Categories: Sách lịch sử

Hoàng Việt toát yếu luật lệ toát yếu diễn ca

Hoàng Việt Luật Lệ Toát Yếu Diễn Ca

Trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, có một mảng sách được đông đảo bạn đọc và các nhà nghiên cứu đặc
biệt quan tâm, đó là các văn bản về điện chế và pháp luật thời phong kiến.

Hiện nay, kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ khá nhiều tư liệu rất có giá trị về điển chế và pháp luật do các nhà lập pháp thời phong kiến nước ta soạn thảo, như Quốc triều hình luật, Thiên Nam du hạ tập, Hồng Đức thiện chính thư, Quốc triều chiểu lệnh thiện chính, Quốc triều khi tụng điều lệ, Quốc triều quan thể Các văn bản này đã trở thành công cụ hữu hiệu cho việc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam. Thông qua các văn bản này, có thể tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, luật pháp, văn hóa xã hội, nhằm góp phần vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện đại.

Trong lịch sử sử dụng và lưu truyền chữ Hán chữ Nôm, gần như đã có một sự tách bạch rõ ràng: chữ Hán được dùng trong các văn bản mang tính quan phương (trong đó có các văn bản pháp luật), chữ Nôm dùng trong các văn bản mang tính bình dân, như gia phả, hương ước, hoặc thơ ca (đặc biệt là thơ lục bát, thơ diễn ). Vào khoảng thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều văn bản luật ghi bằng chữ Nôm, hoặc văn bản luật bằng chữ Hán được diễn sang chữ Nôm (theo thể diễn ca). Có thể kể tên một vài văn bản luật được ghi bằng chữ Nôm như: Bản tiểu lệ định, Bắc kỳ dân luật tân sơn, Bắc kỳ địa dư lược sao, Bắc kỳ hộ tịch quy điều, Bắc kỳ quan chế nghị định, Đại Nam luật lệ Sự xuất hiện của các văn bản luật lệ ghi bằng chữ Nôm đã khẳng định hai điều:

Thứ nhất, nền chính trị pháp quyền đương thời khá mạnh, việc tuân thủ pháp luật đương thời được phổ cập rộng rãi;

Thứ hai, địa vị của chữ Nôm được khẳng định, được chính thức sử dụng trên phương diện quan phương. Hoàng Việt luật lệ là bộ luật chiếm vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam thời phong kiến, Bộ luật này đã tiếp thu được những thành quả của nền pháp luật thời Lê và Đại Thanh luật lệ để trở thành một bộ luật mang tính chất khuôn mẫu, là một trong những bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác phẩm này được diễn ra chữ Nôm với tên Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca. Điều đó lý giải sự cần thiết cũng như đóng góp của tác phẩm cho khoa học và cho thực tiễn.

Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca: Khảo cứu – Phiên âm – Chi giải gồm hai nội dung lớn; Phần Khảo cứu, tác giả đã trình bày về tổng quan các tác phẩm luật lệ, mối quan hệ giữa Hoàng Việt luật lệ và Quốc triều hình luật, khảo cứu kỹ lưỡng giá trị nội dung cũng như văn tự được ghi chép trong đó. Phần Phiên âm – Chú giải, tác giả đã phiên âm và chú giải tường tận toàn bộ nội dung của Hoàng Việt luật lệ toát yếu điện ca.

Với những giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn của công trình, cũng như những kết quả đã đạt được trong công tác khảo cứu văn bản, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca: Khảo cứu – Phiên âm – Chú giải do TS. Phạm Ngọc Hường thực hiện.

PGS.TS. Lã Minh Hằng
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago