Combo Sách – Sinh Hoạt Của Người Việt + Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt + Tập Tục Đời Người

Tập tục đời người

“Phan Cẩm Thượng không viết về các triều đại hưng suy, các cuộc chiến tranh thắng thua khốc liệt, các biến cố chính trị được coi là trọng đại … như ta thường gặp trong những bộ quốc sử nghiêm trang. Ở đây ta gặp một cái khác, nhỏ nhoi hơn, thường nhật và gần gũi hơn (nhưng kỳ vậy, lại ít được biết đến hơn): những con người. Con người Việt Nam. Phan Cẩm Thượng cho thấy còn có một lịch sử khác nữa như vậy của đất nước này mà ta chưa thật biết, song lại cũng quan trọng không kém, nếu không hơn. Vâng, có thể còn hơn, bởi vì con người phải sống như thế này, làm những cái này trước, rồi mới có thể làm những cái được coi là trọng đại kia. Mới có thể làm nên Lịch sử ‘lớn’. Hoặc nói cho cùng, những cái to lớn, trọng đại kia, theo cách nào đó rất có thể do chính những cái này chi phối, thậm chí đến quyết định. Vì nó có trước. Nó là cái nền. Nó bền bỉ và lâu dài hơn các triều đại và các chế độ.”

– Nguyên Ngọc

 

Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt

Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn – kém hay ít – nhiều.

Cuốn sách sẽ cho ta trở lại đắm mình trong không khí của Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu…, cho ta hình dung rõ ràng và như được tham dự Lễ hội Phù Đổng. Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng sẽ được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.

Bởi luôn lắng nghe và suy tư về cỗi gốc dân tộc mình nên những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn bảy mươi năm, vẫn có thể mời gọi mọi độc giả Việt hôm nay cùng đọc lại, nghĩ suy và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau. 

 

Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Năm 1934, ở tuổi 29, Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụNhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á. Ngay sau đó, hai bản luận án xuất sắc này được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn châu Âu lúc bấy giờ.

Được tuyển chọn trong cuốn sách này, hai công trình trên, cùng với các nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Huyên, là những chuyên khảo mở đườngcho việc tìm hiểucặn kẽ các phương diện trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Các điều tra, mô tả của ông trải rộng từ các loại hình nhà ở, các kiểu cư trú, vấn đề chi tiêu, ăn uống, cho đến các hoạt động kiện cáo, hát đối đáp hay thờ cúng thành hoàng của người nông dân Việt Nam. Dựa trên những khảo tả kỹ lưỡng, kết hợp với phân tích khoa học tinh nhạy, Nguyễn Văn Huyên cho ta hình dung về những cách thức cùng nguyên do đưa đẩy người Việt đến sự sinh hoạt phong phú tự bao đời.

Khởi đầu bằng tiếng Pháp trong sự đối thoại với trường tri thức châu Âu, các công trình của Nguyễn Văn Huyên trở lại với bạn đọc Việtchắc chắn sẽ thúc đẩy những suy tư, kiếm tìm và cả đối thoạicủa độc giả hôm nay về văn hóa, văn minh Việt Nam.

Tác giả:

Nguyễn Văn Huyên(1905-1975) sinh tại Hà Nội, nguyên quánxã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Năm 1923, Nguyễn Văn Huyên sangPháp du học. Năm 1934 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụNhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á. Năm 1935 ông về nước, dạy học tại Trường Bưởi. Năm 1938 ông chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ. Năm 1941 ông là ủy viên Hội đồng Nghiên cứu khoa học Đông Dương.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức tổng giám đốc Vụ Đại học thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, kiêm giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ. Tháng 11 năm 1946, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một số công trình của Nguyễn Văn Huyên do Nhã Nam xuất bản:

– Hội hè lễ tết của người Việt (2017)

– Văn minh Việt Nam (2018)

– Sinh hoạt của người Việt: cư trú – kiến trúc – hát đối (2020)

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago