“Công việc” của bất kỳ ai trong đời cũng bao gồm làm người, làm dân và làm việc. Lựa chọn của mỗi người trong từng “công việc” đó sẽ làm nên cuộc đời họ. Bởi lẽ, con người thì khác với muông thú và cỏ cây; con người tự do thì khác với con người nô lệ; công dân thì khác với thần dân; ca sỹ thì khác với thợ hát; trí thức thì khác với trí nô; nhà báo thì khác với bồi bút; nhà quản trị thì khác với kẻ cai trị; doanh nhân thì khác với trọc phú hay con buôn… 

Nhưng làm sao lựa chọn nếu không hề biết đến sự tồn tại của những lựa chọn, không rõ đâu là sự khác biệt giữa chúng và đâu là “mình” giữa các lựa chọn đó? Làm sao có thể làm “đúng việc” khi chưa biết đâu là cái “đúng”? Làm sao “làm ra chính mình”, làm sao “hãy là chính mình” khi chưa biết đâu là “mình”?… Hành trình “tôi đi tìm tôi” đó cũng là câu chuyện khai minh của mỗi người, mỗi nhà, mỗi tổ chức và mỗi xứ sở.

Cuốn sách “Đúng việc” đã được tác giả Giản Tư Trung viết từ những trăn trở ấy, với ý niệm rằng công việc quan trọng nhất (và có thể nói là công việc / nghề nghiệp duy nhất) của mỗi người trên cõi đời này, không gì khác chính là “nghề làm người”, như nhà tư tưởng vĩ đại thời khai minh Jean Jacques Rousseau từng khẳng định. Có thể tiếp tục chi tiết hóa “nghề làm người” này bằng nhiều mảng việc nữa, mà trong đó “làm dân” và “làm việc” là hai phần việc quan trọng bậc nhất. Đó cũng là lý do vì sao mà ba chương chính của cuốn sách sẽ xoay quanh những câu chuyện “đúng việc” về “Làm người”, “Làm dân” và “Làm việc. Tác giả cũng dành riêng một chương thứ tư để bàn về việc “Làm giáo dục”, không chỉ bởi đó là công việc hay mối quan tâm của riêng tác giả; mà còn bởi vì tính ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục đến con người. Con người sẽ làm người, làm dân hay làm việc ra sao, đều là hệ quả của nền giáo dục mà con người ấy được thụ hưởng hay bị “nhào nặn”. Phần cuối cùng chính là Lời kết cho những gì mà tác giả đã chia sẻ.
 

MỤC LỤC

Đôi lời chia sẻ từ tác giả  

Phần 1: Làm người

1. Thế nào là con người? Làm người là… làm gì?  
2. Để làm được “người”, cần có những năng lực nào?  
3. Làm thế nào để có được “năng lực làm người”?
4. “Ta là sản phẩm của chính mình”
5. Thay lời kết về câu chuyện “Làm người”  

Phần 2: Làm dân

Tại sao phải bàn về “làm dân”?  
Làm chủ một công ty và làm chủ một quốc gia  
“Vua chủ”, “dân chủ” và “nhóm chủ”  
Lập pháp, hành pháp và tư pháp  
Mặc định, hiến định và luật định  
“Pháp quyền”, “pháp trị” và “nhân trị”  
“Nô dân”, “thần dân” và “công dân”  
“Dân trí”, “dân quyền” và “dân sinh”  
Làm sao để có được “năng lực làm dân”?  

Phần 3: Làm việc

“Làm việc” cũng là “làm người”! 
Quản trị hay cai trị?  
Đầy tớ hay phụ mẫu?  
Doanh nhân, trọc phú hay con buôn  
Trí thức hay trí nô?  
Sử gia hay sử nô  
Nhà báo hay bồi bút / Nhà văn hay văn nô?  
Ca sĩ hay thợ hát; Diễn viên hay thợ diễn…    
Và một số nghề khác  

Phần 4: Làm giáo dục

1. Nhà trường   
2. Nhà giáo       
3. “Nhà mẹ” / Gia đình  
4. Người học    
5. Nhà nước    

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago