Aristotle (384-332 TCN) nằm trong số các triết gia Hy Lạp có ảnh hưởng sâu sắc nhất thế giới phương Tây, ngay cả khi một số các quan điểm của ông bị bác bỏ bởi khoa học hiện đại. Sự ảnh hưởng của Aristotle không nằm ở những kết luận ông đưa ra, mà nằm ở phương pháp luận luận của ông. Thay vì đưa ra một chỉ dẫn rõ ràng để độc giả có thể yên tâm làm theo, ông đưa độc giả vào chuỗi biện luận chặt chẽ nhưng không xác định, để độc giả có thể “tự giải ảo” chính mình. Ông đề cao việc tự quan sát và đúc rút phương pháp của mỗi người và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể khác nhau hơn là đề xướng một chìa khóa tư duy vạn năng. Điều này ngược với nhận định quen thuộc rằng Aristote cổ xúy cho logic và coi logic là phương pháp luận thuần túy đúng.
Tiếp nối LUÂN LÝ HỌC đã được xuất bản và tái bản nhiều lần trước đó, Book Hunter cho ra mắt 4 tác phẩm quan trọng của Aristotle bao gồm SIÊU HÌNH HỌC, BÀN VỀ LINH HỒN, BIỆN LUẬN, CHỦ ĐỀ, tiếp nối LUÂN LÝ HỌC. Hai cuốn Siêu Hình Học và Bàn về Linh Hồn có thể giúp độc giả hiểu được thế giới quan của Aristotle, và thông qua đó, chúng ta thoát khỏi những ngụy biện mê tín dị đoan về thế giới vô hình. Còn hai cuốn Biện Luận và Chủ Đề cung cấp các phương pháp luận trong tư duy nói chung và trong nghiên cứu phân tích nói riêng.
Luân lý học (Nicomachean Ethics)
Luân lý học là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. Luân lý học nguyên văn tiếng Anh là Nicomachean Ethics, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. Luân lý học ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.
“Luân lý học” là một trong những tác phẩm quan trọng của triết học đạo đức trong truyền thống phương Tây, tác phẩm giới thiệu thuật ngữ và các phương pháp để giải quyết một trong những nan đề triết học cơ bản nhất: thế nào là sống một cuộc sống tốtNULL
Siêu Hình Học (Metaphysics)
“Siêu Hình Học” là tác phẩm quan trọng bậc nhất của Aristotle, nền tảng của triết học về nguyên lý đầu tiên, thần học và minh triết phương Tây. “Siêu Hình Học” của Aristotle không cố đưa ra lời giải thích về nguồn gốc của vạn vật, mà từng bước minh định toàn thể của mỗi cá thể trong vạn vật bằng cách lý giải tự tính, hiện thể, nguyên thể, biến dịch…của mỗi sự vật và hiện tượng. Phương pháp luận được đúc rút trong “Siêu Hình Học” của Aristotle không chỉ hữu ích với những người nghiên cứu triết học mà còn hữu ích với các nhà chính trị, nhà lập pháp, nhà điều tra, nhà sáng tạo sản phẩm, nhà nghiên cứu văn hóa và xã hội… và bất cứ ai muốn luyện lối tư duy truy vấn về bản nguyên của sự vật và sự việc.
Khi đọc kỹ “Siêu Hình Học” và tách biệt tác phẩm khỏi lớp giải thích của Kito giáo, ta sẽ nhận ra sự tương đồng trong cách lý giải vạn vật của Aristotle và Dịch học của văn hóa Á Đông
Bàn Về Linh Hồn (Peri Psychēs)
“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại.
Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.
Biện Luận (Rhētorikḗ)
Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.
Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…