Combo [Sách sống đẹp] Thiền Chữa Lành Thân Và Tâm + Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn (Bản mới 2020)

Combo [Sách sống đẹp] Thiền Chữa Lành Thân Và Tâm + Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn (Bản mới 2020)

 

1, Thiền Chữa Lành Thân Và Tâm 

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng có những phút giây trong đời say đắm trước một vẻ đẹp hay bị cuốn vào một việc nào đó đến nỗi quên cả thời gian lẫn không gian. Những khoảnh khắc ấy là báu vật, là sự biến đổi đột ngột sang một dạng tồn tại khác – nơi mà những ưu tư, phiền muộn ngày qua ngày vơi đi, nơi mà bằng cách nào đó, chúng ta thoát khỏi gánh nặng thường ngày.

Trạng thái đó được các nhà tâm lý học gọi dưới cái tên dòng tư tưởng (flow), một từ dùng để chỉ sự lưu chuyển của tư tưởng mà ta trải qua vào giây phút đó. Dưới góc độ phân tích về cảm xúc của con người, dòng tư tưởng lên đến đỉnh cao khi chúng ta ở trong trạng thái tốt nhất: tâm an bình. Những trạng thái này không thể có được từ thói quen hay do ta thiết lập, mà là những món quà ta được ban tặng.

Món quà ấy chính là một tâm thức cùng với một trái tim an bình. Gần đây, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể, và việc đi vào những trạng thái cực điểm đó khiến cho sức khỏe thể chất được tăng cường. Người ta dường như không còn nghi ngờ rằng tâm trạng tích cực sẽ tang cường sức đề kháng của hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ về tim mạch.

Những sự may rủi trong đời mỗi con người có thể sẽ gây nên những tổn thương khó tránh. Nhưng yếu tố gây hại sức khỏe không kém và chúng ta cần phải kiểm soát được nó chính là trạng thái của tâm.

Tuy nhiên, nền y học hiện đại với hệ thống thiết bị y tế và dược phẩm phong phú không thể cho chúng ta biết làm thế nào để đặt mình vào các trạng thái tinh thần có lợi cho sức khỏe. May mắn thay, có những phương pháp chữa lành khác lại chỉ cho chúng ta cách thức đó.

Trong cuốn sách này, Ngài Tulku Thondup đã tổng hợp các phương pháp chữa lành từ truyền thống Tây Tạng có thể giúp mang đến sự an bình nội tâm. Ngài đã đi xa hơn một bước so với cuốn Năng lực chữa lành của tâm, khi đề cập một cách chi tiết các bài thực hành để tu tập sự bình an của tâm và sự khoẻ mạnh về thể chất.

Những phương pháp này dựa trên các bài tập Tây Tạng cổ nhằm chia sẻ con đường rèn luyện tâm trí để khai thác năng lực chữa lành của riêng nó.

Ngài chỉ ra rằng ngay cả khi y học hiện đại tiếp tục phát triển, chúng ta ở phương Tây cũng có quyền tiếp cận kiến thức cổ xưa và những phương cách để chữa lành thân tâm. Tại sao lại không sử dụng cả hai?

 

2, Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn (Bản mới 2020)

Cuốn sách này là quá trình khám phá và phục hồi dành cho những người trưởng thành gặp tổn thương từ gia đình.
Khái niệm “Đứa trẻ nội tâm” trở thành một phần của nền văn minh nhân loại từ cách đây ít nhất 2000 năm. Carl Jung gọi khái niệm này là “Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child), còn Emmet Fox gọi là “Đứa trẻ kì diệu” (Wonder Child).
Hai nhà tâm lý trị liệu Alice Miller và Donald Winnicott đã đề cập đến nó như là “chân ngã” (cái Tôi đích thực) của chúng ta. Nhiều chuyên gia khác trong lĩnh vực nghiên cứu chứng nghiện rượu và chất kích thích khác gọi nó là “Đứa trẻ nội tâm” (Inner Child).

Thuật ngữ Đứa trẻ nội tâm dùng để nói về phần tâm hồn vô cùng sôi nổi, tràn đầy sức sống, sáng tạo và mãn nguyện trong sâu thẳm mỗi người; đây chính là Đứa trẻ nội tâm – là Chân Ngã – là con người thực sự của chúng ta.
Những chấn thương tâm lý xuất hiện lặp đi lặp lại sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ, điều này sẽ khiến phản xạ “chiến đấu, chạy trốn hoặc tê liệt” của trẻ trở nên mất kiểm soát.

Trải qua quá trình 10 năm nghiên cứu và tìm hiểu hơn 330 báo cáo khoa học khác nhau được thực hiện trên 230.000 người ở trên khắp thế giới, tôi có thể khẳng định rằng: chấn thương tâm lý từ tuổi thơ tạo ra vô số những hậu quả gây tổn thương khác nhau và được biểu hiện theo nhiều cách, bao gồm một hoặc nhiều hội chứng phổ biến được gọi chung là những rối loạn tâm thần – từ trầm cảm, đến nghiện ngập, tâm thần phân liệt – kéo theo một loạt các rối loạn về thể chất khác.

Những căn bệnh còn được gọi là “rối loạn chấn thương phổ quát” này thể hiện mối liên hệ mật thiết với quá khứ tuổi thơ phải trải qua những tổn thương liên tiếp. Hơn nữa, trái ngược với những kiến thức tâm thần học hiện đại, có rất ít bằng chứng cho thấy nguyên nhân của những chứng bệnh này xuất phát từ một rối loạn chuyển hóa gen trong tính chất hóa học của bộ não.

Thực tế được ghi nhận qua các nghiên cứu về sự bất thường của não bộ cho thấy chính những sự bất thường này dường như mới là cơ chế gây ra sự rối loạn, với những tổn thương liên tiếp trong thời thơ ấu và giai đoạn sau đó là nguyên nhân cho cả rối loạn tâm thầm và cơ chế gây ra nó.
Phần đông các gia đình trên khắp thế giới đều chưa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp và hỗ trợ các nhu cầu lành mạnh của con trẻ. Hậu quả là quá trình phát triển thần kinh cùng tâm lý bình thường và lành mạnh của trẻ từ sơ sinh cho tới giai đoạn trưởng thành bị gián đoạn nghiêm trọng.

Để có thể tồn tại, bản ngã thực sự của đứa trẻ – (Cái Tôi đích thực hay Đứa trẻ nội tâm) – thứ đã bị tổn thương nghiêm trọng phải lẩn trốn vào sâu bên trong khu vực vô thức của tâm trí. Thứ xuất hiện bên ngoài là một bản ngã hay tiềm thức giả mạo và nó đang cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc đời của chúng ta, nhưng không thể thành công đơn giản bởi vì nó chỉ là một cơ chế phòng vệ để tránh không bị tổn thương và nó hoàn toàn không có thật. Động lực của cái tôi giả mạo này chủ yếu dựa trên nhu cầu phải luôn là người làm đúng và kiểm soát được mọi thứ.
Cách gọi tên chính xác những gì đã xảy ra với chúng ta cũng như những yếu tố tạo nên đời sống nội tâm của mình khi các sự kiện đó xuất hiện, bao gồm những cảm xúc phong phú mà chúng ta có và học cách cho phép bản thân trải qua những nỗi đau cảm xúc thay vì tránh né nó.
Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất của việc chữa lành được gói gọn như sau “one day at a time”, tức là khi chúng ta làm gì thì hoàn toàn chú tâm vào việc mình làm mà không cần phải suy nghĩ hay lo lắng đến những việc khác, bởi vì suy nghĩ hay lo lắng cũng vô ích và không cần thiết.

Dù quá trình chữa lành có kéo dài bao lâu, chỉ cần áp dụng lời khuyên này, thì quan điểm của chúng ta có thể thay đổi ngay lập tức: giúp cho cuộc hành trình chữa lành tổn thương không chỉ dễ chịu hơn mà còn đầy ý nghĩa, để chúng ta luôn sống trọn vẹn và hết mình với khoảnh khắc hiện tại.
Với từng chút kiên nhẫn, khi cho phép mình được trải nghiệm lại những nỗi đau từng bị đè nén và được quyền đau khổ, chúng ta có thể dần dần giải phóng bản thân khỏi những mâu thuẫn nội tâm chưa được giải quyết suốt bao nhiêu năm qua, đồng thời cũng khám phá ra rằng: tương lai sẽ luôn là một điểm đến còn chưa được xác định. Cuộc sống của chúng ta thuộc về hiện tại, là nơi mà cuối cùng chúng ta luôn có thể tìm thấy sự yên bình.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago