Tiểu thuyết Đất của Ngọc Giao được hoàn thành tại Hà Nội vào mùa đông năm 1949. Nối tiếp Quán Gió (1948), Đất cũng là câu chuyện “những điều trông thấy” về số phận của những con người nhỏ bé trong cơn li loạn thời chiến. “Những điều trông thấy” ấy, với Ngọc Giao, là hiện thực không thể không viết. Hơn cả một nguồn cảm hứng, viết về nó là trách nhiệm của người cầm bút. Nói như chính lời của ông, nếu không ký thác lại những gì mình đã chứng kiến và suy tư thì “chết mất”.
Nếu Quán gió theo dõi bước lưu lạc của một gia đình thượng lưu thất thế trong cơn xoay vần của thời cuộc thì Đất là câu chuyện về hành trình tản cư chạy loạn của những người nông dân từ đồng bằng Bắc Bộ lên miền thượng du. Cuốn tiểu thuyết chủ yếu trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật trung tâm – Xã Bèo, con người làng quê mà từ cái tên đã gợi ngay liên tưởng đến sự bé mọn, nổi nênh của thân phận trong thời giặc giã. Từ điểm nhìn của con người mà vì thời thế phải từ bỏ nhà cửa, ruộng đồng, gánh gồng cả gia đình tản cư, đối mặt với bao nhiêu bất trắc, nhọc nhằn lẫn tủi nhục, Đất phơi bày một hiện thực của đời sống thời chiến mà có lẽ chỉ văn chương mới chạm tới được.
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất thường được hiểu thống nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp. Khoác ý nghĩa của một cuộc chiến tranh vệ quốc, sự kiện này thường được hiểu là một biến cố liên quan đến vận mệnh của cộng đồng, do đó, cá nhân phải chấp nhận hy sinh chính mình như một lẽ tất yếu. Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hình tượng người nông dân kháng chiến là những con người giác ngộ lẽ tất yếu ấy. Dù có lúc họ cũng phải đắn đo lựa chọn giữa “làng” và “nước”, giữa gia đình và cách mạng, nhưng cuối cùng những mâu thuẫn trong họ đều được giải quyết nhanh khi nhận ra nước quan trọng hơn làng, cách mạng ý nghĩa hơn gia đình, thời đại lớn lao hơn từng cá nhân. Những mất mát, chịu đựng trong cuộc chiến, vì thế, nếu có được nhắc đến trong văn học, chỉ hiện diện như những chấm phá. Con đường kháng chiến, vì thế, là đường vui, là đường thời đại, nơi cá nhân hòa vào khối toàn dân đông đảo.
Thứ hiện thực mà Ngọc Giao nhận thấy không thể không viết tương phản với bức tranh sử thi ấy. Từ Quán gió, có thể thấy trong quan sát của Ngọc Giao về thời chiến, ông quan tâm đến những con người yếu đuổi, nhỏ bé, những cá nhân bị mắc kẹt trong thời loạn. Tiểu thuyết Đất đào sâu vào tâm lý bất an và tình thế bế tắc của Xã Bèo: dù sống ở làng hay ở nơi tản cư, lúc nào nhân vật cũng phải sống trong nỗi phấp phỏng bởi chiến tranh; dù cố gắng tìm mọi cách để thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng rồi vẫn cứ loay hoay và cô đơn để chống chọi. Đời sống người nông dân thời loạn trong tiểu thuyết của Ngọc Giao thực sự là đời sống của “những người khốn khổ” với chất chồng những gánh nặng: Xã Bèo dắt díu lếch thếch cả gia đình – mẹ già, vợ chửa, con dại, thêm cả trâu cày – rời làng đi tản cư rồi lại lầm lụi, tủi cực quay về làng khi nhà cửa trước đó đã bị phá dỡ theo lệnh của ủy ban kháng chiến, trâu cày nay bị lính theo Tây cướp, người đành phải thay trâu vục mặt xuống đất để làm việc đồng. Hơn một lần, nhân vật của Ngọc Giao cám cảnh khi liên hệ thân phận mình với con vật: “Thế là xong! Thằng người lại trần trụi như con trâu, con bò, con chó. Con vật không biết rằng chúng khổ bởi vì chúng an vui kiếp vật, chứ con người lúc này thấy mình khổ mà không thể nói, kêu nên tự thấy khổ hơn con vật.”
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…