Combo Sách Nghệ Thuật Sống: Lối Sống Tối Giản Thời Công Nghệ Số + Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Tái Bản) / Những Cuốn Sách Kỹ Năng Sống Best-Seller
Lối Sống Tối Giản Thời Công Nghệ Số
Các công nghệ mới dường như đang hút cạn ý nghĩa và sự hài lòng ra khỏi mỗi chúng ta. Một cụm từ mà chúng ta thường nghe nhắc đến trong cuộc sống số thời hiện đại là kiệt sức. Nếu xét riêng thì không có ứng dụng hay website cụ thể nào đặc biệt tồi tệ cả, vấn đề nằm ở tác động tổng thể của việc có quá nhiều thứ bóng bẩy lòe loẹt liên tục lôi kéo sự chú ý và thao túng tâm trạng của chúng ta. Vấn đề này không liên quan đến các khía cạnh chi tiết mà liên quan đến thực tế rằng nó đang ngày càng vượt xa khỏi tầm kiểm soát. Hầu như không ai muốn dành quá nhiều thời gian như vậy trên mạng cả, nhưng những công cụ này đã biết cách gây nghiện. Sự thôi thúc phải vào cập nhật tin tức trên mạng xã hội trở thành một chứng co giật đầy ám ảnh, phá vỡ dòng thời gian liên tục thành những mảnh vụn nhỏ bé, không đủ để tạo ra sự hiện diện cần thiết cho một cuộc sống có chủ định.
Cal Newport nghiên cứu về tác động tiêu cực của hoạt động trực tuyến không kiểm soát đối với sức khỏe tâm lý. Hoạt động trao đổi trực tuyến dường như càng đẩy nhanh người ta vào các trạng thái cực đoan gây ra những sự căng thẳng và kiệt quệ về mặt cảm xúc.
Việc khám phá được những mối lo ngại rất đáng giật mình này – từ hiện tượng lạm dụng thái quá tới mức nghiện ngập các công cụ trên, cho đến khả năng của chúng trong việc làm giảm quyền tự chủ, giảm sự hạnh phúc, khơi dậy những trực giác u ám, và gây phân tâm khỏi những hoạt động có giá trị hơn – khiến chúng ta nhận thức được mối quan hệ đáng lo ngại của con người với các công nghệ đang thống trị nền văn hóa.
Mục đích của cuốn sách này là đưa ra những lập luận ủng hộ cho chủ nghĩa tối giản số, bao gồm một phần khai thác chi tiết về những câu hỏi vì sao nó lại có hiệu quả, tiếp đến là phần hướng dẫn cách áp dụng triết lý này vào cuộc sống nếu bạn quyết định lựa chọn nó.
Chìa khóa để duy trì thành công lâu dài khi vận dụng triết lý này là bạn hãy hiểu rằng vấn đề mà bạn đang muốn giải quyết ở đây không thực sự liên quan đến công nghệ, mà liên quan đến chất lượng cuộc sống của chính bạn. Càng mày mò thử nghiệm với các ý tưởng và cách làm mà tác giả đã trình bày ở các phần trước trong cuốn sách này, bạn sẽ ngày càng nhận ra rằng chủ nghĩa tối giản số không đơn thuần chỉ là một bộ các nguyên tắc; nó là con đường giúp bạn xây dựng một cuộc sống đáng sống trong kỷ nguyên hiện đại của chúng ta với sự hiện diện khắp nơi của các thiết bị đầy mê hoặc.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Phần 1: Các nền tảng
1. Cuộc chạy đua vũ trang không cân sức
2. Tối giản hóa số
3. Dọn dẹp không gian số
Phần 2: Thực hành
4. Dành thời gian ở một mình
5. Đừng nhấn nút “thích”
6. Lấy lại sự thư giãn đã mất
7. Tham gia vào phong trào kháng lại sự chú ý
Kết luận
Thông tin tác giả:
Cal Newport là giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Georgetown. Ông có nhiều bài viết về sự giao thoa giữa công nghệ số và văn hóa. Các tác phẩm của Cal Newport đã được dịch ra hơn 25 ngôn ngữ khác nhau.
Trích đoạn sách:
NHỮNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRỒNG CÂY THUỐC LÁ MẶC ÁO PHÔNG
Bill Maher kết thúc mọi tập trong chương trình trò chuyện hằng tuần Real Time (tạm dịch: Thời gian thực) trên đài HBO bằng một màn độc thoại. Chương trình này thường bàn đến các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, trong tập phát sóng ngày 12 tháng Năm năm 2017, Maher đã phá thông lệ khi anh nhìn vào camera và nói: Đã đến lúc các ông trùm mạng xã hội phải dừng vờ rằng họ là những vị thần thân thiện và mọt sách, chỉ mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và thừa nhận rằng họ chỉ là những người nông dân trồng cây thuốc lá mặc áo phông, đang tìm cách bán một sản phẩm gây nghiện cho lũ trẻ. Bởi vì, chúng ta hãy dũng cảm thừa nhận đi nào, ngồi đếm số lượt “Thích” đang là một loại cần sa mới.
Mối quan tâm của Maher đối với mạng xã hội bắt nguồn từ một tập trong chương trình 60 Minutes (tạm dịch: 60 phút) phát sóng khoảng một tháng trước đó.
Tập này mang tựa đề “Khai thác não bộ”, mở đầu bằng cảnh Anderson Cooper1 phỏng vấn một kỹ sư tóc đỏ, vóc người thanh tú, với bộ râu được chăm chút cẩn thận theo mốt đang thịnh hành trong cộng đồng các chàng trai ở Thung lũng Silicon. Tên anh là Tristan Harris, từng là nhà sáng lập công ty khởi nghiệp và cựu kỹ sư của Google nhưng sau đó từ bỏ con đường đã trở nên quá quen thuộc trong thế giới công nghệ để trở thành một thứ hiếm hoi hơn rất nhiều trong thế giới khép kín đó: người tố giác.
“Thứ này là một loại máy đánh bạc,” Harris nói ngay ở phần đầu của cuộc phỏng vấn trên, tay anh giơ lên chiếc điện thoại thông minh của mình.
“Vì sao nó lại là máy đánh bạc?” Cooper hỏi.
“Mỗi lần mở điện thoại ra xem, nghĩa là tôi đang đánh cược với chiếc máy đánh bạc này để xem Tôi sẽ nhận được gì?” Harris trả lời. “Các công ty công nghệ còn soạn ra cả một danh sách dài các kỹ thuật nhằm khiến bạn phải sử dụng điện thoại càng lâu càng tốt.”
“Vậy Thung lũng Silicon đang lập trình các ứng dụng hay họ đang lập trình con người?” Cooper hỏi.
“Họ đang lập trình con người,” Harris trả lời. “Người ta vẫn luôn nói rằng công nghệ là trung lập, và rằng việc quyết định cách thức sử dụng công nghệ như thế nào là quyền của chúng ta. Nhưng không phải thế.”
“Công nghệ không trung lập ư?” Cooper xen ngang.
“Không hề. Họ muốn bạn phải sử dụng công nghệ theo cách mà họ đặt ra và sử dụng nó trong thời gian thật lâu. Bởi vì có thế họ mới kiếm được tiền.”
Khi xem chương trình này, Bill Maher nhận thấy rằng cuộc phỏng vấn mang một nét gì đó rất quen thuộc. Sau khi chiếu đoạn trích cuộc phỏng vấn trên giữa Harris và Cooper cho các khán giả của mình ở kênh HBO xem, Maher hỏi: “Tôi đã nghe chuyện này ở đâu rồi nhỉ?” Sau đó, ông chuyển sang cuộc phỏng vấn nổi tiếng năm 1995 của Mike Wallace với Jeffrey Wigand – người tố giác từng xác nhận trước cả thế giới điều mà nhiều người vốn đã nghi ngờ từ lâu: các tập đoàn sản xuất thuốc lá đã cố tình tăng tính gây nghiện cho các loại thuốc lá.
“Philip Morris chỉ muốn chiếc phổi của bạn,” Maher kết luận. “Cửa hàng Ứng dụng muốn linh hồn bạn.”
Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Tái Bản)
Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.
Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai.
Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương, trong đó, chương một, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân.
Chương hai tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?
Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.
Chương bốn, những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học.
Cuối cùng chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”.
Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.
Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng.
Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.
Mục lục:
Cấu trúc cuốn sách
Lời mở đầu
Chương 1: Tại sao lại có những người sống tối giản?
Chương 2: Tại sao đồ đạc lại chất nhiều đến vậy?
Chương 3: 55 quy tắc vứt bỏ
Chương 4: Vứt bớt đồ đạc, 12 điều thay đổi trong tôi
Chương 5: Không phải trở nên hạnh phúc mà là cảm nhận hạnh phúc
Lời kết – Lời cảm ơn chân thành
Danh sách 55 quy tắc vứt bỏ
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…