Combo Thắp Sáng Đèn Chân Lý +Như Thế Nào Là Giải Thoát và Bờ Giải Thoát( Tặng Kèm Sổ Tay

Combo Thắp Sáng Đèn Chân Lý +Như Thế Nào Là Giải Thoát và Bờ Giải Thoát( Tặng Kèm Sổ Tay Xương Rồng)

Bản đặc biệt tặng kèm sổ tay xương rồng, mẫu ngẫu nhiên ( 1 trong 4 mẫu như hình ) và số lượng có hạn.

Thắp Sáng Đèn Chân Lý

“Theo Phật giáo Nguyên thủy, trong dời người, chúng  ta tối đa được xuất gia 7 lần. Tôi đã sử dùng gần 1 phần 3 số đó. Lần đầu tôi xuất giao gieo duyên với thiền sư nổi tiếng người  Ashin Tejaniya, Viện trưởng thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha, Yangon. Myanmar. Còn lần thứ 2 với Hòa thượng Thích Huyền Diệu tại đất Phật Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, Nepal.

Trong lần xuất gia thứ nhất, chúng tôi có 3 anh em. Trong lần thứ 2 xuất gia, chúng tôi có 8 huynh đệ. Và người hướng dẫn chúng tôi đắp y vàng, hàng ngày cùng chúng tôi 4 giờ sáng tụng kinh lễ Phật trên chánh điện, chỉ bảo chúng tôi oai nghi của người xuất gia không ai khác chính là sư bà Thích Nữ Giác Liên. Những trải nghiệm khó quên của 8 ngày xuất gia nơi đất Phật chắc sẽ in đậm mãi trong tâm trí tôi trong nhiều kiếp.

Thế rồi tôi nhận điện thoại. Sư bà Thích Nữ Giác Liên từ Ấn Độ về Việt Nam. Thế rồi chúng tôi lại được đón sư bà ở Thủ đô Hà Nội. Vừa mừng vừa tủi. Vừa vui vừa thẹn thùng. Nhớ về 8 ngày quý giá khi được đắp lên mình tấm y vàng và sống phạm hạnh của người con Phật xuất gia tại chính thánh địa Ấn Độ và Nepal.

Thế rồi Sư bà Thích Nữ Giác Liên cho biết vừa hoàn thành 3 tác phẩm mới “Như thế nào là giả thoát”, “Bờ giải thoát”, “Thắp sáng đèn chơn lý”. Tôi được sư bà tặng cho bản đánh máy cả 3 cuốn sách này. Tôi đã đọc ngấu nghiến cả đêm. Sau đó đọc lại thật chậm. Để rồi  ngồi viết nên những dòng chữ này.

Tôi muốn nói về tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý

May mắn vô cùng khi Đức Phật đã tìm ra chân lý. Thái tử Tất Đạt Đa cũng là ngươi bình thường như bạn và tôi và bao chúng sinh trong cõi ta bà này nhưng  ngài đã quyết từ bỏ tất cả, quyết ra đi tìm chân lý. Và ngài đã tìm thấy. Ngày tìm thấy cách dây 26 thế kỷ.

Suốt 26 thế kỷ nay, đèn chân lý đang cháy, đang tỏa sáng. Chiếc đèn thần kỳ diệu này cháy được là nhờ 4 chúng: tăng, ni, cận sự nam và cận sự nữ. Đèn chân lý đã có sẵn, vậy thì sao không biết thắp. Bổn phận của chúng ta, những người con Phật phải thắp sáng đèn chân lý này.

Mỗi chúng ta thắp sáng bằng từ bi và trí tuệ, bằng tứ diệu đế, bằng bát chánh đạo, bằng thập nhị nhân duyên, bằng 37 phẩm trợ đạo. Chúng ta thắp sáng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Chúng ta nhắc nhau thắp đèn. Không có đèn, tối như đêm, dày như đất biết đường nào mà lội, biết lối nào mà đi!

Trong tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý sư bà Thích Nữ Giác Liên đã rất tài tình thắp sáng đèn bằng trải nghiệm mấy chục năm tu tập của chính mình. Sư bà có 2 dòng máu Việt Ấn này có những tài năng quá đặc biệt, có số phận và cuộc đời cũng rất khác lạ. Tôi biết về Sư bà từ lâu nên có cảm giác vừa xa vừa gần, vừa thấy sư bà như bên cạnh mình như 1 ngươi mẹ nhưng cs khi lại thấy như tận trên mây cao – Phật cũng gần mình mà rất xa mình mà. Khi tôi tu tốt, sư bà rất gần. Khi tôi tu kém, sư bà ở mãi trên mây!

Tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý được  sư bà Thích Nữ Giác Liên thể hiện bằng thơ. Tài tình thay. Thơ thì dễ đọc, dễ ngâm,  dễ vào lòng người hơn văn. Thơ thì ngắn hơn và hợp với số đông chúng sinh hơn.

Như Thế Nào Là Giải Thoát

“Từ ngữ giải thoát có nghĩa là: Không bị ràng buộc. Bằng cách nào gọi là giải thoát? Xuất gia chăng? Có câu: “Xuất gia xuất giá cũng đồng đi, hai nẻo khác nhau mới lạ kỳ, cõi đạo đưa về nơi tịnh lạc, đường đời đưa đến cảnh sầu bi?”

Quan niệm xuất gia là không ràng buộc có tuyệt đối chăng? Kể ra không gì tuyệt đối cả. Nếu ta xuất gia, giác ngộ, ý thức con đường lý tưởng, thì hạnh phúc an lạc biết bao? Ngược lại tìm giải thóat, ké tư duy, hay bức xúc, gặp phúc an lạc biết bao? ngược lại tìm giải thoát, kém tư duy, hay bức xúc, gặp cảnh phũ phàng đè nén tâm tư, trốn chạy hiện thực… thì sự giải thoát có sợ giây vô hình thắt chặt khó tìm lối ra!

Có người nghe những trận động đất, nước lũ thiên tai khắp thế giới, rồi bị tác động bên ngoài, cho rằng đời sẽ tận thế. Tu khỏi chết, được dự hội Long Hoa, tu sẽ được lột da sống đời. Chùa tôi có hai Phật tử miền quê quá chất phác, chạy theo luận trên, thời gian rồi hơi tàn sức kiệt. Mãi chờ lột da sống đời, định luật vô thường đến, chưa kịp lột da, hai người đã nằm yên dưới lòng đất.

Và có những người cầu giải thoát, bị số người kích động, tội nghiệp đem gia tài bố thí, cầu phước báu sống lâu, khỏi bị đất sụp. Than ôi! Những người ấy sống dở, chết dở, ngày mai đất chưa sụp, lấy gì nuôi sống bản thân và gia đình? Vì vạn bá ưu tiền. Bố thí là việc tốt, nhưng sợ chết mà bố thí có nên chăng?

Đã sợ chết là bị ràng buộc trong kiếp sống, nhưng cái chết là định luật. Thế thì phải làm sao? Trốn hang sâu núi thẳm, tránh nữ thần chăng? Nơi ấy chỉ có đa và những dòng suối tuôn chảy. Hãy cẩn thận cầu giải thoát, phải trắc nghiệm bản thân mình. Tôi đã tiếp xúc nhiều thành phần cầu giải thoát, muốn sống lâu, vô tình lấy dây cột trói bản thân mình…!

Đức Phật sinh ra đời, Ngài cũng bị trói buộc, ngôi sao tột đỉnh, vợ đẹp, con xinh… Ngài tự mở trói chính mình, không vướng tơ hào nào cả và Ngài từ bi chỉ cho nhân loại cách mở khóa, tháo chốt, bằng phương châm: Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên. Phật đã đưa ra nhiều đề tài như tám muôn, bốn ngàn pháp môn tu, nếu ta đi sâu vào tự tánh, những gút thắt tuy khó mở, đừng hấp tấp, từ từ mở sẽ có ngày thành công.

Giải thoát không có nghĩa là chạy trốn và bảo tất cả không định hướng. Tự tán giải thoát không có gì ràng buộc! Sở thích cũng tạm gọi là tự tánh có những người họ không đòi hỏi giải thoát, họ sống rất hạnh phúc, như các nhà khoa học. Họ lấy thế giới làm nhà, lấy không gian làm lò sưởi ấm, lấy biển cả và rừng thiêng làm mầm sống. Họ vui lòng trước hiểm họa, trước cái chết trong những cuộc thám hiểm. Những vị ấy nào đợi giải thoát, vì họ chẳng có gì ràng buộc.

