TIKI | Mua ngay | 254.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
254.000đ
254.000đ
Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng có nội dung về viên kim cương vô giá là thứ được người đời coi như báu…
Công ty phát hành | Minh Long | |
Tác giả | Nhiều Tác Giả | |
Kích thước |
Giới thiệu sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân LoạiKhông Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng có nội dung về viên kim cương vô giá là thứ được người đời coi như báu vật, còn tiềm năng và cơ hội vô hạn cất giấu trong nội tâm của chúng ta cũng có thể coi là viên kim cương của sinh mệnh. Trong lòng mỗi người, nó chính là luồng ánh sáng có thể chiếu rọi vĩnh hằng, dẫn dắt bạn đi đến con đường đúng đắn của cuộc đời, nhưng cũng có thể xám xịt u tối, khiến bạn lạc mất phương hướng. Có phải bạn cũng từng ngưỡng mộ thành công của người khác, ngưỡng mộ vận may của người khác? Thực ra, bạn cũng có điều kiện và năng lực như vậy, chỉ là bạn vẫn chưa phát hiện ra điều này mà thôi. Hãy mau tìm ra viên kim cương may mắn thuộc về chính mình nhé! Bạn hoàn toàn có quyền hưởng cuộc sống lí thú đặc sắc hơn. “Không phải thiếu may mắn, chỉ là chưa cố gắng”, câu nói này đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa rằng: con người chỉ cần nỗ lực thì sẽ có ngày được rạng danh. Thực tế cũng đúng như vậy, chỉ cần bạn vận dụng tốt tài năng, sở trường của bản thân để tìm cơ hội, khi cơ hội đến hãy nắm giữ thật chắc, thì người thành công tiếp theo có thể chính là bạn. 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại Người Trẻ Cần Biết Mỗi một người trẻ chúng ta đều cần nỗ lực học tập và đề cao tinh hoa trí tuệ nhân loại, chuẩn bị thật tốt hành trang, từng bước tiến tới, chinh phục mục tiêu của bản thân. Trí tuệ nhân loại chính là một môn nghệ thuật dạy cho ta biết làm thế nào để luôn cân bằng tâm lí, vui vẻ, hạnh phúc trải qua mọi điều trong cuộc sống. Cuốn sách này có thể giúp cho các bạn trẻ nắm bắt được bộ môn nghệ thuật ấy. “Cuộc sống là một cốc nước, có thể vô vị, nhạt nhẽo; Nhưng cuộc sống cũng có thể là một bát canh, đủ cả vị đắng cay chua ngọt. Bất kể cuộc sống là gì, đều tùy vào sự lí giải và nắm bắt của bạn.” Bạn Làm Việc Vì AiBạn làm việc vì ai? Đối mặt với câu hỏi này, nhiều người sẽ không do dự trả lời mình làm việc vì các ông chủ. Nhưng liệu có đúng là như vậy? Xung quanh chuyện này, chịu khó để ý tìm hiểu một chút, chúng ta hẳn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị. Chuyện kể rằng: Có mấy đứa trẻ trong khu bỗng nhiên kéo nhau đến nô đùa trước cửa nhà một ông lão nọ. Qua mấy ngày như thế, ông lão quả nhiên cảm thấy rất phiền, thế là ông gọi lũ trẻ đến trước nhà, đưa cho mỗi đứa mười đồng rồi nói với chúng: “Các cháu chơi đùa ở đây khiến nhà ông náo nhiệt hẳn lên, nhờ thế ông cũng cảm thấy trẻ lại không ít. Cho nên ông thưởng cho mỗi cháu mười đồng, cám ơn các cháu”. Bọn trẻ được nhận tiền, đứa nào cũng rất vui. Ngày thứ hai, lũ trẻ lại đến nô đùa trước nhà ông lão như cũ. Lần này ông lão lại đi ra, cho mỗi đứa năm đồng, ông giải thích: “Ông không có tiền, chỉ còn chút bạc lẻ này”. Nhận được năm đồng tính ra cũng không đến nỗi nào, bọn trẻ vẫn cảm thấy vui. Ngày thứ ba, bọn trẻ lại chạy tới nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa một đồng, điều này khiến bọn trẻ giận dữ vặn lại: “Suốt cả một ngày mà ông chỉ cho một đồng, tụi cháu đã vất vả như thế, thật không bõ”. Sau đó bọn trẻ nhất định thề với ông lão, từ nay chúng sẽ không bao giờ đến chơi trước nhà ông nữa. Ông lão trong truyện ngụ ngôn trên quả thật khôn ngoan hơn người. Bởi ông đã hiểu và tìm cách biến mục đích ban đầu “chơi vì vui” của bọn trẻ thành “chơi vì thưởng”, sau đó bằng cách giảm dần phần thưởng, cuối cùng ông đã khiến bọn trẻ không đến trước nhà mình làm ồn nữa. Trong thực tế, bất kể chúng ta làm bất cứ việc gì cũng vì những động lực nhất định. Động lực lại phân thành hai loại: động lực bên trong và động lực bên ngoài. Nếu thống nhất được động lực bên trong với hành động, chúng ta sẽ là chủ nhân của bản thân. Nhưng nếu việc làm được thúc đẩy bởi động lực bên ngoài thì sớm muộn chúng ta cũng khiến mình trở thành nô lệ cho những yếu tố bên ngoài đó. Phương pháp ông lão trong câu chuyện kể trên sử dụng kì thực rất đơn giản, ông đã dùng tiền thưởng như là một nhân tố bên ngoài để tác động thay đổi động lực nô đùa của bọn trẻ, từ đó dẫn dắt hành động của bọn trẻ theo ý mình. Ông lão này có giống như là ông chủ hoặc cấp trên của chúng ta? Và tiền lương tiền thưởng các loại có phải là động lực bên ngoài của chúng ta? Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ chúng ta cũng giống như ông già trong truyện ngụ ngôn kia, luôn dùng phần thưởng để điều chỉnh hành vi của chúng ta. Chẳng hạn mỗi khi chúng ta tự giặt quần áo, cha mẹ liền thưởng cho mười nghìn đồng; khi chúng ta đạt thành tích cao trong kỳ thi, cha mẹ cũng thưởng cho một trăm nghìn đồng. Teo thời gian, Do ngay từ nhỏ, chúng ta đã hình thành thói quen thực hiện hành vi theo những đánh giá bên ngoài, đến khi đi làm, chúng ta thường xuyên quên mất động lực ban đầu ta làm việc, tự biến mình thành cỗ máy làm việc cho ông chủ. Trong hoàn cảnh ấy, công việc đã trở thành gánh nặng phải làm chứ không còn là thôi thúc nội tại nữa, khi đó đánh giá hay thưởng phạt của ông chủ sẽ trở thành căn nguyên vui buồn của chúng ta trong công việc. Bởi vì khi làm việc, nếu chúng ta luôn tham khảo đánh giá từ bên ngoài, một cách tự nhiên, tâm trạng của chúng ta rất dễ dao động, bị ảnh hưởng. Tất cả các yếu tố bên ngoài đều khó kiểm soát, nó rất dễ dàng đi chệch khỏi kỳ vọng trong lòng chúng ta, khiến ta thầm thất vọng, thầm bất mãn. Vì vậy, bất mãn và thất vọng hoặc những tâm trạng tiêu cực khác khiến ta buồn bực, đau khổ, và để tránh đau khổ như vậy, chúng ta phải hạ thấp kỳ vọng, giảm bớt mong đợi, cách làm thường thấy nhất là làm ít việc hơn. Như thế mà nói, công việc của chúng ta rất khó đạt được thành quả, thu nhập cũng khó mà được tăng thêm, ông chủ cũng không thể xem trọng chúng ta, vì vậy chúng ta càngđau khổ sau đó là vòng luẩn quẩn này lặp lại mãi. Hãy cùng đọc câu chuyện sau: Có một cây lê, sau bao ngày tháng vất vả hấp thụ tinh hoa của tự nhiên, cuối cùng cũng đơm hoa kết trái. Năm đầu tiên, cây lê ra mười quả, nhưng có tới chín quả bị người ta hái mất, cả cây chỉ còn lại một quả. Cây lê vô cùng bất bình, vì vậy nó tự cắt đứt kinh mạch và thề không bao giờ phát triển nữa. Năm thứ hai, cây lê lại tiếp tục ra quả, do đã tự cắt đứt kinh mạch nên cuối cùng nó chỉ đậu được năm quả, bốn trong số đó lại bị người ta lấy đi, cây lê vẫn chỉ còn lại một quả. Nhưng lần này cây lê lại cảm thấy vui mừng và hài lòng, bởi vì nó nghĩ: “Năm ngoái mình chỉ giữ được 10% thành quả, năm nay mình giữ lại được tới 20%. Như vậy thực sự là tốt hơn rồi”. Từ 10% đến 20% thoạt nhìn thì thấy cây lê được lợi gấp đôi, mức tăng trưởng rất hấp dẫn. Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ khác, giả sử nếu phát triển bình thường, năm thứ hai cây lê này có thể ra một trăm quả, nếu bị lấy đi chín mươi quả (90%) nó vẫn còn có thể giữ lại mười quả (10%). Đương nhiên không loại trừ trường hợp nó vẫn bị lấy đi chín mươi chín quả, chỉ giữ lại được một quả. Nhưng điều này không quan trọng vì nếu thế nó vẫn có thể tiếp tục phát triển. Năm thứ ba ra một nghìn quả, năm thứ tư ra càng nhiều quả hơn nữa… Sinh ra làm cây lê, quan trọng không phải là giữ lại cho mình bao nhiêu quả mà quan trọng là mình có thể phát triển đến đâu, nếu có thể trở thành cây đại thụ cao chọc trời, đến lúc đó, những “thế lực” ngăn cản nó phát triển trước kia đều sẽ suy yếu đi, thậm chí là không còn ảnh hưởng đáng kể với nó nữa.Rất nhiều người trong số chúng ta cũng thường than thở: “Già rồi, đã không còn sức để phấn đấu nữa”. Tất nhiên, nhiều khi cách nói này sẽ được coi là một dạng tự ti. Nhưng trên thực tế, không phải vì họ già mà là vì họ từ chối tiếp tục phát triển. Khi chúng ta lần đầu bước chân đi làm, ai không ôm ấp mộng tưởng, tràn đầy khát vọng lập được công danh trên con đường sự nghiệp. Nhưng thực tế, không phải cứ “muốn” là “được” bởi vì con đường thành công không trải thảm đỏ mà đầy chông gai, thế là một số người bắt đầu quay ra trách ông chủ không biết trọng dụng người tài, một số người chê tiền lương quá ít, một số người chê chức vụ quá thấp… Kết quả, họ cảm thấy thất vọng tràn trề, bầu nhiệt huyết khi xưa thông còn thấy đâu nữa. Có rất ít người nhận ra không phải vì tuổi tác tăng lên mà là tự thân họ không muốn phát triển, cho nên họ phát triển rất chậm hoặc chững lại. Cuộc đời này vốn ngắn ngủi, nếu ta sống mà không tiếp tục phát triển thì thật đáng tiếc. Công việc cũng như vậy, nếu chúng ta cứ mơ mộng viển vông, không có chí tiến thủ, không biết cầu tiến… tất nhiên không thể thành công. * Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, .. < Mua sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại giá rẻ?Đánh giá sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại, dowload sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại, Đọc sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại online, Download Ebook Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại free, Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại pdf doc prc, Xem sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại online,Tải sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại, review sách Combo Không Phải Thiếu May Mắn Chỉ Là Chưa Cố Gắng + 99 Điều Đúc Rút Từ Trí Tuệ Nhân Loại |