Đừng chạy theo số đông: cuốn sách bạn cần đọc trước khi quá muộn – Tác giả: Kiên Trần – Hứa hẹn với bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó

Đừng chạy theo số đông: cuốn sách bạn cần đọc trước khi quá muộn – Tác giả: Kiên Trần

————

 

ĐỪNG CHẠY THEO SỐ ĐÔNG: cuốn sách bạn cần đọc trước khi quá muộn

Tác giả: Kiên Trần

/TUYỂN TẬP SÁCH TÁC GIẢ KIÊN TRẦN/

  1. Đừng chạy theo số đông
  2. Lập trình quỹ đạo cuộc đời
  3. Chuyến tàu một chiều không trở lại
  4. Cẩm nang tự học IELTS

 LỐI MÒN CHUYÊN NGÀNH

“In a wicked world, relying upon experience from a single domain is not only limiting, it can be disastrous. – Ở một thế giới đầy rẫy xấu xa, chỉ dựa dẫm vào kinh nghiệm trong một lĩnh vực chuyên môn không những làm bạn bị hạn chế, nó còn có thể trở thành thảm họa.” – David Epstein.

Mình thường đề phòng nhận định của người nhiều bằng cấp hoặc học quá sâu một lĩnh vực. Mình vừa yêu vừa sợ từ hai từ “chuyên gia”.

 

Xã hội của chúng ta không chỉ có một loại chuyên gia mà có rất nhiều loại khác nhau.

 

Có những chuyên gia thật sự am hiểu không chỉ lĩnh vực họ nghiên cứu mà còn có cái nhìn tổng thể, khách quan và liên tục nâng cấp, học hỏi, tò mò về thế giới xung quanh, dám nhận sai, dám chỉ ra cái sai, đối mặt với cái dở của chính cái bản chất ngành mà họ theo đuổi. Họ là những chuyên gia thông thái.

Có những người tự gọi mình là “chuyên gia” chỉ bởi họ có vài ba cái chứng chỉ, bằng cấp, hay được lên ti vi vài lần hoặc đi làm cho một tổ chức nào đó liên quan đến ngành của họ. Nhưng ngoài đời thực, họ cho rằng họ đã đứng trên đỉnh cao của tri thức và tất cả mọi người phải học theo họ. Họ tôn vinh ngành họ theo đuổi (chỉ ngành đó) và có một sự mù quáng trong tư duy tạo ra những phân tích đi vào một lối mòn.Mắc kẹt trong chính cái chuyên môn mà họ theo đuổi. Đây là những chuyên gia lối mòn.

 

Thay vì học để kiểm soát cái tôi và hiểu về bản thân, cái tôi của họ nằm ngoài vùng kiểm soát và họ xuất hiện trước công chúng là những “chuyên gia” với cách sử dụng ngôn ngữ phức tạp, hoa mỹ, bóng bẩy để gạt số đông. Số đông thường nghe họ răm rắp bởi số đông thường chỉ nhìn vào “uy tín” và học vị học hàm, chức vụ, thay vì sự thật và tư

duy phản biện.

 

Khi mình viết một bài viết cảnh báo về tác hại của High Fructose Corn Syrup đến sức khỏe con người trên mạng xã hội, chỉ trong vòng 30 phút đã có hàng loạt các “chuyên gia” công nghệ thực phẩm cho đến thậm chí cả bác sĩ ngay lập tức khoe khoang bằng cấp, học vị, chuyên ngành để phản bác.

Nếu đó là những phản bác để tìm ra sự thật thì thật tuyệt vời. Nhưng những chuyên gia này thay vì nhìn vào sự thật, họ tấn công cá nhân vì cho rằng người viết bài “không học ngành mà họ học” để có tiếng nói có trọng lượng như họ. Họ lôi những kiến thức chuyên ngành trên lớp hoặc trong sách vở trên trường cao siêu ra để tăng sự thuyết phục.

 

Trong khi đó kiến thức về High Fructose Corn Syrup là một kiến thức vô cùng phổ thông và nó đã được các chuyên gia thật sự chấp nhận rộng rãi là một thành phần có hại đến con người và nên tránh vì nó còn hại hơn cả đường trắng. Đây là điều không thể bàn cãi. Giống như việc thịt nướng gây ung thư hoặc không nên tiêu thụ quá nhiều đường.

 

Nhưng “chuyên ngành” không những không giải thoát cho nhiều người, nó khiến họ lao vào lối mòn tư duy.

 

Thậm chí có một số bác sĩ Việt Nam cho rằng cứ “ăn thịt nướng đi không sao đâu” trong khi chẳng cần phải là bác sĩ, bạn cũng có thể hiểu được nó hại như thế nào. Sau đó các chuyên gia này phòng thủ bằng những câu nói huề vốn mặc định như “Cái gì nhiều mà chẳng độc” hoặc “Ăn ít thì không sao đâu”.

Tất nhiên không phải bác sĩ nào cũng như vậy. Cái mình muốn truyền tải ở đây đó là việc bạn cần tư duy phản biện để đánh giá lại hai từ “chuyên gia” và “chuyên ngành” ở ngoài xã hội.

Có rất nhiều chuyên gia thật và đáng học hỏi.

 

Nhưng xung quanh bạn không chỉ là những chuyên gia thật (chuyên gia thông thái) mà còn nhiều chuyên gia fake (chuyên gia lối mòn).

 

Việc một người có nhiều bằng cấp, học hàm, học vị có thể khiến bạn tin tưởng mà không suy nghĩ – điều này có thể tiết kiệm thời gian nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy hiểm.

 

Phần lớn chúng ta được khuyên nên CHUYÊN một thứ. Theo kiểu một nghề cho chính còn hơn chín nghề. Chuyên lý, chuyên hóa, chuyên ngân hàng, chuyên nghệ thuật, chuyên máy tính.

Đây là lời khuyên phản khoa học. Chẳng khác gì bảo chỉ nên tập chuyên một nhóm cơ. Cả đời chỉ tập tay hoặc cả đời chỉ tập vai.

 

Bộ não của bạn được thiết kế để học nhiều mảng (polymath), thay vì chỉ một.

Nếu bạn không nhìn một vấn đề ở nhiều góc cạnh khác nhau, nhiều ống kính khác nhau, cách nhìn của bạn bị hạn hẹp và thiếu phong phú.

 

Và bạn phát triển không đồng đều. Mục tiêu của bạn là có một bộ não cân đối, đồng đều và toàn diện.

Hãy phát triển hết.

Công ty phát hành: Saigon Books

Mã sản phẩm: 8935278601081

Nhà xuất bản: NXB Thế Giới

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang:416

Năm phát hành: 04/2020

Giá bìa: 200.000đ

 

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago