NGHI THỨC TANG LỄ CỦA NGƯỜI AN NAM
Gustave Dumoutier là nhà Việt Nam học người Pháp thuộc thế hệ đầu tiên, là một học giả có tài, một con người gắn bó và yêu mến lịch sử văn hóa Việt Nam, là nhà Đông phương học đầy nhiệt huyết có chủ trương hợp tác với giới nho sĩ Việt Nam, trân trọng và bảo tồn nền văn hóa Việt Nam truyền thống, duy trì chữ nho và khuyến khích chữ Quốc ngữ.
Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về khảo cổ, lịch sử, văn hóa Việt nói chung và Hà Nội nói riêng. Và “Nghi thức tang lễ của người An Nam là một cuốn sách như vậy.
Đối với người Việt Nam, nghi thức tang lễ có một tầm quan trọng lớn lao, biểu hiện sự tôn trọng của người sống dành cho người chết và ý niệm của người sống về sự an nghỉ của người vừa qua đời.
Các nghi thức tang lễ thay đổi tùy theo thứ bậc của người qua đời, trong gia đình và ngoài xã hội; tài sản họ có lúc sống cũng như tài lực của người thân. Tang lễ là nghi thức tôn giáo, vừa thể hiện sự hiếu đạo, nghĩa tử của người sống với người chết nhưng cũng là mối quan tâm lo lắng về sự bình an, thịnh vượng hoặc hiểm họa sau này của con cháu…
Với tư duy khoa học và thói quen quan sát ghi chép của người phương Tây, Dumoutier và các cộng sự đã không bỏ lỡ cơ hội khi được tận mắt quan sát những nghi thức khác nhau của nghi lễ tang ma mà từ lâu họ đã quan tâm nghiên cứu tại Bắc kỳ. Không những thế, ông còn phân tích, so sánh, để tìm ra nét khác biệt trong một số nghi lễ ở các vùng miền, giữa các tôn giáo khác nhau…
Từ các quan sát liên quan tới tang lễ, việc để tang và lòng kính trọng mồ mả của người Bắc kỳ… Dumoutier đã viết cuốn sách này thật sát với quan điểm nghiên cứu dân tộc học tôn giáo, qua đó cung hiến cho các nhà nghiên cứu và độc giả ngày nay những tài liệu có giá trị tham khảo cần thiết.
Những cuốn sách của Gustave Dumoutier do Omega+ xuất bản:
Trích đoạn hay:
“Về việc tang ma, người ta tuân theo các qui định của sách Tam giáo. Chúng tôi không có ý nói rằng cuốn Gia lễ bị bỏ quên, nhà nào cũng có một bản, sách được mọi người thừa nhận như khuôn phép nghi lễ dùng trong gia đình, vị cố vấn sáng suốt của dân chúng; nhưng vì việc biên soạn Gia lễ chủ yếu có tính cách triết lý thuần túy, và không đề cập gì tới Phật, Thần, quỉ, rồng, nên khi sử dụng, người dẫn dù tuân theo đúng các qui định trong sách, vẫn cố làm sao để chúng phù hợp với chỉ dẫn của sách Tam giáo, bằng cách thêm thắt vào đó tất cả những gì, nằm trong tập quán Lão giáo, và kinh kệ Phật giáo, có thể làm an ổn lương tâm, trấn an tinh thần của người dân An Nam.
Khi nghiên cứu văn hóa, phong tục, tập quán dân gian ở Bắc kỳ, có hai điều cần nghiên cứu về mặt dân tộc học: trước hết là luật thành văn, rất tốt đẹp, với một thứ luân lý không thể chê vào đâu được, dù rằng còn đôi chút non nớt, đó là tinh hoa có chịu ảnh hưởng từ những tác phẩm của các bậc hiền triết Trung Hoa thời cổ, được duy trì lâu dài qua nhiều thế kỷ, và nhà trường dùng kinh sách đó làm phương tiện đào tạo trí thức cũng như tâm thuật cho con người; thứ đến là phong tục, hoàn toàn bất thành văn, mà ở bất cứ đâu người ta cũng buộc phải theo, và trong nhiều trường hợp “phép vua thua lệ làng”.
Gia lễ là lề luật, Tam giáo là phong tục.”
“VIẾNG TANG
Ai tới viếng người quá cố lần cuối phải mặc quần áo trắng; vái hai lần trước quan tài, trong lúc thốt ra ba tiếng than:
“Hô! Hô! Hô!” – Gia chủ nếu là con trai người quá cố phải vái lạy đáp lễ, nếu là thân thích bàng hệ hoặc các họ hàng khác thì chỉ phải nghiêng mình.
Có tục gia đình trả lễ cho những người phúng bằng cách gửi một vài chiếc bánh vào ngày mai táng. Bạn bè người chết được phép đóng góp vào tiền làm ma chay.
Ai đi viếng hoặc mang lễ vật tới điếu tang, thì ngày hôm ấy phải kiêng cữ mọi thú vui. Có ba loại người chết, không được phép phúng điếu: người tự tử, người chết đuối vì tai nạn, và người chết vì nhà sập.
Phụ nữ chỉ có quyền đưa đồ phúng trong phạm vi thành phố bà ta sống.”
“ĐƯA MA
Ngày và giờ an táng đã được nhà sư định trước, về việc này, ông tra cứu những tấm bảng đặc biệt ghi ngày giờ tốt xấu. Chi tiết đám táng được qui định tỉ mỉ, và ký giao kèo với nhà đòn. Có những đám ma tốn hàng nghìn đồng Đông Dương, trong khi những đám khác chỉ tốn vài quan tiền ta. Hạng thấp nhất giá sáu quan, tức khoảng 2,50 phật lăng.
Có thể có những đám ma tươm tất với 30 quan, tức là 15 phật lăng. Ở Hà Nội có bốn nhà thầu địa phương chuyên lo đám ma (nhà đòn), họ chịu trách nhiệm cung cấp đủ thứ cần thiết, trừ phu khiêng gọi là đô tùy, và phường nhạc (bát âm), hai việc này phải ký hợp đồng đặc biệt với nhà thầu khác.”
Về tác giả:
Gustave Dumoutier
Sinh năm 1850 tại Courpalay (Pháp), nhà nghiên cứu nhân học, dân tộc học và khoa học tôn giáo…
Dumoutier đến Hà Nội năm 1886 theo đề nghị của Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ Paul Bert, được giao nhiệm vụ “người tổ chức thanh tra các trường Pháp – Việt” và sau đó trở thành Giám đốc Học chính Trung – Bắc kỳ.
Ông có niềm đam mê lớn với việc nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, văn hóa, lịch sử Việt Nam và để lại nhiều công trình có giá trị. Ông qua đời tháng 8 năm 1904 tại Việt Nam.
***
TIỂU LUẬN VỀ DÂN BẮC KỲ
Gustave Dumoutier cũng tập trung nghiên cứu về khảo cổ, dân tộc học, tôn giáo, dân gian, văn hóa Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, ông là học giả tiên phong thực hiện các nghiên cứu về văn hóa dân gian Việt Nam nhằm góp phần tìm hiểu sâu sắc và tường tận xứ thuộc địa mà người Pháp vừa bình định xong. Sự nghiệp trước tác của ông rất đồ sộ, một trong những tác phẩm nổi tiếng và quan trọng nhất chính là Essais sur les Tonkinois – Tiểu luận về dân Bắc Kỳ.
Tiểu luận về dân Bắc Kỳ đăng lần đầu trên Tạp chí Đông Dương từ 15-3-1907 đến 15-2-1908 dưới dạng các bài viết/ tiểu luận. Vào những ngày sắp mất, trong nỗi cô đơn buồn tẻ tại Đồ Sơn Hải Phòng), Dumoutier tự tay tập hợp và sắp xếp các bài viết của mình, bố cục các nội dung thành tập di cảo. Năm 1908, Tiểu luận về dân Bắc Kỳ lần đầu được ấn hành tại Nhà in Viễn Đông.
Nội dung của cuốn sách gồm sáu chủ đề lớn liên quan tới tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và nếp sống thường nhật của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ thứ XIX: 1) Xã hội: tổ chức làng xã An Nam, việc xét xử, việc quân…; 2) Gia đình: sinh con, cưới hỏi, tang ma…; 3) Trò giải trí và nghề nghiệp: ca kỹ và đào kép, các nghề, chơi bài lá, đưa đò, sơn và dầu sơn, phu trạm…; 4) Thực phẩm: tục ăn đất, cỗ (cúng, làng, đám ma, mừng thọ), nước chấm, tín ngưỡng dân gian liên quan đến bữa ăn…; 5) Y học: thầy lang, hiệu thuốc; 6) Mê tín: phù thủy và bói toán, hậu vận, cốt tướng, diện tướ Những chủ đề được trình bày tương đối cụ thể theo quan sát, ghi chép và diễn giải của tác giả. Qua đây, độc giả phần nào hình dung được những nét văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân Bắc kỳ cuối thế kỷ XIX.
Tiểu luận về dân Bắc Kỳ là sự bổ khuyết cần thiết cho công trình nghiên cứu vốn nổi tiếng về tổ chức hành chính và xã hội Việt Nam của Éliacin Luro, người lập ra Trường Tham biện Hậu bổ Sài Gòn năm 1873; là tài liệu tham khảo của hai học giả Nguyễn Văn Huyên và Đào Duy Anh, khá nhiều tranh ảnh minh họa trong Việt Nam văn hóa sử cương được Đào Duy Anh lấy từ công trình này.
Trong Connaissance du Vietnam (Hiểu biết về Việt Nam), hai học giả Pierre Huard và Maurice Durand đã sử dụng một số lượng lớn tranh minh họa từ Tiểu luận về dân Bắc Kỳ. Henri Oger thừa nhận có kế thừa Éliacin Luro, L. Cadière và Gustave D.
Điểm sơ qua một số công trình nghiên cứu văn hóa-tinh thần Việt Nam quan trọng nhất của các vị học giả nổi tiếng trên, chúng ta thấy tập hợp những nghiên cứu về văn hóa – xã hội Tiểu luận về dân Bắc Kỳ của Gustave Dumoutier chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…