Harvard Business Review
Quản lý nguồn lực con người cần phải được ưu tiên ở mức độ ngang hàng với vị thế mà quản lý nguồn lực tài chính đã có được hồi thập niên 80 – thời kỳ của các “siêu CFO” và quá trình tái cấu trúc để cạnh tranh nghiêm túc bắt đầu. Đã tới lúc để bộ phận nhân sự có được bước nhảy vọt và trở thành cộng sự đắc lực cho CEO, tương tự như việc giám đốc tài chính (CFO) hỗ trợ CEO điều hành doanh nghiệp bằng cách huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, giám đốc nhân sự (CHRO) cũng cần hỗ trợ CEO bằng cách phát triển và phân bổnhân tài, đặc biệt là những vị trí quan trọng, đồng thời đóng góp để giải phóng tối đa tiềm năng của tổ chức.
Lời giới thiệu
Các nhà lãnh đạo đều biết rằng phải dựa vào nguồn lực con người để giúp doanh nghiệp vươn tới thành công. Bản thân các doanh nghiệp không tạo nên giá trị, nhưng con người thì có. Những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nhân sự đã đưa ra kết luận rằng các CEO luôn coi nguồn lực con người là thách thức lớn nhất, tuy nhiên họ chỉ xếp bộ phận nhân sự ở vị trí quan trọng thứ tám hay thứ chín trong công ty. Điều này chắc chắn cần phải thay đổi, đã tới lúc để bộ phận nhân sự có được bước nhảy vọt và trở thành một trong những yếu tố cốt lõi để kiến tạo nên thành công bền vững của doanh nghiệp, đúng như câu nói hết sức thú vị và đầy tính dự cảm của ba tác giả nổi tiếng Ram Charan, Dominic Barton và Dennis trong cuốn sách: “Quản lý nguồn lực con người cần phải được ưu tiên ở mức độ ngang hàng với vị thế mà quản lý nguồn lực tài chính đã có được hồi thập niên 80 – thời kỳ của các “siêu CFO” và quá trình tái cấu trúc để cạnh tranh nghiêm túc bắt đầu.” Trận đại dịch Covid-19 đã đảo lộn cả thế giới, xoá đi những lề thói quen thuộc đầy vội vã và hời hợt về công tác Nhân sự trong thời gian thịnh vượng mà các Doanh nghiệp đã bỏ qua.
Bộ phận nhân sự hiện đại phải đáp ứng được rất nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản chuyển từ ngôn ngữ “nhân sự” sang “điều hành con người”. Nó cần phải có những khả năng và kỹ năng chuyên môn rộng lớn hơn so với ngành nhân sự trong quá khứ – giờ đây chúng ta cần phải biết cách giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, từ chống quấy rối tình dục, phát triển công nghệ tuyển dụng cho đến khả năng nhạy bén đối với doanh nghiệp và ngành nghề để có thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhân tài, tạo động lực cho nhân viên và gắn kết đội ngũ đã, đang và sẽ trở thành một câu hỏi cực kỳ hóc búa mà bất cứ doanh nghiệp nào, dù là những ông lớn đã có vị thế vững chãi trong ngành hay các startup đang tìm đường phát triển, đều phải tìm ra lời giải nếu muốn sinh tồn trong kỷ nguyên sóng gió này, đặc biệt là trong những bối cảnh bất trắc như đại dịch Covid-19 – khi mà mọi công việc sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng đình đốn và làm đảo lộn mọi kế hoạch ban đầu của doanh nghiệp.
Không có lối tắt thành công nào cho một chiến lược quản trị nguồn lực con người, tất cả đều phải hoạch định và cấu trúc theo mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận nhân sự cần theo dõi định kỳ về mức độ hiệu quả và thành công của các kế hoạch, liệu nó có tạo ra những thay đổi nào theo yêu cầu không. Đã đến lúc để chúng ta phá bỏ những thói quen xưa cũ, và thúc đẩy để đưa doanh nghiệp tiến về phía trước. Để làm được điều này, nhà quản trị nhân sự cần phải trang bị cho mình những kỹ năng khác rộng lớn hơn như khả năng liên tục học hỏi, sự sáng tạo, kỹ năng nắm bắt dữ liệu và cả kỹ năng kể chuyện.
Với những bài viết mang tính chuyên khảo sâu sắc, dựa trên quá trình nghiên cứu lâu dài đối với lĩnh vực quản trị nhân sự như “Netflix đã đổi mới bộ phận HR ra saoNULL”, “HR theo phương pháp Agile”, “Nhận diện nhân tài ở thế kỷ XXI” hay “Khi không ai nghỉ hưu” các tác giả tên tuổi của tạp chí Harvard Business Review đã cung cấp cho tôi những góc nhìn hết sức mới mẻ dựa trên các số liệu đã được kiểm chứng và quá trình thực nghiệm lâu dài, đồng thời để ngỏ những câu hỏi đầy tính gợi mở cho chúng ta về tầm quan trọng thực sự của nghệ thuật quản trị nhân sự hiện đại tương lai.
* Các đoạn hay trong sách:
nếu nhìn vào sâu bên trong các công ty, bạn sẽ nhận thấy nhiều CEO tỏ ra xa cách và thường là không hài lòng với các giám đốc nhân sự
Nâng tầm HR đòi hỏi phải tái định nghĩa toàn bộ công việc của giám đốc nhân sự – về bản chất là soạn hẳn một hợp đồng mới cho vị trí này
CHRO cần phải đánh giá được khả năng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh dựa trên những hiểu biết của mình về khía cạnh nhân sự
Cũng giống như một vị tướng phải hiểu được đối thủ của mình, CHRO cũng phải được trang bị các thông tin và chiến lược mà ban lãnh đạo công ty đối thủ đang sử dụng để cạnh tranh với những người đồng cấp trong công ty của CHRO này.
Tuyển dụng những người trẻ là cách nhanh nhất để tạo ra nhiều hơn những “sáng tạo chu kỳ ngắn”, song song với các quy trình R&D chu kỳ dài truyền thống của công ty.
Tại Netflix, các quy trình HR truyền thống được tổ chức nằm trong khối tài chính, trong khi bộ phận nhân sự chỉ đóng vai trò chuyên tìm kiếm và huấn luyện tài năng.
Để biến CHRO trở thành một đối tác thực sự, CEO cần phải thiết lập bộ ba quản lý chóp bu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả CFO và CHRO. Thành lập một nhóm như vậy chính là cách tốt nhất để kết nối các con số tài chính với những người đã tạo ra chúng. Nó cũng báo hiệu cho tổ chức rằng bạn đang nâng HR lên vị trí cao nhất và sự đóng góp của CHRO cũng có tầm quan trọng ngang với CFO. Mặc dù một số công ty có thể muốn CHRO là một phần của nhóm mở rộng, bao gồm những nhân vật như giám đốc kỹ thuật, giám đốc quản lý rủi ro, nhóm G3 – theo cách gọi của chúng tôi, là nhóm cốt lõi sẽ chèo lái công ty, và vì vậy, nhóm này nên họp riêng và tách biệt với các nhóm khác. Nhóm G3 sẽ định hình số phận của doanh nghiệp bằng cách nhìn trước tương lai và bức tranh toàn cảnh, trong khi những người khác chuyên tâm vào vận hành, và nhóm này sẽ đảm bảo rằng công ty đi đúng hướng bằng cách xem xét kỹ lưỡng bất kỳ vấn đề nào trong việc thực thi. Chính nhóm G3 có vai trò kết nối tổ chức với kết quả kinh doanh.
“Các buổi họp của nhóm G3 là một hoạt động vô cùng thực tế. Khi bạn ngồi xuống cùng CEO và CFO, sẽ không còn chỗ cho các hoạt động HR mang tính học thuật. Chỉ còn lại việc thấu hiểu tổ chức đang cần gì để thúc đẩy kết quả kinh doanh và làm thế nào để đồng nhất các yếu tố bất định chủ chốt đó.”
Nhóm G3 cần phải biết các mâu thuẫn đang nằm ở đâu, chúng có đang làm ảnh hưởng đến tiến độ của một kế hoạch mới hay không, và những người có thẩm quyền đang đối phó với các vấn đề này như thế nào. Nhìn vào các vấn đề kiểu như vậy không phải là quản lý vi mô hay tìm kiếm ai phạm lỗi để trừng phạt. Đó là một phương thức để tìm ra nguyên nhân thực sự của kết quả tốt lẫn kết quả xấu, đồng thời đưa ra những động thái sửa chữa kịp thời hoặc đi tắt đón đầu.
Tất cả các quản lý cấp thấp, dù là ở phòng HR hay vị trí nào khác, cũng đều cần phải được huấn luyện kỹ càng về việc đánh giá, tuyển dụng và huấn luyện người khác. Những người bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí lãnh đạo HR cũng cần được huấn luyện kỹ càng về phân tích kinh doanh, theo cách tương tự như yêu cầu của McKinsey đối với tất cả những nhân viên tuyển dụng mới. Không được phép thăng cấp đơn thuần trong khối HR. Các CHRO tiềm năng đều cần trải qua vị trí kinh doanh, trong đó họ phải quản lý con người và ngân quỹ.
“Làm việc tròn vai sẽ chỉ giúp bạn nhận được một gói bồi thường sa thải hậu hĩnh.”
Nếu đang làm việc trong môi trường thay đổi nhanh chóng, nhiều khả năng bạn đã nhìn thấy rất nhiều điểm không phù hợp. Trong trường hợp đó, bạn cần có những cuộc trò chuyện thẳng thắn về việc chia tay một số thành viên trong nhóm để họ có thể tìm được nơi mà những kỹ năng của họ sẽ phù hợp hơn. Bạn cũng phải tuyển dụng những người có kỹ năng phù hợp.
Nếu các nhân viên của bạn là những người thực sự trưởng thành, luôn luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, một khoản thưởng thường niên sẽ không khiến họ làm việc chăm chỉ hơn hay thông minh hơn.
Thật lãng phí thời gian để trình bày rõ ràng các ý tưởng về giá trị và văn hóa nếu bạn không mô hình hóa và khen thưởng cho các hành vi phù hợp với những mục tiêu đó.
Về tác giả:
Harvard Business Review là điểm đến hàng đầu cho tư duy quản lý thông minh. Thông qua tạp chí hàng đầu của mình, 13 ấn bản được cấp phép quốc tế, sách từ Harvard Business Review Press, nội dung và công cụ kỹ thuật số được xuất bản trên HBR, Harvard Business Review cung cấp cho các chuyên gia trên khắp thế giới những hiểu biết sâu sắc và thực tiễn tốt nhất để lãnh đạo bản thân và tổ chức của họ hiệu quả hơn và để tạo tác động tích cực.
Mã hàng | 8935251419047 |
---|---|
Tên Nhà Cung Cấp | |
Tác giả | Harvard Business Review |
Người Dịch | Alphabooks |
NXB | Đại Học Kinh Tế Quốc Dân |
Năm XB | 2022 |
Trọng lượng (gr) | 400 |
Kích Thước Bao Bì | 26.5 x 20.5 cm |
Số trang | 164 |
Hình thức | Bìa Mềm |
Sản phẩm hiển thị trong |
|
Sản phẩm bán chạy nhất | |
Giá sản phẩm trên F đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, |
Quản lý nguồn lực con người cần phải được ưu tiên ở mức độ ngang hàng với vị thế mà quản lý nguồn lực tài chính đã có được hồi thập niên 80 – thời kỳ của các “siêu CFO” và quá trình tái cấu trúc để cạnh tranh nghiêm túc bắt đầu. Đã tới lúc để bộ phận nhân sự có được bước nhảy vọt và trở thành cộng sự đắc lực cho CEO, tương tự như việc giám đốc tài chính (CFO) hỗ trợ CEO điều hành doanh nghiệp bằng cách huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính, giám đốc nhân sự (CHRO) cũng cần hỗ trợ CEO bằng cách phát triển và phân bổnhân tài, đặc biệt là những vị trí quan trọng, đồng thời đóng góp để giải phóng tối đa tiềm năng của tổ chức.
Lời giới thiệu
Các nhà lãnh đạo đều biết rằng phải dựa vào nguồn lực con người để giúp doanh nghiệp vươn tới thành công. Bản thân các doanh nghiệp không tạo nên giá trị, nhưng con người thì có. Những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nhân sự đã đưa ra kết luận rằng các CEO luôn coi nguồn lực con người là thách thức lớn nhất, tuy nhiên họ chỉ xếp bộ phận nhân sự ở vị trí quan trọng thứ tám hay thứ chín trong công ty. Điều này chắc chắn cần phải thay đổi, đã tới lúc để bộ phận nhân sự có được bước nhảy vọt và trở thành một trong những yếu tố cốt lõi để kiến tạo nên thành công bền vững của doanh nghiệp, đúng như câu nói hết sức thú vị và đầy tính dự cảm của ba tác giả nổi tiếng Ram Charan, Dominic Barton và Dennis trong cuốn sách: “Quản lý nguồn lực con người cần phải được ưu tiên ở mức độ ngang hàng với vị thế mà quản lý nguồn lực tài chính đã có được hồi thập niên 80 – thời kỳ của các “siêu CFO” và quá trình tái cấu trúc để cạnh tranh nghiêm túc bắt đầu.” Trận đại dịch Covid-19 đã đảo lộn cả thế giới, xoá đi những lề thói quen thuộc đầy vội vã và hời hợt về công tác Nhân sự trong thời gian thịnh vượng mà các Doanh nghiệp đã bỏ qua.
Bộ phận nhân sự hiện đại phải đáp ứng được rất nhiều thứ hơn là chỉ đơn giản chuyển từ ngôn ngữ “nhân sự” sang “điều hành con người”. Nó cần phải có những khả năng và kỹ năng chuyên môn rộng lớn hơn so với ngành nhân sự trong quá khứ – giờ đây chúng ta cần phải biết cách giải quyết những vấn đề quan trọng hơn, từ chống quấy rối tình dục, phát triển công nghệ tuyển dụng cho đến khả năng nhạy bén đối với doanh nghiệp và ngành nghề để có thể cạnh tranh với các đối thủ nặng ký khác. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhân tài, tạo động lực cho nhân viên và gắn kết đội ngũ đã, đang và sẽ trở thành một câu hỏi cực kỳ hóc búa mà bất cứ doanh nghiệp nào, dù là những ông lớn đã có vị thế vững chãi trong ngành hay các startup đang tìm đường phát triển, đều phải tìm ra lời giải nếu muốn sinh tồn trong kỷ nguyên sóng gió này, đặc biệt là trong những bối cảnh bất trắc như đại dịch Covid-19 – khi mà mọi công việc sản xuất kinh doanh rơi vào tình trạng đình đốn và làm đảo lộn mọi kế hoạch ban đầu của doanh nghiệp.
Không có lối tắt thành công nào cho một chiến lược quản trị nguồn lực con người, tất cả đều phải hoạch định và cấu trúc theo mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận nhân sự cần theo dõi định kỳ về mức độ hiệu quả và thành công của các kế hoạch, liệu nó có tạo ra những thay đổi nào theo yêu cầu không. Đã đến lúc để chúng ta phá bỏ những thói quen xưa cũ, và thúc đẩy để đưa doanh nghiệp tiến về phía trước. Để làm được điều này, nhà quản trị nhân sự cần phải trang bị cho mình những kỹ năng khác rộng lớn hơn như khả năng liên tục học hỏi, sự sáng tạo, kỹ năng nắm bắt dữ liệu và cả kỹ năng kể chuyện.
Với những bài viết mang tính chuyên khảo sâu sắc, dựa trên quá trình nghiên cứu lâu dài đối với lĩnh vực quản trị nhân sự như “Netflix đã đổi mới bộ phận HR ra sao?”, “HR theo phương pháp Agile”, “Nhận diện nhân tài ở thế kỷ XXI” hay “Khi không ai nghỉ hưu” các tác giả tên tuổi của tạp chí Harvard Business Review đã cung cấp cho tôi những góc nhìn hết sức mới mẻ dựa trên các số liệu đã được kiểm chứng và quá trình thực nghiệm lâu dài, đồng thời để ngỏ những câu hỏi đầy tính gợi mở cho chúng ta về tầm quan trọng thực sự của nghệ thuật quản trị nhân sự hiện đại tương lai.
* Các đoạn hay trong sách:
nếu nhìn vào sâu bên trong các công ty, bạn sẽ nhận thấy nhiều CEO tỏ ra xa cách và thường là không hài lòng với các giám đốc nhân sự
Nâng tầm HR đòi hỏi phải tái định nghĩa toàn bộ công việc của giám đốc nhân sự – về bản chất là soạn hẳn một hợp đồng mới cho vị trí này
CHRO cần phải đánh giá được khả năng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh dựa trên những hiểu biết của mình về khía cạnh nhân sự
Cũng giống như một vị tướng phải hiểu được đối thủ của mình, CHRO cũng phải được trang bị các thông tin và chiến lược mà ban lãnh đạo công ty đối thủ đang sử dụng để cạnh tranh với những người đồng cấp trong công ty của CHRO này.
Tuyển dụng những người trẻ là cách nhanh nhất để tạo ra nhiều hơn những “sáng tạo chu kỳ ngắn”, song song với các quy trình R&D chu kỳ dài truyền thống của công ty.
Tại Netflix, các quy trình HR truyền thống được tổ chức nằm trong khối tài chính, trong khi bộ phận nhân sự chỉ đóng vai trò chuyên tìm kiếm và huấn luyện tài năng.
Để biến CHRO trở thành một đối tác thực sự, CEO cần phải thiết lập bộ ba quản lý chóp bu của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả CFO và CHRO. Thành lập một nhóm như vậy chính là cách tốt nhất để kết nối các con số tài chính với những người đã tạo ra chúng. Nó cũng báo hiệu cho tổ chức rằng bạn đang nâng HR lên vị trí cao nhất và sự đóng góp của CHRO cũng có tầm quan trọng ngang với CFO. Mặc dù một số công ty có thể muốn CHRO là một phần của nhóm mở rộng, bao gồm những nhân vật như giám đốc kỹ thuật, giám đốc quản lý rủi ro, nhóm G3 – theo cách gọi của chúng tôi, là nhóm cốt lõi sẽ chèo lái công ty, và vì vậy, nhóm này nên họp riêng và tách biệt với các nhóm khác. Nhóm G3 sẽ định hình số phận của doanh nghiệp bằng cách nhìn trước tương lai và bức tranh toàn cảnh, trong khi những người khác chuyên tâm vào vận hành, và nhóm này sẽ đảm bảo rằng công ty đi đúng hướng bằng cách xem xét kỹ lưỡng bất kỳ vấn đề nào trong việc thực thi. Chính nhóm G3 có vai trò kết nối tổ chức với kết quả kinh doanh.
“Các buổi họp của nhóm G3 là một hoạt động vô cùng thực tế. Khi bạn ngồi xuống cùng CEO và CFO, sẽ không còn chỗ cho các hoạt động HR mang tính học thuật. Chỉ còn lại việc thấu hiểu tổ chức đang cần gì để thúc đẩy kết quả kinh doanh và làm thế nào để đồng nhất các yếu tố bất định chủ chốt đó.”
Nhóm G3 cần phải biết các mâu thuẫn đang nằm ở đâu, chúng có đang làm ảnh hưởng đến tiến độ của một kế hoạch mới hay không, và những người có thẩm quyền đang đối phó với các vấn đề này như thế nào. Nhìn vào các vấn đề kiểu như vậy không phải là quản lý vi mô hay tìm kiếm ai phạm lỗi để trừng phạt. Đó là một phương thức để tìm ra nguyên nhân thực sự của kết quả tốt lẫn kết quả xấu, đồng thời đưa ra những động thái sửa chữa kịp thời hoặc đi tắt đón đầu.
Tất cả các quản lý cấp thấp, dù là ở phòng HR hay vị trí nào khác, cũng đều cần phải được huấn luyện kỹ càng về việc đánh giá, tuyển dụng và huấn luyện người khác. Những người bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí lãnh đạo HR cũng cần được huấn luyện kỹ càng về phân tích kinh doanh, theo cách tương tự như yêu cầu của McKinsey đối với tất cả những nhân viên tuyển dụng mới. Không được phép thăng cấp đơn thuần trong khối HR. Các CHRO tiềm năng đều cần trải qua vị trí kinh doanh, trong đó họ phải quản lý con người và ngân quỹ.
“Làm việc tròn vai sẽ chỉ giúp bạn nhận được một gói bồi thường sa thải hậu hĩnh.”
Nếu đang làm việc trong môi trường thay đổi nhanh chóng, nhiều khả năng bạn đã nhìn thấy rất nhiều điểm không phù hợp. Trong trường hợp đó, bạn cần có những cuộc trò chuyện thẳng thắn về việc chia tay một số thành viên trong nhóm để họ có thể tìm được nơi mà những kỹ năng của họ sẽ phù hợp hơn. Bạn cũng phải tuyển dụng những người có kỹ năng phù hợp.
Nếu các nhân viên của bạn là những người thực sự trưởng thành, luôn luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu, một khoản thưởng thường niên sẽ không khiến họ làm việc chăm chỉ hơn hay thông minh hơn.
Thật lãng phí thời gian để trình bày rõ ràng các ý tưởng về giá trị và văn hóa nếu bạn không mô hình hóa và khen thưởng cho các hành vi phù hợp với những mục tiêu đó.
Về tác giả:
Harvard Business Review là điểm đến hàng đầu cho tư duy quản lý thông minh. Thông qua tạp chí hàng đầu của mình, 13 ấn bản được cấp phép quốc tế, sách từ Harvard Business Review Press, nội dung và công cụ kỹ thuật số được xuất bản trên HBR, Harvard Business Review cung cấp cho các chuyên gia trên khắp thế giới những hiểu biết sâu sắc và thực tiễn tốt nhất để lãnh đạo bản thân và tổ chức của họ hiệu quả hơn và để tạo tác động tích cực.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…