Ngôn ngữ cử chỉ là cách con người truyền tải thông tin qua việc sử dụng các bộ phận trên cơ thể. Có thể nói, ngôn ngữ cử chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp.
Với mục tiêu chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất của ngôn ngữ cử chỉ của người Việt hiện nay trong hệ thống và trong sử dụng, cuốn sách này thống kê và phân tích các cử chỉ quen thuộc nhất của người Việt qua 800 tình huống giao tiếp. | Trên cơ sở những cử chỉ thống kê được, chúng tôi đã cố gắng khái quát thành các mô hình cử chỉ – ngữ nghĩa được sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt hiện nay. Căn cứ vào ý nghĩa của các cử chỉ qua các tình huống sử dụng, chúng tôi đã phân tích các hiện tượng nghĩa như: đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng cử chỉ trong ngôn ngữ cử chỉ của người Việt. Hầu hết các cử chỉ đều mang tính đa nghĩa. Do đó, để xác định được chính xác ý nghĩa của một cử chỉ thường phải đặt chúng vào “chùm hiện tố” hoặc “vùng hiện tố” trong tương quan với các cử chỉ kết hợp khác, trong bối cảnh, ngữ cảnh mà cử chỉ xuất | hiện và dựa vào đặc điểm tâm lý, văn hóa, xã hội của cộng đồng.
Trong giao tiếp phi quy thức, cả số lượng và tần số xuất hiện cử chỉ đều cao hơn khá nhiều so với trong giao tiếp quy thức. Điều này cho thấy, người Việt có xu hướng giao tiếp bằng cử chỉ một cách thoải mái hơn trong các môi trường giao tiếp phi quy thức. Nguyên nhân có thể do giao tiếp phi quy thức ít chịu sự ràng buộc của những quy tắc nên con người có thể dễ dàng và thoải mái bộc lộ thái độ, cảm xúc của mình qua toàn bộ cơ thể. Ngược lại, những nguyên tắc khắt khe của giao tiếp quy thức đã bó buộc sự thể hiện bằng cử chỉ, con người sẽ phải tiết chế, kìm nén thể hiện tình cảm của mình. Cử chỉ được sử dụng trong giao tiếp của người Việt có hai loại: các cử chỉ kèm lời có chức năng mô phỏng, bổ sung và nhấn mạnh cho lời nói và các cử chỉ độc lập có thể thay lời, mang ý nghĩa biểu thị một hành động hoặc biểu thị cảm xúc, tình cảm của chủ ngôn.
Ngôn ngữ cử chỉ của người Việt dù được sử dụng trong giao tiếp quy thức hay phi quy thức cũng đều chịu chi phối bởi các nhân tố giao tiếp, các yếu tố văn hóa, xã hội, các yếu tố tâm lí và cả ngôn ngữ. Tất cả các yếu tố trên đều tác động đến việc hình thành, sử dụng và tiếp nhận cử chỉ trong giao tiếp. Ngôn ngữ cử chỉ cũng có tính xã hội, có thể được hình thành hoặc biến mất theo thời gian, đồng thời cũng có sự vay mượn, tiếp thu và tác động lại với ngôn ngữ cử chỉ của cộng đồng giao tiếp khác. Chính vì vậy, trong giao tiếp, cần căn xác và trọn vẹn.
Có thể nói, nghiên cứu về ngôn ngữ cử chỉ là một hướng đi thú vị, vừa có giá trị khoa học, vừa có giá trị ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là giao tiếp. Nghiên cứu về ngôn ngữ cử chỉ là một sự bổ sung quan trọng và tất yếu để có thể hiểu những thông điệp bằng lời một cách tốt hơn, là cơ sở để định hướng và thiết lập các chiến lược giao tiếp hiệu quả.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…