Trạng thái lí tưởng trong vận hành doanh nghiệp là gìNULL “Mua vào rẻ, bán ra đắt, các khâu trung gian không lãng phí thất thoát”, dường như câu nói này rất đơn giản nhưng lại diễn tả một cách trực quan những thách thức rất hiện thực về việc doanh nghiệp khi quản lí cần đạt hiệu ích như thế nào ở các khâu mua hàng, tiêu thụ và vận hành.
Quản lí mua hàng cần áp dụng phương pháp của hệ thống chỉ dẫn tiên tiến thì mới có thể theo đuổi những giá trị cốt lõi về chất lượng, tiền vốn và chi phí. Việc này đòi hỏi trước tiên phải bồi dưỡng tư tưởng mua hàng chiến lược và xây dựng hệ thống mua hàng tiên tiến. Mua hàng chiến lược cần kiên trì nguyên tắc: tổng chi phí thấp nhất luôn là điều kiện tiên quyết, và thúc đẩy mua hàng tập trung thành mua hàng tích hợp, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp, tăng cường mua hàng nâng cao, khuyến khích bộ phận mua hàng “tham gia trước mua”, đó là những đảm bảo quan trọng nhất để thực hiện được mục tiêu tổng chi phí thấp nhất. Trên nền tảng hiểu rõ mua hàng chiến lược và hệ thống mua hàng, cần kịp thời hoạch định chính sách mua hàng, thiết kế quy trình mua hàng hoàn chỉnh và không ngừng tối ưu hóa, khiến quy trình trở nên hoàn thiện hơn, đẩy mạnh việc thực hiện những giá trị cốt lõi trong mua hàng để cuối cùng mang lại những cống hiến giúp tối đa hóa hiệu ích của công ty.
Cuốn sách Kiểm Soát Chi Phí Mua Hàng Và Quản Lí Nhà Cung Cấp của Chu Vân chính là cẩm nang dành cho các doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa lợi ích cho công ty ngay từ những khâu đầu tiên của quy trình.
Khi đi mua sắm, yếu tố nào của sản phẩm khiến bạn quyết định mua nó ngay lập tức? Giá trị, thiết kế hay giá thành của sản phẩm đó? Hay bởi những lời chào mời có cánh như: “Giảm giá toàn bộ sản phẩm”, “Giảm giá 50% khi mua sản phẩm thứ 2”, hay “Giảm 50% cho khách hàng đặt trước một tháng”.
Chúng ta, ở vị trí của một người têu dùng, đương nhiên sẽ rất vui sướng khi mua được món đồ tốt mà giá lại rẻ. Vậy còn phía cửa hàng thì sao? Đã bao giờ bạn nghĩ rằng: “Bán rẻ như thế thì người ta lấy lãi ở đâu?” chưa? Cũng có người lại nghĩ như sau: “Thôi thì đắt một chút, miễn là mua được thứ mà mình muốn”. Chúng ta cùng thử suy nghĩ một chút về giá cả như thế này. Một hộp sữa chua ở siêu thị có giá là 100 yên, nhưng ở cửa hàng tện lợi, giá của một hộp sữa chua cùng loại lại là 150 yên.
Tương tự như vậy, ở máy bán nước tự động, một chai trà xanh có giá từ 120 – 130 yên nhưng khi được bày bán ở các cửa hàng vùng núi, giá của nó lên đến 200 yên. Thực tế là, đằng sau sự khác biệt về giá cả là chiến lược của người kinh doanh. Ngược lại, nếu như tinh ý, chúng ta cũng có thể nhận ra được chiến lược của người kinh doanh khi nhìn vào giá cả của sản phẩm.
Cuốn sách Giá Trong Chiến Lược Kinh Doanh vừa đưa ra vấn đề quen thuộc về giá vừa giới thiệu đến quý độc giả mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing, hình thức kinh doanh và chiến lược về giá. Cuốn sách về này sẽ là chìa khóa để mở các bí mật nằm ở “hạn mức lợi nhuận”. Nó sẽ lí giải hết tất cả. Nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng: điều quan trọng vẫn là sự cân bằng giữa ”giá trị” và ”giá cả” sản phẩm.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…