Combo: Tự truyện Osho và Thiền: nghệ thuật nhập định

TỰ TRUYỆN OSHO

Hỏi: Ông là ai?

Đáp: Là bất cứ ai mà bạn nghĩ, bởi vì nó tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn nhìn tôi với cái tâm hoàn toàn trống rỗng, tôi sẽ khác. Nếu bạn nhìn tôi với những ý tưởng, thì những ý tưởng đó sẽ tô màu tôi; nếu bạn đến với tôi, mang theo một định kiến, thì tôi sẽ khác. Tôi chỉ là một tấm gương soi. Chính khuôn mặt của bạn sẽ được phản chiếu. Có một ngạn ngữ, rằng nếu một con khỉ nhìn vào trong gương, nó sẽ không thấy một vị tông đồ đang nhìn nó xuyên qua tấm gương – nó chỉ thấy một con khỉ. 

Do vậy, mọi sự tùy thuộc vào cái cách mà bạn nhìn tôi. Tôi đã biến mất hoàn toàn, nên tôi không thể áp đặt mình lên bạn. Tôi không có gì để áp đặt. Chỉ có một “cái không” (hư vô), một tấm gương soi. Bây giờ bạn có tự do hoàn toàn.

Nếu bạn thực sự muốn biết tôi là ai, bạn phải tuyệt đối trống rỗng như tôi. Rồi thì hai tấm gương sẽ phản chiếu lẫn nhau, và chỉ có sự trống rỗng sẽ được phản chiếu. Sự trống rỗng vô hạn sẽ được phản chiếu: hai tấm gương đối mặt với nhau. Nếu bạn có một ý tưởng nào đó, thì bạn sẽ thấy ý tưởng của riêng bạn trong tôi.
– Osho


Đọc Osho, đối với tôi, về một phương diện nào đó, cũng gần giống như đọc Nietzsche – mặc dù Osho là một Đạo sư chứng ngộ, còn Nieztsche thì “chỉ là” một triết gia mà đã đi vào cơn điên loạn suốt 10 năm cuối của đời mình. Nhưng họ giống nhau ở chỗ: cả hai đều kích thích tâm trí của ta, bắt ta phải đặt lại nhiều vấn đề tưởng chừng như “nhất thành bất biến”. Cả hai đều có sự “nổi loạn” của một con người sáng tạo, không chấp nhận bất cứ sự nô lệ tinh thần nào, bất luận nó đến từ đâu. Mà thực vậy, đã “nô lệ” rồi thì còn “sáng tạo” làm sao được nữa? 

Đọc Osho cũng không thể không liên tưởng đến Phật Gautama, Krishnamurti, Lão Tử… Cho dẫu trên bình diện “hình tướng”, họ rất khác nhau, nhưng hình như họ rất gần nhau ở suối nguồn sâu thẳm nhất.
– Đỗ Tư Nghĩa

Đối với đời người, Osho cho rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền định. Niềm ân thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment). Sự giác ngộ đó được ông miêu tả là nằm yên trong “trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang dựng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải nghiệm được trạng thái giác ngộ đó, nhưng sự thực là con người bị đánh lạc hướng do hoạt động tư duy cũng như do mong ước và dục vọng sinh ra bởi sự ràng buộc của xã hội. Vì thế, thay vì hưởng được niềm vui cao cả của sự hữu hiện, con người rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức chế. Ông quan niệm rằng, muốn trở lại trạng thái hồn nhiên và an lạc, con người phải tự mình giải thoát khỏi sợ hãi và ức chế.

Với nhận thức này, Osho hoàn toàn nằm trọn vẹn trong truyền thống của triết học Ấn Độ, nhất là trong Đại thừa Phật giáo. Nếu nhớ đến tư tưởng của Mã Minh trong Đại thừa khởi tín luận, hay Thiền ngữ “Tâm bình thường là đạo” của Nam Tuyền, hay các phép hành trì của Phật giáo Tây Tạng, hay tư tưởng của các vị Đạo sư của thời hiện đại như Aurobindo hoặc Krishnamurti, ta dễ dàng thấy sự trùng hợp tuyệt đối về nhận thức luận giữa ông và các truyền thống đó. Chỉ có điều khác biệt là, Osho nói về các nhận thức này một cách hùng biện và mới mẻ, và nhất là với tính cách của một giáo sư triết học, trong các luận giải, ông phối hợp một cách tài tình những truyền thống của Phật giáo, Kỳ-na giáo (Jainism), Ấn độ giáo, Lão giáo, Cơ-đốc giáo, Sufism (một truyền thống của Hồi giáo), và triết học cổ của Hy Lạp. Thế nhưng, cũng như mọi nhà đạo học khác, ông không quên chỉ rõ, không một nền triết học nào có thể diễn bày được chân lý, có thể thay thế được sự chứng thực cá nhân.
– trích từ bài giới thiệu “Osho, ông là ai?” của Nguyễn Tường Bách

 

THIỀN: NGHỆ THUẬT NHẬP ĐỊNH

Không-làm là Thiền, nhưng khi tôi nói không-làm là Thiền, tôi không có ý nói rằng bạn không cần phải làm bất cứ điều gì. Thậm chí để đạt được sự không-làm này, bạn phải làm rất nhiều. Nhưng sự “làm” này không phải là Thiền. Nó chỉ là một bước đệm, chỉ là một bục nhảy. Tất cả những cái “làm” chỉ là một bục nhảy, không phải là Thiền.

Chứng ngộ không có những cấp độ. Một khi nó xuất hiện thì nó có đó. Nó giống như cú nhảy vào đại dương cảm xúc. Bạn nhảy, bạn trở thành một với nó, giống như giọt nước rơi vào đại dương và trở thành một với đại dương. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã biết toàn bộ đại dương.

Khi lần đầu tiên Maulingaputta đến với Đức Phật, ông ấy đã hỏi nhiều câu hỏi. Đức Phật nói: “Ông đang hỏi để làm sáng tỏ các câu hỏi, hay ông đang hỏi chỉ để tìm những câu trả lời?”.
Maulingaputta nói: “Tôi đến để hỏi Thầy, và Thầy lại bắt đầu hỏi tôi! Hãy để tôi cân nhắc về chuyện đó, tôi phải suy nghĩ về nó”.  Ông ấy đã nghĩ về chuyện đó và ngày thứ hai ông nói: “Thực ra tôi đến là để làm sáng tỏ chúng”.  
Đức Phật nói với ông ấy: “Ông cũng đã hỏi người khác những câu hỏi này?”.
Mailingaputta nói: “Tôi đã liên tục hỏi mọi người suốt 30 năm”.
Đức Phật nói: “Với việc hỏi trong 30 năm, chắc ông phải có nhiều câu trả lời – rất nhiều. Nhưng đã có câu trả lời nào chứng tỏ là câu trả lời chưa?”.  
Maulingaputta nói: “Chưa!”.
Thấy thế Đức Phật nói: “Tôi sẽ không đưa ra cho ông câu trả lời nào. Trong 30 năm liên tục hỏi, nhiều câu trả lời đã được đưa ra; tôi có thể thêm một vài câu trả lời nhưng điều đó sẽ không ích gì. Cho nên tôi sẽ trao cho ông giải pháp chứ không phải là câu trả lời”.
Maulingaputta nói: “Tốt thôi, hãy trao nó cho tôi”.
Nhưng Đức Phật nói: “Tôi không thể trao nó; nó phải phát triển trong ông. Cho nên hãy giữ im lặng với tôi trong vòng một năm. Không được phép hỏi một câu hỏi nào. Hãy tuyệt đối im lặng, hãy cùng ở với tôi, và sau một năm ông có thể hỏi. Khi đó tôi sẽ trao cho ông câu trả lời”.
 
Mục lục
Chương 1: Thiền: Nghệ thuật của Lễ hội
Chương 2: Yoga: Sự phát triển của tâm thức 
Chương 3: Không-làm thông qua làm
Chương 4: Thiền “Hỗn loạn”
Chương 5: Thiền Động hay Thiền Tĩnh
Chương 6: Đi sâu vào cái đã biết
Chương 7: Kundalini: Sự trỗi dậy của sinh lực 
Chương 8: Chứng ngộ: Một sự khởi đầu vĩnh viễn 
Chương 9: Sự khai tâm đối với bậc thầy: Kỹ thuật tối thượng
Chương 10: Sannyas: Sự đoạn tuyệt với quá khứ 
Chương 11: Ham muốn tột cùng: Con đường đến phi ham muốn
Chương 12: Linh hồn là gì?
Chương 13: LSD và Thiền
Chương 14: Khả năng trực giác: Điều không thể giải thích
Chương 15: Tâm thức, Chứng kiến, Nhận biết 
Chương 16: Sự khác nhau giữa Satori và Samadhi 
Chương 17: Năng lượng dục: Sự thức tỉnh của Kundalini 
Chương 18: Sự biểu lộ của Prana ở 7 thể
Chương 19: Các kỹ thuật truyền thống
• 21 ngày thử nghiệm trong im lặng và ẩn dật 
• Nhìn gương
• Lặp lại câu mật chú
• Một kỹ thuật về sự tưởng tượng
• Chết một cách có ý thức
• Đi vào giấc ngủ một cách có ý thức
• Giao tiếp với tồn tại trong im lặng

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago