Để Đời Xanh Mát, Hãy Đắp Vun Chiếc Bát Ngôn Từ
( Tặng 1 Postcard xuân bốn mùa ngẫu nhiên )
Tác giả:tKim Yun Na
Ngày xuất bản:t04-2019
Kích thước:t14 x 20 cm
Dịch Giả:tHà Hương
Loại bìa:tBìa mềm
Số trang:t333
Nhà xuất bản: Lao Động
“Sao họ có thể nói những lời như vậyNULL”
Khi gặp phải một cấp trên thường xuyên quát mắng vô cớ, một người bạn vô tâm hay buông lời thái quá, hoặc một người thân trong gia đình có thói quen chỉ trích cay nghiệt, chúng ta không tránh khỏi có những lúc muốn phản kháng lại. “Nhất định phải nói những lời như vậy mới vừa lòng sao?” Tất nhiên, có thể chính chúng ta cũng từng không ít lần làm tổn thương người khác vì nói ra những lời vô tâm. Có thể vừa tối hôm qua, chúng ta lỡ nói những lời không suy nghĩ và sau đó lại tự vấn bản thân, “Mình nói vậy có quá đáng lắm không nhỉ?”
Qua thời gian, chúng ta lớn lên nhưng dường như vẫn còn quá non nớt trong cách “nói năng”.
Lời nói dù vô ý nhưng một khi đã được thốt ra có thể gây hậu quả lớn. Cùng là câu nói của cấp trên nhưng nếu câu “Chỉ làm được như vậy thì nghỉ việc đi” khiến nhân viên trằn trọc cả đêm, còn câu “Tôi tin cậu sẽ làm được” lại như tiếp thêm động lực cho họ. Một lời nói tưởng đơn giản nhưng có thể vực dậy hoặc quật ngã tinh thần của người tiếp nhận nó. Hơn nữa, ảnh hưởng của lời nói lại vô cùng sâu đậm và bền lâu. Không khó để bắt gặp một người lớn tuổi rưng rưng nhớ lại lời động viên lúc còn nhỏ, hoặc một người cha có con cái trưởng thành gặm nhấm nỗi đau trong quá khứ và tự hỏi “Tại sao khi đó mấy đứa nó có thể nói với tôi những lời như vậy?”, những lúc ấy chúng ta hẳn cảm nhận được sức sống dai dẳng của lời nói.
Tiếc thay, tuy nhận ra lời nói có thể khiến bản thân dằn vặt hoặc oán hận người khác nhưng chúng ta lại mặc cho thói quen nói những lời không hay đó tiếp diễn. “Mình xưa nay vẫn thế mà”, “Đến lúc nào đó họ sẽ hiểu tấm lòng của mình thôi”. Chúng ta nghĩ vậy và không để tâm đến những điều đã qua. Chỉ tới khi thói quen lỡ lời khiến những mối quan hệ chúng ta trân quý bị rạn vỡ, hoặc khi trở thành lãnh đạo, trở thành bố mẹ, phải làm gương cho nhân viên, con cái, chúng ta mới cuống cuồng tìm cách học nói sao cho hay, cho giỏi. Đó có thể là một bước khởi đầu tốt nhưng mọi kỹ năng có được trong trạng thái “chín ép” đều sẽ trở nên vô dụng vào những thời khắc quan trọng.
Dẫu biết nên nói những lời khích lệ tinh thần cấp dưới, nhưng chỉ cần nhìn thấy bản báo cáo không vừa ý là cơn giận lại trào lên và những lời khó nghe tự động tuôn ra. Người làm bố, làm mẹ tuy đã học cách nói chuyện tôn trọng con cái nhưng hễ thấy con hờn dỗi, không nghe lời là không thể kiềm chế bực tức và quát mắng con. Những lời hay ý đẹp
mới được tiếp thu không thể tức khắc lấn át thói quen ăn nói cố hữu, thế nên hầu như chẳng giúp ích gì trong những thời khắc mang tính quyết định. Vì vậy, quyết tâm dặn lòng “từ nay nhất định sẽ không nói như vậy nữa” khó khăn lắm mới có được lại nhanh chóng tan biến như bọt biển. Với hơn mười năm kinh nghiệm trong vai trò chuyên gia giao tiếp, tác giả Kim Yun Na nhận ra rằng rất khó để thay đổi cách nói của một người.
Vì lời nói không chỉ là kỹ năng giao tiếp đơn thuần, mà đúng hơn là một thói quen được chúng ta trau dồi hằng ngày. Những điều chúng ta cảm nhận, mắt thấy, tai nghe, tất thảy được hòa trộn, lưu giữ, lên men thành một thứ nhất quán và độc đáo – đó là lời nói. Vì được hình thành từ quá trình như vậy, lời nói chính là tấm gương phản chiếu nội tâm của mỗi người. Thế nên, nếu chỉ học những kỹ thuật nói hay, nói giỏi bề nổi, chúng ta không thể nào trau dồi được thói quen giao tiếp mới cho riêng mình.
Để thay đổi thói quen lâu năm, không phải chỉ cần tập trung vào lời nói, cách nói, mà chúng ta còn phải nhìn sâu vào nội tâm của bản thân. Thay vì đơn thuần học nói theo kiểu bắt chước, chúng ta cần nỗ lực tìm hiểu nội tâm – nơi khởi nguồn của những lời nói bề nổi ấy. Phải chăng có một số câu nói khiến chúng ta không thể chịu đựng nổi, hoặc có những câu nói luôn khiến chúng ta đau lòng? Chỉ khi biết được những cấu trúc tâm lý ảnh hưởng tới ngôn ngữ và cách nói, chúng ta mới hiểu được vì sao bản thân lại sử dụng cách nói như vậy, tại sao chúng ta luôn nhạy cảm với một số câu nói nhất định của người khác, từ đó bắt đầu kiểm soát lời nói của mình.
Mỗi người đều có cho riêng mình một “chiếc bát” chứa đựng lời nói của bản thân. Tuy nhiên, tùy theo độ lớn của chiếc bát này mà mức độ sử dụng ngôn từ và độ sâu sắc trong lời nói của từng người lại khác nhau. Một người sở hữu chiếc bát lớn có thể dùng lời nói để thu hút mọi người nhưng cũng có thể tiết chế lời nói những lúc cần thiết. Trên hết,
người đó có thể sử dụng lời nói để thống nhất quan điểm, hóa giải bất đồng, và thấu hiểu người khác. Họ sẽ tìm ra cách để tiếp nhận sự khác biệt vốn có ở mỗi người, đồng thời
duy trì được đối thoại trong mọi hoàn cảnh dù có bất đồng xảy ra.
Gooda tin rằng cuốn sách sẽ mang lại kiến thức thật bổ ích cùng những trải nghiệm thật tuyệt vời, hy vọng đây sẽ là 1 cuốn sách quý trên kệ sách của bạn!
QUYỀN LỢI KHÁCH HÀNG KHI MUA SÁCH TẠI SHOP GOODA THƯ VIỆN SÁCH QUÝ:
1. Đảm bảo 100% sách gốc bản quyền từ NXB
2. Quy cách đóng gói cẩn thận, trận trọng từng quyển sách
3. Xử lí đơn đặt hàng nhanh
4. Chính sách hỗ trợ đổi sách cho khách hàng thuận tiện khi gặp sự cố
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…