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG SẢN XUẤT TOYOTA ĐẾN TIỀN MẶT
8. TÌM KIẾM NGUỒN HÀNG VÀ TIỀN
9. LOGISTIC VÀ TIỀN MẶT
10. THƯƠNG MẠI, TUÂN THỦ VÀ TIỀN MẶT
11. CHẤT LƯỢNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ THÀNH CÔNG
12. TÍNH LIÊN TỤC TRONG KINH DOANH VÀ AN NINH CHUỖI CUNG ỨNG
13. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU
14. XÂY DỰNG MỘT BỘ MÁY NĂNG SUẤT
15. CÔNG CỤ, CÔNG NGHỆ VÀ TIỀN MẶT
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…