Có câu nhất tu Thị, nhị tu Sơn, thứ ba tu Chùa. Câu nói hàm chứa ý nghĩa: Người tu Thị là sống giữa xã hội bon chen, có phong cách, tế nhị, khéo léo, uyển chuyển trong mọi lĩnh vực, tìm sự sống trong niềm vui an lạc.

Nhị tu Sơn, nói về người tâm cứng rắn và hiểu rõ 8 yếu tố mà người thường bị quay cuồng: Danh lợi, vui sướng, khen, chê, mong cầu, ganh tỵ, uất ức, khổ đau. Sự hiểu biết và tư tưởng người tu Sơn rộng rãi, bao la, như núi rừng. Hỷ, nộ, ái, ố, lắng dịu. Họ thường vươn lên ít khi gục ngã hay thất bại trước đòn dư luận.

Thứ ba tu Chùa: Chùa tượng trưng cho lớp học Cao đẳng, đi sâu vào chân lý, là chỗ diệu dụng của Tự tánh, là môi trường hóa giải kiếp như ngành Y học Giám định Y khoa, phân thích những vết thương, bệnh nhân: Sâu hay cạn và giải phẫn bệnh nhân bằng cách nào? Để bảo toàn sanh mạng con người!

Câu nói trên cũng như thân cây chia ba cành, luôn luôn tựa vào nhau. Ai muốn ăn trái đừng đốn gốc, cũng đừng vội vã hái trái xanh, rồi chê chua. Muốn tìm quả ngọt, ẩn trong mầm chua như chuối hay xoài còn sống thì xanh, khi chín đổi thành màu vàng sẽ ngọt. Bỏ chua tìm ngọt, khó lãnh hội được cái tự nhiên của Trời đất.

Đạo Phật là đạo thực tế, có tánh cách giáo dục, giáo lý thâm sâu khó thể nghĩ bàn, nếu người học tu, thể hiện pháp Phật một cách mơ màng, không phân biệt trắng đen là cầu giải thoát, như nấu cơm ngon, hay dở phải do người khéo nấu, cũng đồng là gạo, người biết cách nấu cơm, lúc đầu phải để lửa lớn, khi sôi gần chín phải bớt lửa ra, nếu để lửa lớn mãi, cơm bị khét.

Phương pháp tu cũng thế, ta chẳng bỏ nhu cầu vật chất hoàn toàn, cũng chẳng săn sóc thể xác hoàn mỹ, vì thể xác là những tập hợp của các phân tử, chẳng sớm thì muộn cũng bị luật vô thường cướp đi. Đạo Phật là đạo phát triển tâm linh, đi sâu vào thế giới tự giác. Ta không thể hiểu pháp Phật một cách mù mờ, không rõ ý Đấng Thế Tôn, là oan gia cho chư Phật.

Có người hỏi Bố Đại hòa thượng phương pháp tu hành ra sao? Ngài không đáp, bỏ túi vải xuống. Vị khách hỏi tiếp, Ngài mang túi vải lên vai. Khách hỏi nữa, Ngài xoay lưng đi luôn, chẳng đáp lời nào cả. Tại sao Ngài có thái độ lạ thế, Ngài thể hiện lời dạy bằng hành động: Buông xuống là không chạy theo ngũ dục, mang túi vải lên vai, là đi trên đường hướng thượng, cao cả và xoay lưng đi thẳng, vì mọi vật trên đời gìn giữ sẽ bị kẹt.

Bờ Giải Thoát

Ngay từ những ngày đầu tiên tìm hiểu về Phật pháp và bước chân vào con đường tu học, tôi đã có một niềm tin mạnh mẽ rằng: Tôi sẽ tìm cho mình được một lối sống thiện lành và một phương pháp thanh tịnh tâm trí. Vì đối với tôi, đạo Phật là một đạo sống chứ không phải là một môn học siêu hình, phương pháp của Ngài là phương pháp thực tiễn, không phải là phương pháp trừu tượng, suy tưởng. Và từ đó, tôi thực hành Phật pháp với một niềm tin như vậy! Tôi hiểu rằng không thể dễ dàng thoát khỏi mọi khổ đau, tìm được hạnh phúc và mong cầu giải thoát chỉ đơn giản bằng sự cầu nguyện hay thực hành các nghi lễ. Đức Phật đã từng nói: “tâm trí là kẻ tiên phong trong tất cả các trạng thái tinh thần”, bất cứ chúng ta làm gì, việc đó bắt đầu nơi trí óc của chúng ta, vì vậy để ngăn chặn không cho những tư tưởng tội lỗi nổi lên trong đầu óc thì chúng ta chỉ cần làm điều thiện. Trong cõi ta bà này có quá nhiều khổ đau và sự ràng buộc, nhưng tôi vui mừng và tin tưởng rằng những gì tôi đang tu học và thực hành Phật pháp hôm nay đang là những mầm ươm giải thoát.

Có lẽ, ở nhiều kiếp xa xưa trước, tôi cũng đã có may mắn biết đến Phật pháp nên kiếp này tôi có  phước lành được gặp  nhiều quý Thầy, quý Sư cô. Cách đây không lâu, tôi được gặp Ni Sư Thích Nữ Giác Liên, được đảnh lê Thầy, được  trò chuyện cùng Thầy, được Thầy chia sẻ rất nhiều về cuộc đời và con đường tu học của Người, tâm trí tôi như bừng sáng và niềm tin vào Phật pháp càng trỗi dậy mãnh liệt trong tôi. Ni Sư Thích Nữ Giác Liên – một con người đặc biệt, mang trong mình hai dòng máu Ấn – Việt, một người Thầy tuyệt vời, những lời tâm sự thật gần gũi, những lời dậy bảo rất đỗi bình dị nhưng thật sâu sắc. Đặc biệt, tôi và một vài đồng nghiệp của tôi còn được thưởng thức món bún riêu chay do Thầy trực tiếp nấu. Chia tay Thầy rồi, nhưng nụ cười hiền hậu, giọng nói nhẹ nhàng, lời pháp thâm sâu và những  lời đạo ca thanh thoát vẫn làm rung động tâm hồn tôi.

Trước khi chia tay, Thầy không quên trao cho tôi tập bản thảo mang tên Bờ giải thoát mà chính Ni Sư là tác giả. Tôi đã ấn tượng ngay bởi tiêu đề của tập thơ – Bờ giải thoát – chính là bến bờ mà tôi và nhiều người trong chúng ta đang tìm cầu.

Đây là một tập thơ rất có giá trị được viết bởi một tu sỹ có tâm. Mỗi câu thơ, từng con chữ như nhắc nhở chúng ta, hướng dẫn chúng ta tu tập. Ngay các tiêu đề cũng là những lời huấn thị, những lời dạy bảo và chúng ta chỉ việc “y giáo phụng hành”.

Tôi đọc rất kỹ 2 bài gần cuối là “Một đóa hồng liên” và cứ thấy quanh mình một đóa hoa sen hồng rất đẹp  đang dâng lên cúng Phật. Hoa sen là biểu tượng của Đạo Phật. Sen hồng là biểu tượng của Việt Nam. Tôi ước mong ai ai trong số 90 triệu dân Việt Nam cũng may mắn biết  đến Phật Pháp như tôi. Để cùng dâng đóa sen hồng thơm ngát lên chư Phật và chư Bồ Tát mười phương.

Tôi đọc lại thêm một lần nữa bài “Hoa ngát hương”. Tôi nguyện hương lòng, hương tâm của tôi và mọi bạn bè người thân bay đến mười phương chư Phật, chư Bồ tát mười phương. Tôi như thấy mình là một cây hương, một bông sen đang tỏa hương thơm ngát.

Tôi nhất định sẽ tặng tác phẩm quý giá này đến người thân và bạn bè của tôi. Tôi nguyện mong những lời chỉ dạy của Ni sư Thích Nữ Giác Liên trong tác phâm quý này đến tay thật nhiều độc giả.”

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago