Categories: Sách văn học

Hồi Ký Tù Binh Thương Trường

Hồi Ký Tù Binh Thương Trường

Hồi ký TÙ BINH THƯƠNG TRƯỜNG kể về sự kiện doanh nhân Nguyễn Phước Bửu Huy (tên thường gọi: Bửu Huy) đã bị Interpol Bỉ bắt khi tham dự Hội chợ Thủy sản châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cá Tra, cá Basa Việt Nam và các doanh nghiệp cá Catfish Mỹ đã dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa chấm dứt và còn gây ra nhiều cản trở, khó khăn cho việc mở rộng thị trường cá Tra tại Mỹ.

Tác giả là một trong những người thuộc thế hệ tiên phong, đã góp phần mở đường đưa sản phẩm cá Basa, cá Tra từ một loài cá bản địa vô danh trở thành sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường không thua kém gì trên chiến trường. Những rủi ro do sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và người nuôi cá bao phen vất vả, khó khăn thăng trầm. Không ít người đã bị phá sản, vỡ nợ, phải bỏ trốn, thậm chí bị tù đày vì con cá Tra này. Trong số đó, doanh nhân Bửu Huy cũng đã chịu đắng cay khi bị Tòa án Mỹ cáo buộc nhầm lẫn về gian lận tên gọi sản phẩm, để rồi phải bị bắt như một “tù binh” và bị giam giữ 134 ngày trong nhà tù Vương quốc Bỉ.

Hồi ký nói rõ những sự kiện dẫn đến “cuộc chiến thương mại” mà đỉnh điểm là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ () đã áp thuế chống bán phá giá (CBPG) lên sản phẩm fillet cá Tra vào đầu năm 2003.

Những hệ lụy của nó tiếp tục kéo dài suốt 20 năm qua (2003 – 2023). Tuy thuế CBPG nay đã trở thành một thứ “thông lệ” của chủ nghĩa bảo hộ, nhưng nó vẫn còn tiếp tục là rào cản thương mại cho các doanh nghiệp cá Tra Việt Nam.

Hồi ký còn đề cập đến trách nhiệm bảo hộ công dân của nhà nước Việt Nam khi xảy ra sự kiện bắt giữ Bửu Huy tại Hội chợ Thủy sản quốc tế châu Âu. Đây là cuộc đấu tranh pháp lý cam go, quyết liệt trong bối cảnh Việt Nam bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới từ những năm 2000.

Tác giả mong muốn một ngày không xa, “cuộc chiến thương mại” này sẽ đến hồi kết thúc. Chấm dứt việc áp thuế CBPG phi lý nói trên để thiết lập sự hợp tác thân thiện, bình đẳng giữa những người nông dân nuôi cá, các doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá Tra Việt Nam cùng với Hiệp hội cá Catfish Mỹ (Catfish Farmers of America – CFA) và các doanh nghiệp thủy sản Hoa Kỳ.

Đây là một cuốn sách có nhiều sự kiện liên quan đến quá trình phát triển của ngành cá Tra Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin về sự kiện trên và những kinh nghiệm nghề nghiệp qua từng giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời của doanh nhân Bửu Huy. Hy vọng đây là một cuốn sách hay cho các bạn đọc.

Chia sẻ về cuốn sách, tác giả Nguyễn Phước Bửu Huy cho biết:

Chú tôi – ông Ưng Tiếu, lúc còn sống, từng khuyên tôi: “Cháu không nên khơi lại đống tro tàn, những gì của quá khứ đau buồn thì hãy quên đi”. Đã 17 năm trôi qua, tôi cũng không muốn nhắc lại, vì muốn để cho nó chìm dần vào quên lãng. Tuy nhiên, nhiều bạn bè, người thân hay hỏi tôi về những ngày đen tối nhất của cuộc đời trong nhà tù xứ Bỉ. Các bạn ấy muốn biết sự thật lý do tại sao tôi bị Interpol Bỉ bắtNULL Về cuộc sống, sinh hoạt trong nhà tù Bỉ. Họ đã đối xử với tù nhân ra sao? Tại sao tôi lại được chính phủ Bỉ trả tự do? Phản ứng của phía Mỹ khi đó như thế nào? Sự can thiệp, bảo hộ công dân của Chính phủ Việt Nam ra sao? Thiệt hại vật chất, tinh thần đối với công ty và gia đình tôi? Có người còn hiểu sai vụ việc, cho rằng tôi đã phạm tội nên mới bị Tòa án Mỹ ra lệnh bắt.

Quả thật, bất đắc dĩ tôi đã bị rơi vào hoàn cảnh tù tội như là số mệnh. Phải chăng do cái nghiệp của m.ình? Qua hơn một thập kỷ, đã vơi đi nhiều nỗi đau buồn, trong ký ức chỉ còn đọng lại những kỷ niệm, niềm vui, tình cảm con người, gia đình, người thân và bạn bè khi nhìn lại quãng đời m.ình đã đi qua.

Sự kiện bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính Tập đoàn Viễn thông Technologies của Trung Quốc, bị Mỹ ra lệnh bắt tại Canada vào năm 2018 để dẫn độ về Mỹ xét xử vì tội “đánh cắp công nghệ và vi phạm lệnh cấm vận thương mại” xem ra rất mơ hồ. Vụ án này khiến tôi nhớ lại trường hợp của m.ình đã xảy ra cách đây 17 năm về trước. Xét về bản chất, vụ án của bà Mạnh và vụ của tôi thật khác nhau. Một vụ là do họ cố tình “chơi nhau”, còn một vụ là do sự cáo buộc nhầm lẫn. Nhưng hai sự kiện này xảy ra khá giống nhau do phía Mỹ muốn bắt giữ “tù binh” của đối phương trong một cuộc cạnh tranh thương mại.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh, đấu đá nhau trong thương trường cũng giống như trên chiến trường. Thay vì cuộc chiến bằng s.úng đạn, tuy không đổ máu, nhưng cuộc chiến thương mại giữa các doanh nghiệp cá Tra và cá Catfish cũng không kém phần quyết liệt. Hiệp hội cá Catfish Mỹ (Catfish Farmers of America – CFA) đã tung ra những đòn tấn công liên tục nhắm vào đối phương để bảo vệ quyền lợi của họ. Viện nhiều lý do, nào là cá nuôi trong môi trường dơ bẩn, nào là giành độc quyền tên gọi catfish, cho đến việc kiện tụng pháp lý mang tính chính trị, CFA viện cớ rằng Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường để cáo buộc các doanh nghiệp cá Tra bán dưới giá thành sản xuất, gây thiệt hại vật chất cho họ. Cuối cùng, phải áp thuế chống bán phá giá (CBPG) một cách phi lý lên sản phẩm cá Tra. Từ đó, đã dẫn đến việc tôi bị cáo buộc nào là cố tình làm sai nhãn hiệu, nhằm trốn thuế CBPG và họ đã yêu cầu Interpol Bỉ bắt tôi làm “tù binh” trong cuộc chiến ấy. Lúc đó, câu chuyện không còn là một sự kiện cá nhân mà nó đã trở thành sự kiện được cả nước quan tâm vì đang trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế thế giới.

Khi vụ án của tôi xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đình đám trong bối cảnh có nhiều sự kiện quan trọng như: Việt Nam đang đàm phán tích cực để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); đoàn Thủ tướng Chính phủ sang tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 6 (Asia-Europe Meeting-ASEM 6), diễn ra tại Helsinki, Phần Lan (10-11/9/2006); và Hội nghị cấp cao về Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương – APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) lần thứ 14, lần đầu được tổ chức tại Hà Nội (11/2006), với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Có những sự việc tạo nên niềm hãnh diện, nhưng đồng thời cũng có những sự việc tạo nên “dấu ấn” sâu sắc trong sự nghiệp của mỗi con người. Để ghi lại những sự kiện đó, giải đáp những nghi vấn, thắc mắc, đã thôi thúc tôi viết Hồi ký này.

Qua sự kiện này, tôi muốn nói về sự bảo hộ công dân của Nhà nước Việt Nam. Không bao che cho những hành vi sai trái của doanh nghiệp, nhưng sẵn sàng bảo vệ công dân khi có sự cố ở nước ngoài. Trong đó, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, Hiệp hội VASEP và sự đóng góp quý báu của những người liên quan trong cuộc đấu tranh pháp lý để đòi lại quyền tự do, sự công bằng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Sau khi tôi trở về Việt Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2006, Tòa án Bắc Florida đã đưa vụ án PSI/PTI ra xét xử. Danny Nguyễn, đại diện chủ nhân, đã nhận tội cố ý làm sai nhãn hiệu và đã bị Tòa tuyên án 51 tháng tù giam, 3 năm quản chế, nộp phạt 1.139.275USD.

Mãi đến 5 năm sau, khi các luật sư của tôi đệ đơn kiến nghị đến Tòa án, ngày 04 tháng 8 năm 2011, Tòa án Bắc Florida và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra lệnh hủy bỏ tất cả cáo trạng buộc tội tôi và công ty AFIEX. Đồng thời, xóa tên tôi vĩnh viễn trên mạng truy nã của Interpol quốc tế. Sứ quán Hoa Kỳ sau đó còn cấp visa để tôi có thể sang Mỹ và đi lại các nước trên thế giới một cách bình thường. Thiết nghĩ, họ cũng đã thừa nhận sự nhầm lẫn trong việc bắt giữ, buộc tội tôi. Điều đó giúp tôi phần nào lấy lại niềm tin vào sự công bằng của luật pháp Hoa Kỳ.

TÙ BINH THƯƠNG TRƯỜNG – với tựa đề hồi ký này, tôi không muốn làm điều gì ảnh hưởng đến mối quan hệ bang giao đang ngày càng tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trái lại, tôi rất vui mừng và mong muốn vun đắp cho những thành quả mà hai bên đã đạt được. Tôi luôn mong muốn chấm dứt hoàn toàn “cuộc chiến thương mại” vẫn còn dai dẳng giữa những doanh nghiệp nghề cá. Tôi mong ước tạo lập sự hợp tác thân thiện, bền vững giữa các hiệp hội, giữa những người nuôi cá Catfish Mỹ và cá Tra Việt Nam.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đến tất cả mọi người, các cơ quan, đoàn thể đã tận tình giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, khuyên bảo, đầy tình cảm con người. Trải qua thời gian, đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, giúp tôi vượt qua mọi nghịch cảnh, thử thách để có được sống yên bình ngày hôm nay.

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Nguyễn Phước Bửu Huy, còn gọi là Bửu Huy. Sinh ngày 13/1/1957 tại Thành phố Huế. Từ nhỏ học tiểu học tại Trường Providence (Thiêu Hựu) – Huế.

Năm 1968, theo gia đình vào Đà Nẵng. Học Trường Trung học Phan Thanh Giản, rồi Trung học Phan Châu Trinh.

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP HCM), khoa Thủy sản, là khóa đầu tiên sau 1975 (TSKI – 75).

Năm 1981, ra trường với bằng cấp Kỹ sư Thủy sản. Về làm việc tại Công ty Thủy sản An Giang. Phó Đội trưởng Đội Nuôi cá bè tại Châu Đốc.

Năm 1983, chuyển về Sở Thủy sản An Giang. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Xây dựng cơ bản. Phụ trách công tác xây dựng cơ bản. Tham gia nhiều công trình xây dựng cơ sở sản xuất, khai thác, phát triển ngành thủy sản địa phương, xây dựng nhà máy đông lạnh đầu tiên của tỉnh An Giang (1985 – 1986).

Năm 1986, làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh, thuộc Công ty Thủy sản An Giang. Tiếp cận kỹ thuật fillet từ chuyên gia Australia.

Năm 1991, làm trợ lý Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông Thủy sản An Giang (AFIEX). Tham gia khai mở thị trường sản phẩm fillet cá Basa, cá Tra.

Năm 1995, làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX). Tham gia Hội đồng quản trị và điều hành một số liên doanh nước ngoài (IFC – Philippines; Silver Wing – Australia; Golden Resource – Viet Nguyên – Hong Kong).

Năm 2000, tham gia xây dựng và làm Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh Afiex Seafood của AFX. Đóng góp vào công cuộc mở rộng, phát triển thị trường cá Basa, cá Tra.

Tháng 5/2006, bị bắt tại Brussels, Vương quốc Bỉ trong khi tham dự hội chợ Thủy sản châu Âu (ESE).

Năm 2008, chính thức rời AFX. Tham gia xây dựng nhà máy đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến & Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II, tại tỉnh Đồng Tháp. Sau khi công trình hoàn thành, đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc công ty này cho đến lúc nghỉ hưu năm 2016.

Trích đoạn sách “Tù binh thương trường”

Sáng sớm ngày 21/9/2006, Hùng được trả tự do.

“Ra tù lần này cháu cố gắng làm lại cuộc đời, chúc cháu may mắn” – tôi dặn dò nó lúc chia tay.

“Cảm ơn chú, hôm nay chắc chú cũng được thả ra. Cháu chào chú, cháu đi trước nhé”nó nhìn tôi lần cuối nói.

Hùng ra đi, căn xà lim trở nên trống vắng, xếp mấy đồ dùng cần thiết vào bốn cái túi xốp, một m.ình tôi nằm buồn thiu nghĩ ngợi. Đến trưa, họ phát phần ăn, mấy củ khoai tây luộc, miếng cà chua độn thịt bằm. Tôi cố gắng ăn lấy sức, thầm nghĩ: “Đây là bữa ăn cuối cùng của m.ình trong tù”. Ăn xong nằm xem TV, rồi thiu thiu ngủ.

Khi mở mắt thức dậy, nhìn đồng hồ đã gần xế chiều, tôi lo lắng: “Sao đến giờ này mà không nghe động tĩnh gì? Liệu có chuyện gì trục trặc giờ phút chót hay không?”. Vừa lúc đó, tiếng tiếng khóa lách cách mở của, tôi thầm mừng đón tin vui. Nhưng không, họ dẫn vào một gã tù mới, hắn tên Haji. Tôi chỉ chỗ nằm của thằng Hùng, cho hắn mấy gói thức ăn còn thừa. Lòng buồn thất vọng suy nghĩ: Đã hơn 5 giờ chiều rồi mà sao vẫn chưa thấy tin gì?

Thình lình, lại có tiếng khóa mở cửa, gã quản giáo ốm, đeo kính trắng xuất hiện, cầm trên tay bộ quần áo vest đen của tôi, gã nói ngắn gọn: “Monsieur Buu, libéré!” (Ông Bửu, được tự do!”).

Chỉ kịp nghe như vậy, tôi mừng quá reo lên: “Libéré! Libéré!”. Tôi nhảy vào ôm luôn gã. Tôi nhận lại bộ áo vest đen trên tay gã. Thằng Haji đang lui cui sắp xếp đồ đạc, cũng buột miệng la lên:

“C’est bien, tu as libéré” (Tốt lắm, mày được trả tự do rồi).

“Moi libéré! Oh, je t’aim, liberation!” (Tao được tự do! Ôi tự do, tao yêu mày!) – dù chỉ mới quen được ít phút, tôi ôm luôn hắn la to.

Hai tiếng “Tự do” vừa xúc động, vừa thiêng liêng

Năm 2022, khi có dịp về thành phố Châu Đốc, tôi vui mừng nhìn thấy một tượng đài cá Tra, cá Basa bằng kim loại, cao 14m, đã được dựng bên ngã ba sông nhìn ra dòng Hậu Giang. Biểu tượng cho sự nỗ lực cống hiến biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt của người dân nơi đây để có được thành quả như ngày hôm nay.

Hình dáng tượng đài thể hiện một con cá Basa (chị) to đang phóng m.ình lên bầu trời cao, con cá Tra (em) lượn quanh bên dưới, cùng chín con cá Tra (con) tượng trưng cho chín nhánh của dòng sông Cửu Long. Có lẽ, đây là tượng đài vật thể cá độc đáo tại Việt Nam để tôn vinh hai loài cá này.

Nhìn lại chặng đường gian nan của cá Tra, cá Basa vươn ra thế giới trong suốt hai thập niên qua, đó là một quá trình kiên nhẫn bền bỉ của các doanh nghiệp, người nông dân, các nhà khoa học, các cấp chính quyền và cuối cùng là khách hàng trên thế giới, đã khẳng định giá trị tồn tại của sản phẩm này.

Với tôi, trải qua mấy chục năm tung hoành khắp miền Tây sông nước và đi nhiều nơi trên thế giới; góp công sức nhỏ bé của m.ình giải quyết các vấn đề con giống, kỹ thuật nuôi, chế biến, tham gia khai mở thị trường, đưa con cá Basa, cá Tra, từ “vô danh tiểu tốt” trở thành sản phẩm được ưa chuộng trên thế giới, đó là một niềm tự hào lớn.

Hai con cá này đã theo tôi suốt chặng đường tạo dựng sự nghiệp. Nó đã đem lại cho tôi nhiều nụ cười, nhưng cũng không ít đắng cay và nước mắt. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên hai con cá “quái quỷ” này cho đến hết cuộc đời.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

12 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

12 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

12 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

12 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

12 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

12 tháng ago