Nước Đại Việt triều Lý đời vua Lý Anh Tông xảy ra loạn Thân Lợi. Thân Lợi là một phù thủy cao tay có tài “mê tâm thuật”, có thể làm người ta u mê tinh thần để dễ sai khiến. Với pháp lực bẩm sinh hiếm thấy cộng thêm quá trình tu tập, Thân Lợi trở thành giáo chủ của Xương Cuồng giáo, một tà giáo thờ thần Xương Cuồng, thâu tập những kẻ chuyên luyện tà năng bằng các cách thức man rợ. Nhưng tham vọng của Thân Lợi không dừng ở đó, hắn muốn chính mình trở thành thần Xương Cuồng, để sở hữu quyền năng vô biên. Kẻ nào muốn luyện thành phép này phải tột bậc kỳ công cùng may mắn mới hội đủ các yếu tố. Thân Lợi đã chuẩn bị nhiều năm, và gần như đã có tất cả
“Cuốn sách bạn cầm trên tay không phải là cuốn sách đầu tiên tôi “phải viết”, nó chỉ là một câu chuyện đầy đủ nhất của tôi. Từ trước đến nay, tôi đã khá nhiều lần thử cầm bút. Trong những lần như thế, chữ viết ra thường xuôi theo cảm xúc mà không hề có cốt truyện hay định hướng. Những cảm xúc thời sinh viên, những tình cảm đối với gia đình. Đôi khi đó lại chỉ là mong muốn được cuốn theo dòng diễn biến tâm trạng của một nhân vật hư cấu nào đó. Tôi nhận ra mình chưa bao giờ thử viết về những thứ cảm giác mà tôi có rất nhiều: nỗi sợ hãi và sự tò mò.
Ngay đêm rằm năm ấy, tôi đã viết một mạch xong hồi thứ nhất của cuốn sách.Và quan trọng hơn là tôi có tìm thấy một nguồn cảm hứng và một định hướng rộng rãi để tiến tiếp.
Tôi tra cứu sách vở lẫn Internet để tìm thông tin về huyền thuật Việt Nam. Đa số các thông tin đều không chính thống, vụn vặt, đôi chỗ còn thiếu thống nhất. Lúc đầu tôi hơi hoang mang: với tư liệu ít ỏi thế này, viết thế nào? Rồi tôi nhận ra mình thật ngớ ngẩn. Tôi là người kể chuyện, không phải người giảng bài, tôi có quyền hư cấu theo trí tưởng tượng của tôi. Toàn bộ câu chuyện tôi viết ra đều không có thực. Đại Nam dị truyện là một sự tổng hợp những yếu tố tôi cảm thấy hứng thú, đó là: dã sử, tín ngưỡng dân gian và sự li kỳ.
Đại Nam dị truyện có mượn bối cảnh và các nhân vật lịch sử thời Lê Trung Hưng. Khi viết cuốn sách này, tôi vốn là một kẻ mù mờ về lịch sử (và bây giờ vẫn thế, tất nhiên), nhưng có một lần, khi tìm được cuốn Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771-1802) của nhà sử học Tạ Chí Đại Trường, tôi đã bị hấp dẫn bởi từ “nội chiến” khá lạ lẫm và bị hút vào cuốn sách đó. Điểm tôi cảm thấy thú vị nhất là mức độ trung tính của tác phẩm, nó không hoàn toàn định hướng theo góc nhìn một chiều như nhiều tác phẩm liên quan đến sử mà tôi được đọc. Tôi hứng thú với ý nghĩ rằng đằng sau những sự kiện lịch sử là những con người bằng xương bằng thịt, có tính, có hồn, có thiện có ác chứ không vô tri vô cảm. Tôi bị hấp dẫn bởi những điểm mờ của lịch sử.[…] Tôi cảm thấy lịch sử hay hơn bất kỳ một kịch bản dàn dựng nào, chỉ cần nương theo kịch bản đó thì đã có một cốt truyện hấp dẫn. Tôi quyết định gắn câu chuyện của mình vào lịch sử, tôi sẽ viết một “dã sử”.
Đại Nam không phải là tên gọi nước Việt Nam thời Lê Trung Hưng, mà là tên hiệu nước ta dưới thời vua Minh Mạng. Tôi biết điều này nhưng đây là cái tên tôi thích nhất. Tôi muốn dùng nó để gọi một nước Việt nói chung trong quá khứ, không nệ vào triều đại nào hay thời kỳ nào.”
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…