Combo Sách : Bạn Đang Ở Đây: Cuốn Sách Ngắn Về Thế Giới + Tại Sao Tình Dục Lại Thú Vị? + Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu (Tái Bản 2020)

Bạn Đang Ở Đây: Cuốn Sách Ngắn Về Thế Giới

Bạn Đang Ở Đây: Cuốn Sách Ngắn Về Thế Giới là cuốn sách giúp chúng ta nhìn nhận lại về địa lý, một môn học, một chuyên ngành xưa cũ và trong nhiều năm trở lại đây đã đứng trước những nghi vấn về sự cần thiết, hữu dụng trong cuộc sống sau này của học sinh, sinh viên, nhất là trước cơn lũ trào lưu công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Cuốn sách này có thể giúp bạn hiểu được tại sao địa lý, cùng những môn cơ bản như lịch sử… lại cần thiết cho việc củng cố nền tảng tư duy cho con người từ tấm bé.

Sách gồm 6 chương, cổ xúy tinh thần nhìn nhận thế giới ở tư cách tổng thể một hệ thống thay vì chia nhỏ từng mảng để xem xét hướng giải quyết các vấn đề của thế giới hiện đại.

Chương 1: giới thiệu sơ về không gian, định vị Trái đất trong vũ trụ. “Ngành khoa học mô tả hành tinh nơi chúng ta đang sống chính là địa lý, “geography” – từ mà chúng ta thừa hưởng từ tiếng Hy Lạp – có nghĩa là “bản mô tả Trái đất”.”

Chương 2: trình bày về nước và tầm quan trọng của yếu tố này trên hành tinh xanh của chúng ta.

Chương 3: điểm qua về thế giới con người, nhấn vào ý tưởng “di cư”, cả ra nước ngoài lẫn ngay trong chính phạm vi địa lý một quốc gia, giúp chúng ta khám phá những ý tưởng mới về bố cục từng khu vực trong một đô thị, đặc biệt là “khu ổ chuột” ở các đô thị lớn. Biết đâu đó, trong một thời đại công nghệ giúp kết nối tất cả, thì chính những Homo sapiens công nghệ như chúng ta mới cực kỳ thiếu khuyết kỹ năng kết nối cộng đồng so với tổ tiên Homo eretus của mình.

Chương 4: đi vào khía cạnh bản đồ/địa lý, khởi thủy của ý niệm “bản đồ” trong trí óc con người là như thế nào, bản đồ đã giúp ích gì cho chúng ta. Chương 4 đưa chúng ta ngược trở về thời kỳ của những nền văn minh cổ xưa, như Ai Cập, Lưỡng Hà, đặc biệt chú trọng vào nền văn minh Trung Hoa cổ đại bên hai bờ sông Trường Giang và Đại Vũ, nhân vật có lẽ nên được xem như “Nhà địa lý” vĩ đại. Qua đó, chúng ta hiểu ra bản đồ gắn bó mật thiết với địa lý thế nào, ghi nhận

Chương 5: lược thuật một số chuyến “phiêu lưu” của tác giả trong thế giới tự nhiên, nhằm làm sống lại “con người địa lý” trong chính mình. Không sử dụng bất kỳ phương tiện công nghệ nào, tác giả và những người đồng hành của mình đã sống sót qua chuyến trekking khắp lưu vực ở châu Âu, qua Tây Tạng… Trải nghiệm tuyệt diệu đó đã giúp ông tin vào bản năng “địa lý” trong bẩm sinh mỗi cá nhân chúng ta, và có thể, để đối phó và thích nghi được trong thời kỳ biến đổi khí hậu khốc liệt này, chúng ta cần đánh thức bản năng “địa lý” đó.

Chương 6: xếp tất cả năm chương trên vào một hệ thống: “Sự gián đoạn hệ thống tự nhiên của Trái đất do Homo sapiens gây ra đòi hỏi một sự hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về địa lý. Hành tinh chúng ta ở giữa chương này và chúng ta là tác giả số phận của nó”; từ đây khuyến khích và cổ động mọi người tìm hiểu về địa lý, đánh thức năng lực địa lý bẩm sinh trong chính mình; hiểu địa lý có thể giúp chúng ta hiểu về bản chất nơi mình đang sống – Trái đất, do vậy chúng ta mới có thể tìm ra biện pháp bền vững giải quyết vấn đề môi trường.

“Hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chúng ta là bước đầu tiên để giải quyết các thách thức. Có thể tìm ra nhiều người biết cách giải quyết vấn đề tương lai của chúng ta trong các trường đại học. “Và”, như nhà địa chất Richard Alley đã chỉ ra trong lời nói đầu cho một ấn bản mới của cuốn The Two-Mile Time Machine (Cỗ máy thời gian hai dặm) của mình, “chúng ta có nhiều sinh viên thông minh. Kiến thức về biến đổi khí hậu có thể giúp thúc đẩy những sinh viên đó tìm cách đưa chúng ta tới một hệ thống năng lượng bền vững”.”

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

[Về dạy địa lý trong nhà trường – Chương 4, 5]

“Nếu cội rễ của nhận thức địa lý được chăm bẵm từ lúc còn non, cây tri thức sẽ đơm hoa kết trái. Các nhà giáo dục đã biết điều này từ khá lâu.
Việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng địa lý ở cấp tiểu học giống như tặng cho trẻ nhỏ một thế giới quan có thể được sử dụng làm nền tảng cho giáo dục trung học, là bàn đạp để đi đến tuổi trưởng thành và có một vai trò trong việc ra những quyết định giúp định đoạt tương lai của hành tinh rắc rối này. Kiến thức tự thân tăng lên theo cấp số nhân: học hỏi một chút rồi cứ thế mau chóng biến thành rất nhiều. Hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của chúng ta là bước đầu tiên để giải quyết các thách thức. Có thể tìm ra nhiều người biết cách giải quyết vấn đề tương lai của chúng ta trong các trường đại học.”
[Địa lý là gì? Vai trò địa lý trong đời sống]
“Ngành khoa học mô tả hành tinh nơi chúng ta đang sống chính là địa lý, “geography” – từ mà chúng ta thừa hưởng từ tiếng Hy Lạp – có nghĩa là “bản mô tả Trái đất”.
Qua hơn một thiên niên kỷ, đây vẫn là một chủ đề hấp dẫn Homo sapiens, một lĩnh vực gây tò mò giúp chúng ta khám phá ý nghĩa thế giới của mình, ý nghĩa của con người, nơi chốn, môi trường của thế giới đó. Ngày nay, chúng ta đã ở ngã ba đường trên chặng đi bộ ngắn từ thời đồ đá đến thời điện thoại. Chúng ta có thể chọn việc bảo vệ hành tinh và các hệ thống của nó, hoặc tiếp tục lạm dụng chúng. Khả năng gắn kết vào ngành khoa học địa lý của con người sẽ xác định tương lai của chúng ta.”
“Địa lý luôn trong tình trạng tái phát minh; đó là dòng sông kiến thức, liên tục bồi đắp tiến trình của riêng nó. Sự thay đổi trong những năm 1950 từ việc coi không gian địa lý là tuyệt đối sang đo đạc không gian theo các khía cạnh tương đối – ví dụ – thời gian và chi phí, đã mở ra một thế giới điều tra về hành vi con người và các hoạt động điều chỉnh không gian. Địa lý là trung tâm đối với sự sống còn của nhân loại.”
“Chúng ta không thể lại có một Trái đất “tự nhiên”. Trong nhiều thế kỷ, chúng ta đã phá vỡ các chu trình carbon, nitơ và nước trên thế giới. Mười ngàn năm trước, có lẽ có 0,1% sinh khối động vật có vú bao gồm người và động vật được thuần hóa. Ngày nay, con số này đã tăng lên khoảng 90%. Chúng ta đang ở trong thế Nhân sinh.
Đây là kỷ nguyên địa chất đầu tiên được xác định bởi sự can thiệp của con người vào các hệ thống tự nhiên của hành tinh, đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ mới giữa loài người và tinh cầu mà chúng ta sống. Trên hành trình nhanh chóng đến văn minh và khai sáng, chúng ta đã vượt qua rất nhiều thử thách, từ tưới tiêu đến kiểm soát đại dịch. Nhưng chúng ta cũng đã tích lũy đầy một ba lô khó khăn mới. Phụ thuộc vào cách mà bạn lấy đồ trong ba lô ra, bạn có thể tạo nên các hạng mục ưu tiên khác nhau.”
“Chưa bao giờ địa lý lại quan trọng đến vậy. Trên quả cầu hữu hạn này, với môi trường sống bị vùi dập, được duy trì trong không gian tối bởi vòng xoáy phức tạp của các hệ thống kết nối với nhau, chúng ta đã đạt đến một điểm trong hành trình tập thể của mình, nơi mà kiến thức là thứ bảo đảm tốt nhất cho tương lai. Địa lý sẽ giữ chúng ta là con người.”

+TÁC GIẢ:

Nicholas Crane là một tác giả, nhà địa lý, chuyên gia vẽ bản đồ, từng nhận được huy chương Mungo Park của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Scotland ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong lĩnh vực địa lý, và giải thưởng Ness của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh nhờ công phổ biến kiến thức địa lý và sự hiểu biết của ông về nước Anh.
Ông đã thực hiện một số chuỗi chương trình trên BBC2, như Map Man (Người bản đồ), Great British Journeys (Những hành trình của người Anh vĩ đại), Britannia (Nước Anh), Town (Thị trấn) và Coast (Bờ biển).
Ông từng giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh từ năm 2015 đến năm 2018.

Tại Sao Tình Dục Lại Thú Vị

Mọi người đều nghĩ về tình dục. Tuy nhiên, chúng ta ít khi để ý tình dục ở con người khác với thói quen sinh sản của các loài khác như thế nào. Trong Tại sao tình dục lại thú vị? , Jared Diamond trình bày một khám phá về lịch sử tình dục của con người, và giải thích cách hành vi tình dục không bình thường của chúng ta có thể là lý do giúp chúng ta đứng đầu chuỗi thức ăn.
Ví dụ: một con chó sẽ lấy làm ngạc nhiên khi nó nghĩ về việc con người có thể quan hệ tình dục bất cứ ngày nào trong tháng, và cái cách con người thực hành chuyện đó cũng vô cùng cầu kỳ phức tạp.
Những đặc điểm quan trọng làm nên sự khác thường nơi đời sống tình dục của con người theo tác giả, chung quy là: vai trò của đàn ông trong xã hội loài người khác con đực của những loài khác; chu kỳ kinh và sự mãn kinh ở phụ nữ khác với con cái những loài khác; sự phát triển của bộ ngực phụ nữ và đời sống quan hệ tình dục riêng tư ở loài người có lý lẽ của nó và con người khác đa số động vật ở chỗ: coi tình dục tạo ra lạc thú chứ không dừng lại ở sự truyền giống.
Cuốn sách còn đặt ra và dẫn dắt người đọc đi tìm hiểu, khám phá, lý giải các câu hỏi hài hước nhưng thực chất là để giải mã các đặc điểm sinh dục của con người:
Tại sao cả bồ câu trống và mái đều có thể tiết ra sữa dinh dưỡng để nuôi con?
Tại sao cá ngựa đực thường sở hữu tập tính mang thai trong lúc quý ông loài người lại lúng túng ngay cả trong việc cho con bú… bằng bình?
Tại sao việc quan hệ tình dục ở loài người bị coi là việc cực kỳ lãng phí sức lực nếu nhìn dưới góc độ sinh học?
Tại sao phụ nữ không có dấu hiệu rõ ràng về thời điểm rụng trứng để “chào mời” đối tác như con cái các loài động vật khác?
Quá trình mãn kinh ở phụ nữ có phải là một sự sai sót di truyền, chống lại bản thân sự sinh sản?
Tại sao đàn ông không có quá trình ngừng sản xuất tinh trùng?
Có hay không những cuộc chiến giới tính đầy khốc liệt ở xã hội loài người?
Khi bạn đọc hết cuốn sách này, trả lời được những câu hỏi trên, nghĩa là bạn đã có thể hình dung đến những động lực tiến hoá rất đặc biệt quy định sự hình thành đặc điểm phương thức tình dục, giới tính của con người hôm nay.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA

“Trong bài luận dài này của mình, Diamond đưa ra lời giải thích rằng quan hệ tình dục tiêu khiển, trong khi không hề kỳ lạ ở con người, lại là một hành vi hiếm gặp trong thế giới động vật. Trên hết, chúng ta học được rằng, quan hệ tình dục tách rời khỏi mục đích sinh sản không chỉ là một phần của con người, mà còn là điểm mấu chốt trong quá trình tiến hóa thành công của chúng ta.”
– Bettyaxn Kevles, tác của cuốn Naked to the Bonn
“Một cuốn sách nhỏ tuyệt vời của một trong những nhà triết học về sinh học hàng đầu thế giới.”
– Roger Shohl, giáo sư sinh học thuộc trường Đại học Monash, Úc

ĐOẠN TRÍCH HAY

Nếu chú chó của bạn biết suy nghĩ như con người và có thể nói được, và nếu hỏi nó nghĩ gì về đời sống tình dục của bạn, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nghe nó trả lời. Câu trả lời có thể như sau:
Con người thật kinh tởm, họ làm tình vào bất cứ ngày nào trong tháng! Barbara thậm chí còn muốn ân ái ngay cả khi biết rõ rằng cô ấy không thể thụ thai ngay sau kỳ kinh. John thì lúc nào cũng háo hức muốn làm tình mà chẳng thèm quan tâm đến chuyện những nỗ lực đó có thể đem lại cho anh ta một đứa con hay không. Tởm nhất là Barbara và John vẫn tiếp tục quan hệ ngay cả khi cô ấy đang mang bầu! Điều đó cũng tồi tệ như mỗi khi bố mẹ John đến thăm, tuy mẹ của John đã trải qua thời kỳ mà người ta gọi là mãn kinh từ vài năm trước nhưng tôi vẫn có thể nghe thấy họ đang làm chuyện đó. Mẹ của John chẳng thể nào có con được nữa, nhưng bà ấy vẫn muốn quan hệ, và cha của John thì vẫn cố giúp bà ấy. Thật là những nỗ lực vô ích! Và điều kỳ quặc nhất là: Barbara và John, và cả bố mẹ của John nữa, họ đóng cửa phòng và quan hệ tình dục riêng tư thay vì làm chuyện đó trước mặt bạn bè của họ như bất kỳ một chú chó biết tự trọng nào!

Để hiểu được tại sao chú chó của bạn có ý nghĩ như vậy, bạn cần thoát khỏi suy nghĩ của một con người để phán xét các hành vi tình dục thông thường của loài người. Xu thế ngày nay là chúng ta cho rằng việc miệt thị những người không tuân theo chuẩn mực của chính chúng ta là hẹp hòi và là một định kiến đáng khinh. Mỗi dạng định kiến này được gắn với một thứ “chủ nghĩa” đáng khinh, chẳng hạn như chủ nghĩa phân biệt màu da, chủ nghĩa phân biệt giới tính, chủ nghĩa u châu, chủ nghĩa trọng nam. Trong danh sách các tội đồ “chủ nghĩa” hiện đại, những nhà bảo vệ động vật cũng thêm vào đó “chủ nghĩa giống loài”. Các tiêu chuẩn về phương thức sinh hoạt tình dục của chúng ta hoàn toàn lệch lạc, chỉ gói gọn trong mức độ loài (species-ist), và chỉ áp dụng được trong loài người (human-centric) bởi đặc tính sinh dục của con người rất khác biệt nếu đem so với những tiêu chuẩn của 30 triệu loài động vật khác. Nó cũng khác so với các tiêu chuẩn của hàng triệu loài thực vật, nấm và vi sinh vật trên thế giới, nhưng tôi sẽ bỏ qua mối tương quan lớn hơn đó bởi tôi vẫn chưa vượt qua được “chủ nghĩa trọng động vật” (zoo-centrism) của chính mình. Cuốn sách này chỉ giới hạn trong những chi tiết giúp chúng ta có thể hiểu được đặc tính sinh dục của con người thông qua việc ngoại suy các vấn đề của con người tới các loài động vật khác.

Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu (Tái Bản 2020)

  • Nghệ Thuật Yêu (tên tiếng anh là The Art of Loving) được nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đây có lẽ là tác phẩm nổi tiếng hơn cả của Erich Fromm, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng.
  • Ở thời điểm đó khi Erich Fromm cho ra mắt cuốn sách này, ông đã trở thành học giả đầu tiên nghiên cứu về “tình yêu” và “năng lực yêu” như một đề tài nghiêm túc để nêu ra trước công luận. Đáng nói hơn là, hiếm khi những cuốn sách đó sống lâu hơn tác giả của chúng. Nhưng ở trường hợp này, hơn 25 năm sau khi ông mất, cuốn sách đã được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in.
  • Ngày nay, với rất nhiều độc giả, đặc biệt là những độc giả trẻ, quyển sách này đã trở thành một phát hiện. Những độc giả đã có nó trên giá sách thì thường xuyên đọc lại. Tác phẩm hấp dẫn không hẳn là vì nhan đề mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
  • Fromm viết về một chủ đề mà ta đã quá quen thuộc: Tình yêu. Tuy nhiên, như chính Fromm bộc bạch: «Bất cứ ai trông đợi sự chỉ dẫn dễ dãi về nghệ thuật yêu sẽ thất vọng khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách, ngược lại, muốn cho thấy tình yêu không phải một thứ tình cảm mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng đắm chìm vào, dù người đó đạt tới mức độ trưởng thành nào.»
  • Fromm nhận định «Yêu là một nghệ thuật, giống như sống cũng là một nghệ thuật vậy». «Quá trình học hỏi một nghệ thuật có thể được chia thành hai phần: một là tinh thông lý thuyết; hai là tinh thông thực hành […] Nhưng, ngoài học kiến thức lý thuyết và kiến thức thực hành, còn có một yếu tố cần thiết thứ ba để trở thành người tinh thông – đó là phải coi việc tinh thông nghệ thuật là mối quan tâm tối hậu…»
  • Từ đây, cuốn sách của Fromm đã đi vào phân tích cặn kẽ lý thuyết về tình yêu, lý giải tình yêu như lời giải đáp cho sự tồn tại người và nhu cầu sâu xa nhất của con người là vượt qua sự chia cách, để rời khỏi ngục tù cô độc của mình, để có được “sự hòa giải bằng tình yêu” ; Fromm phân tích những hình thái khác nhau của tình yêu dựa trên đối tượng của tình yêu, như tình yêu đồng loại, tình mẫu tử, lòng tự yêu bản thân, tình yêu Thượng đế và tình yêu nhục cảm; cũng như phân tích «hình thái tình yêu giả tạo, mà trên thực tế, phần lớn chúng là những hình thức tan rã của tình yêu» trong xã hội chúng ta hiện nay.
  • Cuối cùng, để thực sự làm chủ được nghệ thuật yêu, Fromm đi đến những bàn luận về các tiền đề của nghệ thuật yêu, các phương pháp tiếp cận, và thực hành những điều ấy: kỷ luật, sự tập trung, kiên nhẫn và hết lòng quan tâm đến nghệ thuật ấy.
  • Fromm nói về tình yêu, nhưng không phải “thuyết giáo”. Fromm nói về tình yêu dựa trên chính bản chất của con người, với niềm tin rằng, dù đầy những khó khăn, « tình yêu không chỉ là một hiện tượng cá nhân hiếm có mà sẽ trở thành hiện tượng xã hội ».
  • Một cuốn sách nhỏ của Fromm, nhưng đúng như Peter D. Kramer nhận xét, «nhờ cuốn sách mỏng Nghệ Thuật Yêu này, chúng ta đã có sự thay đổi sâu sắc về nhận thức, sự hy vọng lạc quan và niềm an ủi. […] Và đây chính là bằng chứng cho lập luận của ông: được chuyện trò với một con người như vậy tức là cảm thấy được thách thức, cảm thấy được nâng đỡ và cảm thấy được yêu.»
  • Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta đã từng có hai bản dịch tác phẩm này, của người dịch Tuệ Sỹ với nhan đề “Tâm thức luyến ái”, và của Giáo sư Thụ Nhân với tên gọi “Phân tâm học về tình yêu”.
  • Bản dịch Việt ngữ này được Omega+ mua bản quyền và xuất bản theo ấn bản năm 2006 có bổ sung Lời giới thiệu của Peter D. Kramer và một phần Phụ lục nói về các mẫu chuyện tình yêu trong cuộc đời ông, do dịch giả Lê Phương Anh chuyển ngữ và dịch giả Phạm Anh Tuấn góp ý, hỗ trợ về các thuật ngữ.

+ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:

  • “Erich Fromm vừa là một nhà tâm lý học đầy thấu suốt, vừa là một cây viết đầy tài năng. Cuốn sách của ông là một trong những tác phẩm chân thực và thẳng thắn, có tính thực tiễn và đạt đến sự chính xác.” – Chicago Tribune
  • “Đó là một cuốn sách rất ngắn – chưa đến 100 trang – mỗi dòng đều trĩu nặng sự nhận biết, tình yêu thương và sự thật”. – Fortune

+TÁC GIẢ:

  • Erich Fromm (1900-1980)
  • Nhà tâm phân học người Đức, người nằm giữa giai đoạn chuyển tiếp từ Tâm phân học của Sigmund Freud đến Tân Freud, người đã kết hợp lý thuyết của Freud và học thuyết của Karl Marx để tạo một hướng đi riêng có nhiều đóng góp và ảnh hưởng trong lĩnh vực Tâm phân học xã hội.
  • Tác phẩm nổi bật : Escape freedom [Trốn khỏi tự do], 1941; The sane society [Xã hội tỉnh táo], 1955; The art of loving [Nghệ thuật yêu], 1956.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago