Đạo Đức Học Phật Giáo
Cuốn sách này là một sự chỉ dẫn cho người phương Tây tiếp cận mối quan hệ mật thiết của đạo đức trong giới luật Phật giáo truyền thống đương thời. Tôn giả Saddhatissa, vị tu sĩ học giả đáng kính người Sri Lanka là tác giả của tác phẩm kinh điển này, đã khảo sát những quan điểm về đạo đức của cả hai truyền thống phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời hướng dẫn cách tốt nhất để thực hành theo con đường của đức Phật.”
(Tricyde)
“Cuốn Đạo đức học Phật giáo này thật ra là một tác phẩm phân tích về nguyên tác đạo đức căn bản của Phật giáo. Đây là một tác phẩm uyên áo, đáng tin cậy, khảo sát những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo… Tóm lại, đây là một bộ sách có thể giới thiệu với tất cả những sinh viên nghiên cứu Phật học và đạo đức học, cho cả người mới bắt đầu và cũng như người đã có thâm niên bởi vì tính dễ tiếp cận, khế lý khế cơ, và sự sâu sắc uyên bác của nó.”
(Philosophy East & West)
“Đây là tác phẩm kinh điển về luận giải của Phật giáo, nổi bật ở tính sâu sắc, rõ ràng, và ý hướng bi mẫn… cung hiến lời khuyên sáng suốt và thực tiễn cho người cư sĩ Phật tử với cách tốt nhất để sống đời sống đức hạnh, hài hòa với thế gian này.”
Khi những làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại ngày càng phát triển, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của con người ngày càng trở nên gia tăng; đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên ngày nay. Chính vì vậy, họ luôn phải đấu tranh và đối diện với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống hầu tìm cho mình một hướng đi đầy khát vọng để đạt được mục đích và giá trị sống xứng đáng trong xã hội, nhất là trong thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế hiện nay.
Nếu không có sự tu tập nội tâm và thấu triệt đúng đắn trước những làn sóng văn minh ấy, những trái tim nhiệt huyết và khát vọng ấy sẽ bị mất phương hướng trước bùng binh của cuộc đời. Ngài P.A. Payutto, một học giả nổi tiếng, đã tuyên bố dõng dạc rằng sự phát minh khoa học kỹ thuật như những công cụ để mưu cầu mục đích khát vọng hơn là sự phát triển nội tâm con người, và rằng con người ở thế kỷ 20 gây ra nhiều hành vi nguy hại làm ảnh hưởng đến bản chất con người của thế kỷ 21 sẽ phải đối phó.
Phật giáo luôn dựa trên đạo đức và lòng từ. Sự tuân thủ giới là nhằm vào sự tu tập ý thức đạo đức cá nhân hầu làm cho con người thoát khỏi mọi khổ đau ở đời. Vì thế, đức Phật đã sử dụng nhiều phương tiện thiện xảo bằng cách tạm thiết lập các giới điều cho các đệ tử thực hành hầu mang lại sự an lạc và hạnh phúc cho con người. Nếu con người đã hoàn toàn thuần thục nhân cách và nội tâm không còn những phiền não (tham, sân, si),…
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…