Bạn đều nghĩ “Khách hàng là thượng đế”
Có lẽ không gì khiến người bán hàng nản lòng hơn lời từ chối của khách hàng trước một sản phẩm có chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí. Bạn phải thuyết phục họ. Muốn thuyết phục người khác, bạn không nên nói cho họ nghe mà phải hỏi họ, rồi đưa ra những lời khuyên bổ ích. Bạn trở thành “nhà tư vấn” hoặc người hướng dẫn mua hàng.
Trước những phân tích đúng đắn của bạn, khách hàng đang tự thuyết phục chính mình, khi đó bạn có nhiều cơ hội “dẫn dắt” họ đến hành động mua hàng bởi không còn điều gì khiến họ từ chối nữa.
Có 5 lý do cơ bản khiến khách hàng từ chối mua hàng: (1) không có nhu cầu, (2) không có tiền, (3) không có động lực, (4) không có mong muốn, (5) không tin tưởng.
Một trong năm lý do khiến khách hàng không mua hàng là không có nhu cầu. Nhưng, khách hàng chính họ đôi lúc không biết bản thân họ đang có nhu cầu gì. Còn “tiền” – có thể khách hàng không đủ tiền để mua sản phẩm, nhưng có thể đó là lời nói dối. Lý do thực sự không phải vì thiếu tiền mà vì khách hàng không muốn sở hữu sản phẩm đó. Lý do thứ ba khiến khách hàng không mua sản phẩm vì họ không cảm thấy cần phải mua hàng ngay.
Nhiệm vụ khó khăn nhất của người bán hàng là làm cho khách hàng có sự quan tâm đủ lớn để đưa ra quyết định mua hàng ngay tại thời điểm bạn đang thuyết phục họ.
Thủ thuật hữu hiệu nhất khiến khách hàng thoát khỏi những suy nghĩ cứng nhắc kia chính là đồng tình với họ thay vì cứ mãi thuyết phục họ mua hàng.
Bạn hãy nhớ rằng khách hàng chỉ từ chối lời đề nghị mua hàng của bạn chứ không phải họ cự tuyệt cá nhân bạn. Do đó, lý do quan trọng nhất khiến khách hàng không mua sản phẩm của bạn là họ không tin bạn, dù họ không nói ra. Cho nên, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết, đặc biệt là nghề bán hàng.
Bán hàng bằng trái tim: Chìa khóa đem lại thành công trong nghề bán hàng
Mong muốn và thị hiếu của mọi người là giống nhau. Nếu tiếp xúc đủ số lượng khách hàng và đúng đối tượng, bạn sẽ bán được hàng.Khi phải đương đầu với các vấn đề của khách hàng thì trái tim là điểm tựa vững chắc cho bạn.
Trước hết, người bán hàng phải là người tốt bụng, có khả năng thiên bẩm hay trực giác để trở thành “nhà tư vấn mua hàng”. Trong lĩnh vực bán hàng, có những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng nó bổ trợ cho bạn như: đôi giày được đánh bóng sạch sẽ, bộ com-lê phẳng phiu, trang điểm phù hợp, tươi tắn, khả năng ứng xử tốt, biết nói lời cảm ơn chân thành…
Khi khách hàng nói “không” có nghĩa là “tôi không chắc là tôi sẽ mua”, nhưng họ thích đưa ra một quyết định mới dựa trên những thông tin mới. Vì vậy, bạn phải cố gắng hoàn tất thương vụ ngay sau khi đã tạo lập được giá trị cho sản phẩm hay đã khơi dậy ước muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng, chứ không phải sau khi đã cung cấp toàn bộ thông tin cho khách hàng rồi bạn mới chốt lại để hoàn tất thương vụ, đó là một sai lầm rất nghiêm trọng.
Khi khách hàng từ chối hoặc nói không đủ tiền, có nghĩa là họ không cảm nhận được rằng sản phẩm của bạn hoàn toàn đáng giá với số tiền mà bạn nêu ra. Lúc đó, bạn không thể thay đổi đột ngột hay hạ giá sản phẩm, nhưng bạn có thể nhanh chóng thay đổi giá trị của nó bằng cách cung cấp thêm thông tin về sản phẩm đó. Điều này tạo dựng sự tin tưởng và không khí đối thoại cởi mở giữa khách hàng và bạn.
Tâm lý “cố bán bằng mọi giá” thường gặp ở những người bán hàng có đạo đức nghề nghiệp “đáng ngờ” hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt chứ không hướng đến xây dựng một sự nghiệp bán hàng lâu dài.
Bán Hàng Bằng Trái Tim – 10 Nguyên Tắc Vàng Mọi Người Bán Hàng Đều Cần Biết
Bán hàng chính là truyền tải cảm xúc. Nếu người bán hàng có thể làm cho khách hàng cảm nhận về sản phẩm của mình theo cách mình cảm nhận về chúng, chắc chắn khách hàng sẽ đồng ý mua.
Để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp thì bạn phải tận tâm với sản phẩm của mình, khách hàng sẽ bị thuyết phục bởi niềm tin của bạn hơn bất cứ bằng chứng nào do bạn đưa ra để quảng cáo cho công dụng của sản phẩm.
Một người bán hàng tự tin, suy nghĩ tích cực, làm việc trên cơ sở trung thực và thẳng thắn chính là người trấn an mọi sợ hãi của khách hàng một cách hiệu quả nhất, và thật sự thấy khách hàng là người chịu thiệt thòi nếu không mua sản phẩm của bạn.
Bạn không chỉ tin vào sản phẩm mà cũng nên đặt niềm tin vào công ty bạn đại diện. Việc xây dựng tiếng tăm cho công ty sẽ bồi đắp thêm uy tín của bạn trong sự nghiệp bán hàng của mình.
Cân bằng giữa Bán hàng và Trái tim đó là nội dung cốt lõi mà tác giả Shari Levitin của cuốn sách Bán hàng bằng trái tim muốn truyền tải đến bạn, những người đã đang và sẽ bước chân vào lĩnh vực bán hàng.
Căn bệnh phổ biến trong phần lớn những người bán hàng
Có một căn bệnh đang lây lan nhanh chóng trong phần lớn những người bán hàng ngày nay: mọi người đều tìm đường tắt – cách thức dễ dàng để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Những nhà quản lý kinh doanh cũng như các nhân viên kinh doanh luôn không ngừng tìm kiếm các mẹo vặt, công cụ hay quy trình mới nhất, với hy vọng tìm được liều thuốc thần kỳ cho công việc bán hàng.
Thật không may, nhiều tác giả, các blogger và cả những người được cho là chuyên gia về bán hàng nổi tiếng hiện nay (một số người thực sự là những kẻ lừa gạt) đều rất “sẵn lòng” tạo ra những bài viết hay, các tác phẩm vô nghĩa nhằm thỏa mãn những người bán hàng lười biếng, tuyệt vọng, những người hay lo sợ hoặc không sẵn lòng làm những gì cần thiết để thành công. Thật đáng buồn khi một số chuyên gia bán hàng tận tụy, muốn mài giũa tay nghề của họ đôi khi cũng bị vướng vào những thứ tầm thường đó.
Cuốn sách không dành cho những ai thích vội vã
Nếu bạn đang hy vọng về một phương pháp nhanh-gọn-lẹ thì bạn hẳn đã lầm đường rồi, cuốn sách này không dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng học hỏi cách thức để vượt trội hơn đối thủ, đồng thời bạn nghiêm túc về việc trở thành một chuyên gia bán hàng “thắng đậm” từ năm này qua năm khác, thì xin chúc mừng! Bạn đã tìm đến đúng tác giả và chọn được cuốn sách cực kỳ phù hợp.
Trong cuốn “Bí mật thành công của những người bán hàng xuất sắc”, tác giả Anthony sẽ trả lời một câu hỏi trọng tâm cực kỳ quan trọng. Và thực sự mà nói thì đó là câu hỏi cần thiết nhất: Tại sao một vài người bán hàng xuất sắc lại luôn luôn làm tốt hơn những người đồng nghiệp của họ?