Công tác quản lí có thể thay đổi doanh nghiệp, nhưng thực sự muốn cải tổ doanh nghiệp thì cần phải dựa vào người lãnh đạo. Hành động của người lãnh đạo, đặc biệt là các quyết định vào những thời điểm then chốt là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thành bại của doanh nghiệp. “Thuyền vượt qua đại dương nhờ người cầm lái”. Con thuyền đi có nhanh hay không là do lòng người có đồng tâm hiệp lực hay không; con thuyền có thể thuận buồm xuôi gió tránh được đá ngầm nước xoáy để cập bến hay không chính là trách nhiệm mà người cầm lái không thể chối bỏ được. Sự an toàn của một con thuyền lớn và tính mạng của tất cả mọi người trên thuyền được quyết định rất lớn bởi khả năng phán đoán và năng lực xử lí khi lâm nguy của người cầm lái. Sóng to gió lớn chứng tỏ bản lĩnh anh hùng, người có thể chèo lái cả một con thuyền doanh nghiệp to lớn, không ai khác chính là người lãnh đạo.
Doanh nghiệp là hệ thống đặc biệt được sáng tạo hoặc cải tạo bởi bàn tay của con người, là một loại hệ thống năng động. Trong hệ thống này, bắt buộc phải có một người có thể điều tiết tốt những công việc như đưa ra quyết sách, chỉ huy, đốc thúc vận hành…, trù tính tốt về con người, tiền của, vật chất, tin tức đầu vào của doanh nghiệp và sản phẩm cùng với dịch vụ đầu ra phù hợp với nhu cầu của xã hội. Bởi vì chỉ có như vậy thì mới có thể cùng lúc thu được lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội. Người này không phải là ai khác, mà chính là người lãnh đạo của doanh nghiệp. Cho nên, với tư cách là một người lãnh đạo, cần phải có góc nhìn, giải pháp và năng lực tổng quát toàn diện.
Người không biết tính toán toàn cục thì không thể làm lãnh đạo. Người lãnh đạo chính là người mưu tính toàn cục, là người đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết các vấn đề khó khăn. Doanh nghiệp muốn phát triển nhưng lại không có kế hoạch lâu dài phù hợp với đặc trưng doanh nghiệp, cũng không có người lãnh đạo có tài có lực thì e là chuyện viển vông. Thực lực của người lãnh đạo xuất phát từ phán đoán chính xác về các thay đổi trong tương lai. Giữa kế hoạch và biến đổi, giữa nghĩ và làm, giữa tri thức và hành động có khoảng cách rất lớn, đối với cá nhân mà nói khoảng cách này là bình thường, nhưng đối với doanh nghiệp mà nói thì lại là chí mạng. Thu nhỏ một cách tối đa những khoảng cách này chính là nhiệm vụ lớn lao của người lãnh đạo.
Ngoại trừ quyền lực cứng đủ để điều khiển sự phát triển của doanh nghiệp, người lãnh đạo còn cần phải có tính thích ứng cực tốt. Một người lãnh đạo ưu tú là người có thể căn cứ vào quy mô lớn nhỏ, đối tượng quản lí và các giai đoạn phát triển khác nhau của doanh ngiệp để sẵn sàng điều chỉnh phương pháp và phong cách lãnh đạo của mình. Giống như Konosuke Matsushita từng nói: “Khi nhân viên của tôi có 100 người, tôi cần phải đứng trước mặt họ để chỉ huy; khi nhân viên của tôi tăng lên 1.000 người, tôi cần phải đứng ở giữa họ, khẩn cầu nhân viên dốc sức hỗ trợ; khi nhân viên của tôi lên đến hàng chục nghìn người, tôi chỉ cần đứng phía sau họ, trong lòng cảm kích là được.”
Quyền lực mềm của người lãnh đạo có thể miêu tả bằng cụm từ “Sức ảnh hưởng”. Cái gọi là sức ảnh hưởng chính là năng lực khi một người tiếp xúc với người khác tạo nên tác động thay đổi hành vi và tâm lí của người kia. Sức ảnh hưởng người người đều có, nhưng mức độ của nó lại khác nhau. Hơn nữa, sức ảnh hưởng của một người cũng tùy thuộc vào từng đối tượng, hoàn cả mà thay đổi. Với tư cách là một người lãnh đạo, cần phải nỗ lực học tập, không ngừng tiếp nhận tri thức mới, tăng thêm kĩ năng và năng lực, từ đó có thêm tài phán đoán, tài tổ chức, tài chỉ huy bài binh bố trận, tài sáng tạo theo kịp thời đại và tài ứng biến cần thiết… Chỉ có như vậy mới có thể khiến cho cấp dưới khâm phục, tin cậy, cấp dưới một khi tin tưởng sẽ tự giác phục tùng theo lãnh đạo.
Người lãnh đạo là trụ cột và linh hồn của doanh nghiệp, người lãnh đạo là nhân vật đứng đầu dẫn lối cho doanh nghiệp. Một người đặc biệt gánh vác đủ mọi nhiệm vụ như vậy không chỉ cần có năng lực, thực lực, kĩ năng, mà càng phải có trí lực và con mắt tinh tường để tháo gỡ rối ren, nhìn thông suốt mọi chuyện, đồng thời phải chú trọng rèn luyện suy nghĩ đa chiều, tự soi xét bản thân, không ngừng đột phá, mở rộng giới hạn của bản thân.
Chín phương pháp tu luyện năng lực lãnh đạo mà cuốn sách này tổng kết ra chỉ là góp chút sức mọn vào xây dựng “trường kinh doanh không biên giới”, hi vọng độc giả có thêm nguồn tư liệu, có thêm cảm hứng để học hỏi hiệu quả, từ đó có thêm động lực tạo ra sức mạnh tinh thần lớn lao và trí tuệ kinh doanh thông thái.
Đại học không lạc hướng là cuốn sách “gối đầu giường” mà tôi viết dành cho các bạn sinh viên đại học.
Mỗi lần đến các trường đại học kí tặng sách, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất chính là “Nếu bản thân cảm thấy hoang mang thì nên làm thế nào”.
Có người nói tuổi trẻ ai mà không cảm thấy hoang mang, tôi nghĩ không phải như vậy.
Trong quãng thanh xuân của mình, tôi đã gặp rất nhiều người tài giỏi, họ không những không hoang mang, mà còn có mục tiêu cực kì rõ ràng, cứ như thế, họ đã khiến những tháng ngày tuổi trẻ của mình thi vị như tứ thơ.
Trong số những người này có một số ra nước ngoài học tại các trường danh tiếng, một số từ trường phổ thông bình thường thi được vào trường đại học top đầu, một số tìm được công việc tốt, một số khởi nghiệp thành công. Khi có cơ hội tiếp xúc với họ, tôi kinh ngạc phát hiện ra rằng những người này đều có một điểm chung: Trong những năm đại học, ở họ không có cái gọi là cảm giác hoang mang. Tôi cho rằng mỗi con đường đều có quy luật, tất nhiên không phải quy luật nào cũng thích hợp với tất cả mọi người, nhưng tin là những câu chuyện thực tế của tôi, của những người xung quanh mà tôi chứng kiến sẽ mang đến cho các bạn những gợi mở hay cảm hứng nào đó, nghĩ vậy và tôi quyết định viết một cuốn sách tham khảo có tựa đề Đại học không lạc hướng.
Sự khác biệt lớn nhất giữa sách tham khảo và sách self-help nằm ở chỗ sách self-help có thể kể chuyện, còn sách tham khảo đa phần là lí luận và đưa ra những kiến thức có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Khi viết cuốn sách này, rất nhiều nỗi nghi hoặc và băn khoăn trong cuộc sống sinh viên lại ập về tâm trí tôi, tôi chợt nghĩ nếu thời đại học năm xưa mà mình đọc được cuốn sách này thì liệu có bớt đi rất nhiều nỗi hoang mang không? Nếu năm nhất đại học tôi đã biết được những kiến thức này thì liệu có bớt đi rất nhiều đường vòng không?
Trong những năm đại học rốt cuộc có nên đi làm thêm không?
Nên tiếp xúc với tình yêu như thế nào?
Học trường đại học bình thường, làm thế nào để có cuộc đời tốt nhất?
Các bằng cấp, chứng chỉ có được sau những năm đại học đó rốt cuộc có công dụng gì?
Có nên tham gia hội sinh viên và các câu lạc bộ không?
Khi những câu hỏi này được đặt ra, tôi lần lượt giải đáp từng câu một, cuối cùng tôi hiểu ra rằng kì thực tuổi trẻ cũng có thể không hoang mang, không lạc hướng.
Trong khi viết, sợ người đọc cảm thấy lí luận khô khan nên tôi kết hợp đưa ra những câu chuyện thực tế để các bạn hứng thú hơn, xin nói thêm, là một đạo diễn, biên kịch trẻ, kể chuyện là sở trường của tôi.
Hi vọng bạn thích cuốn sách này, cũng hi vọng cuốn sách này là hành trang có thể giúp các bạn trong những năm đại học. Thấy chữ như thấy người, mong rằng tuổi trẻ của các bạn có tôi bầu bạn, không bao giờ cô độc.
Lý Thượng Long
Tại Tam Lý Đồn – Bắc Kinh
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…