Những Tù Nhân Của Địa Lý
“Khi chúng ta đang vươn tới những vì sao, chính bởi những thách thức đặt ra phía trước mà chúng ta có lẽ sẽ phải chung tay để ứng phó: du hành vào vũ trụ không phải với tư cách người Nga, người Trung Quốc hay người Mỹ, mà là những đại diện của nhân loại. Nhưng cho đến nay, mặc dù đã thoát khỏi sự kìm hãm của trọng lực, chúng ta vẫn đang bị giam giữ trong tâm trí của chính mình, bị giới hạn bởi sự nghi ngờ của mình về ‘kẻ khác’, và do đó bởi cuộc cạnh tranh chính yếu về tài nguyên. Phía trước chúng ta còn cả một chặng đường dài.”
Người Nga vẫn sẽ lo âu dõi mắt về phía tây, nơi có dải đất vẫn còn là bình nguyên, dễ bị xâm nhập; Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ bị cách ngăn bởi dãy Himalaya sừng sững, và địa lý sẽ xác định bản chất của những cuộc xung đột giữa hai nước trong tương lai, bất chấp sự phát triển của công nghệ và quân sự; “Đại gia đình châu Âu” đói khát năng lượng, bị phụ thuộc vào những đường ống dẫn dầu từ Nga, và do đó họ không thực sự có nhiều lựa chọn trên bàn đàm phán; sự suy yếu của Hoa Kỳ trong vị thế một siêu cường số một dường như đã bị thổi phồng quá mức, nếu xét tới những lợi thế địa lý mà nước này đã dày công gây dựng…
Và còn rất nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các nhân tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian. Nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”, và rằng: “Địa lý vẫn luôn luôn là một loại nhà tù định nghĩa một quốc gia là gì, hoặc có thể là gì, và là một nhà tù mà các nhà lãnh đạo thế giới thường phải nỗ lực để thoát ra”.
Hay nói cách khác, theo luận điểm của Tim Marshall, thì một thế kỷ nữa kể từ bây giờ, nhân loại vẫn sẽ là “những tù nhân của địa lý”.
“Một suy ngẫm cốt lõi và chi tiết về những động lực địa chính trị tồn tại trên toàn cầu.” – Tiến sĩ Sajjan M. Gohel
TÁC GIẢ:
Tim Marshall là ký giả người Anh với hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News. Prisoners of Geography là một trong năm cuốn sách của ông đều nằm trong danh sách bán chạy của The New York Times, và được xuất bản ra nhiều thứ tiếng.
“Nói nhanh cho vuông, đây là một trong những cuốn sách hay nhất về địa chính trị bạn có thể tưởng tượng: đọc nó cũng giống như một nguồn ánh sáng rọi vào tâm trí bạn… Marshall có cái đầu mạch lạc, sáng suốt và sở hữu một năng lực gần như thần bí là có thể làm cho bức tranh toàn cảnh trở nên dễ hiểu và mạch lạc… Cuốn sách này, bao quát một chủ đề phức tạp như vậy, thật kinh ngạc là tôi đã không thể buông cuốn sách cho tới khi đọc xong… Tôi không thể tìm ra một cuốn sách nào khác có thể giải thích tình hình thế giới hay hơn.” – Nicholas Lezard, Evening Standard
Cuốn sách đầu tiên về lịch sử văn học tiếng Đài được dịch sang tiếng Việt
Tác phẩm “Đầu lưỡi và ngòi bút: Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan” của Giáo sư Liêu Thụy Minh gần đây đã được “Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam” chính thức phát hành tại Việt Nam. Cuốn sách tượng trưng cho sự trao đổi văn học giữa hai nước Đài Loan-Việt Nam đã bước vào giai đoạn gần gũi và thân thiện hơn, đồng thời cũng là thành quả quan trọng của chính sách Văn học hướng Nam mới do Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan (NMTL) thúc đẩy năm 2020 (Ảnh: NMTL)
Bảo tàng Quốc gia Văn học Đài Loan (National Museum of Taiwan Literature, NMTL) vừa đạt được thành quả mới trong công tác dịch thuật. Tác phẩm “Đầu lưỡi và ngòi bút: Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan” của Giáo sư Liêu Thụy Minh gần đây đã được “Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam” chính thức phát hành tại Việt Nam. Đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu bằng tiếng Việt về lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan, tượng trưng cho sự trao đổi văn học giữa hai nước Đài Loan-Việt Nam đã bước vào giai đoạn gần gũi và thân thiện hơn, đồng thời cũng là thành quả quan trọng của chính sách Văn học hướng Nam mới do Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan thúc đẩy năm 2020.
Tác giả nguyên tác – Giáo sư Liêu Thụy Minh là người đi tiên phong trong phong trào “Phục hưng tiếng mẹ đẻ” ở Đài Loan. Ông viết cuốn sách này vào năm 2013, khi văn học tiếng mẹ đẻ của Đài Loan đã dần dần đạt được những thành quả nhất định.
Giám đốc bảo tàng Tô Thạc Bân bày tỏ, quyển sách này đã ghi lại tinh thần thời đại “hồi xuân” của ngôn ngữ mẹ đẻ trong gần 30 năm gần đây của Đài Loan. Ông Tô Thạc Bân nói: “Giáo sư Liêu Thụy Minh đã nói rõ trong cuốn sách này, tiếng Đài vốn dĩ là một ngôn ngữ, một tiếng nói, phải làm sao để biến tiếng nói này thành văn học chữ viết.”
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..