Tư Duy Đa Chiều
Tư duy đa chiều là một trong nhiều cuốn sách về kỹ năng tư duy sáng tạo của Edward de Bono. Cuốn sách tập trung vào hai câu hỏi chính.
1.TẠI SAO cần coi tư duy đa chiều như một kĩ năng không thể thiếu?.
Theo đó, tác giả đưa ra sự đối sánh giữa tư duy đa chiều và tư duy chiều dọc thông thường trên các phương diện như tính chất, đặc trưng, cách vận hành của từng loại tư duy, mục đích.
Qua đó, de Bono đi đến khẳng định rằng.
“Tư duy đa chiều không thay thế cho tư duy hàng dọc. Cả hai đều cần thiết và bổ sung cho nhau.”
“Tư duy da chiều nâng cao hiệu quả của tư duy hàng dọc. Tư duy hàng dọc phát triển những ý tưởng được tạo ra bởi tư duy đa chiều.”
Để có thể sử dụng, người đọc phải có cái nhìn tường tận về tư duy đa chiều. Vì thế, Bono đã chỉ ra bản chất cơ bản và vai trò của tư duy đa chiều. Một số điểm nổi bật của tư duy đa chiều.
Tư duy đa chiều liên quan đến việc phát triển những ý tưởng mới.
Giải phóng khỏi các ý tưởng cũ và kích thích các ý tưởng mới là hai mặt song song của tư duy đa chiều.
2.Thực hành tư duy đa chiều NHƯ THẾ NÀO để sáng tạo và tái cấu trúc cách nhìn sự vật?.
Edward de Bono đã dành từng chương để nói về từng kỹ thuật thực hành tư duy đa chiều. Các kỹ thuật cơ bản như: tạo ra những lựa chọn thay thế, thách thức các giả định; trì hoãn đánh giá, thiết kế, tái cấu trúc mô hình sử dụng các kỹ thuật như phân tách, đảo ngược, suy luận loại suy, lựa chọn điểm thâm nhập và vùng chú ý, kích thích ngẫu nhiên, PO.
Không chỉ miêu tả rõ ràng các kỹ thuật, Edward de Bono còn chỉ ra cách để tổ chức một lớp học thực hành tư duy đa chiều. Ông kì công đưa ra những tư liệu phục vụ cho việc thực hành, các hình thức tổ chức buổi học để giáo viên tham khảo.
Tuy tư duy đa chiều mới mẻ và trừu tượng với nhiều người, nhưng thông qua hệ thống ví dụ sử dụng hình ảnh trực quan, tư liệu ngôn ngữ gần gũi cùng những bài tập cuốn hút, de Bono đang dần khiến tư duy đa chiều trở thành một công cụ gần gũi với chúng ta ngày nay.
Tư Duy Có Hệ Thống
Loài người đã trải qua một lịch sử dài tìm cách nâng cấp hệ thần kinh, hay nói cách khác là khiến bộ não, mà ngày nay chúng ta có được nhờ tiến hóa, càng tiến hóa hơn.
Bằng óc sáng tạo vô hạn, chúng ta tạo ra các hệ thống giúp giải phóng bản thân khỏi những điều vụn vặt, để lưu giữ những thông tin không ai có thể đảm bảo sẽ nhớ và tăng cường khả năng cho não bộ, hoặc giảm tải một số công việc để những nguồn lực khác đảm trách.
Không hệ thống nào hiệu quả với tất cả mọi người, bởi ai cũng muốn làm việc theo cách riêng. Nhưng cuốn sách Tư duy có hệ thống sẽ đưa ra những nguyên tắc chung mà ai cũng có thể áp dụng theo cách của riêng mình để lập lại trật tự và tránh thất thoát thời gian do vật lộn với một tư duy thiếu hệ thống.