Categories: Sách văn học

Combo Thạch Lam – Nguyễn Minh Châu – Thi Nhân Việt Nam (Tái Bản)

Combo Thạch Lam – Nguyễn Minh Châu – Thi Nhân Việt Nam tuyển tập những truyện ngắn hay và đặc sắc của nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Minh Châu cùng các bài thơ vang bóng 1 thời trong quyển thi nhân Việt Nam.

Thạch Lam – Tác Phẩm Và Lời Bình, Nguyễn Minh Châu – Tác Phẩm Và Lời Bình

Bộ sách Tác phẩm và lời bình nằm trong tủ sách Văn học nhà trường bao gồm sáu cuốn, tập hợp các tác phẩm đặc sắc của sáu tác giả nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam là: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Bính, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh cùng rất nhiều tác phẩm phê bình văn học của nhiều nhà phê bình nổi tiếng như Hoài Thanh – Hoài Chân, Vương Trí Nhàn, Hà Minh Đức, mang tới cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, thi pháp của từng tác giả.

Đồng thời, việc lựa chọn sáu tác giả nổi bật thuộc nhiều chặng đường lịch sử, nhiều thể loại và phong cách sáng tác (từ phong trào Thơ mới tới cao trào Đổi mới, từ thơ tới truyện ngắn, từ hiện thực phê phán tới văn học Cách mạng) giúp cho người đọc phần nào nắm bắt được toàn diện hình thái nền văn học hiện đại nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua.

Thi Nhân Việt Nam

Là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả.

Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương), cũng là thời điểm quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là “đỉnh cao” vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành “nghệ thuật vị nhân sinh” cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích “cái tôi” bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago