Di Chúc Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Giá Trị Lịch Sử Ý Nghĩa Định Hướng Cho Cách Mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969), người sáng lập, lãnh đạo và là lãnh tụ vĩ đại nhất của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Một trong những tài sản tinh thần vô cùng quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt phải kể đến là những tư tưởng của Người qua bản Di chúc mà Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta. Giá trị to lớn trong bản Di chúc không chỉ là những lời căn dặn đơn thuần cuối cùng của một người trước lúc đi xa, mà là kết tinh những tinh hoa, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một người đã hiến dâng cả cuộc đời m.ình vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, giá trị của bản Di chúc mãi mãi trường tồn, mãi mãi được khắc sâu trong tâm trí của mỗi cán bộ, đảng viên và toàn Đảng, toàn dân ta.
Năm 1965, nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/5/1965, Bác viết bản Di chúc với tiêu đề “Tuyệt đối bí mật” gồm ba trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15/5/1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Các năm 1966, 1967, Bác không có những bản viết riêng. Năm 1968, Bác viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn. Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như: chỉnh đốn lại Đảng, quan tâm gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phố và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Ngày 10/5/1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Sau đó, trong các ngày từ 11 đến ngày 19/5/1969, Bác còn tiếp tục sửa chữa bản Di chúc của các năm 1965, 1968, 1969. Đúng 10 giờ ngày 19/5/1969, là kỷ niệm ngày sinh lần thứ 79 của Bác, Bác đọc lại lần cuối cùng tất cả các bản Di chúc đã viết trước đó, rồi xếp tất cả bỏ vào phong bì và cất đi…
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người tháng 9/1969, gồm 4 trang in khổ 14,5 cm x 22 cm. Ngày 19/8/1989, Bộ Chính trị ra Thông báo số 151-TB/TW Về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Di chúc công bố chính thức năm 1969 đảm bảo trung thành với bản gốc của Người. Nội dung chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó đoạn mở đầu là của bản viết năm 1969, đoạn về việc riêng là của bản viết năm 1968. Lúc đầu, vì những lý do nhất định, nên một số vấn đề trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được công bố, như: Việc căn dặn của Người về hoả táng thi hài; việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi; miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệ Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản viết Di chúc của Người.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc nguồn tư liệu nghiên cứu, tìm hiểu về Di chúc của Bác Hồ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật ấn hành cuốn sách “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam”.
Nội dung cuốn sách tập hợp bài viết của nhiều tác giả trình bày nội dung, phân tích và chỉ ra những giá trị lịch sử và ý nghĩa của những lời căn dặn trong di chúc của Bác cho con đường cách mạng Việt Nam trong giai đoạn sau này.
Đánh giá
Di chúc của Người dù chỉ vỏn vẹn 1000 từ, nhưng chứa đựng nội dung của một đại tổng kết lý luận và thực tiễn về sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, về Đảng, về dân, về nước, về quốc tế, về việc riêng của Người. Đồng thời, là một thiết kế lý luận về đổi mới và phát triển, định hướng cho bước đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong tương lai, mà mục tiêu cao nhất là hướng tới quyền làm chủ và hạnh phúc của nhân dân. Cùng với tiến trình của cách mạng Việt Nam, chúng ta càng thấy rõ những giá trị quý báu mà Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc.
Cuốn sách “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam” cung cấp thêm cho bạn đọc nguồn tư liệu nghiên cứu, tìm hiểu về Nội dung và giá trị lịch sử của Di chúc Bác Hồ – văn kiện lịch sử đặc biệt, di sản vô giá, b.ảo vật quốc gia.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…