Categories: Sách văn học

Combo Đà Lạt miền sương khói + Sài Gòn những biểu tượng

1. MIỀN SƯƠNG KHÓI

“Thà làm ăn mày ở Đà Lạt còn hơn làm triệu phú ở Sài Gòn. Thà làm ăn mày ở Ba-lê còn hơn làm triệu phú ở Nữu-ước.”, Phạm Công Thiện từng viết như vậy.

Đà Lạt là thành phố hiếm hoi tạo ra một lực hút mãnh liệt đối với những tâm hồn lãng mạn.

Đà Lạt trong mỗi người – chính là nội dung của phần Tản văn trong cuốn sách này. Đây là phần tập hợp những ghi chép, cảm nhận về không gian sống, ký ức đô thị của người Đà Lạt và lữ khách yêu Đà Lạt thuộc nhiều thời kỳ.

Phần Truyện ngắn tập hợp 4 truyện hay lấy Đà Lạt làm bối cảnh. Có truyện được viết từ trước 1975 và rất nổi tiếng (như Nhà có hoa Mimosa vàng của Hoàng Ngọc Tuấn), cũng có truyện mới (như Một vệt mây qua của Hạ Tuyên). Một cuộc gặp gỡ ở lối văn chương tao nhã, nhẹ nhàng và gợi cảm giác xa vắng rất đặc thù về không gian – tâm cảnh.

Phần Biên khảo là tập hợp loạt bài lược khảo Đà Lạt, đứa con của tham vọng, lật lại lịch sử hình thành, phát triển và đổi thay của đô thị này qua thời gian. Bên cạnh đó, Phanbook cũng tập hợp những ghi chép làm tái hiện một Đà Lạt vàng son trong quá khứ từ khi Alexandre Yersin khám phá ra vùng đất này cho đến năm 1974 trong bài Đà Lạt xưa qua cái nhìn lữ khách.

Các tác giả có mặt trong giai phẩm về Đà Lạt lần này: Alexandre Yersin, P. Munier, Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Phạm Duy, Nguyễn Xuân Hoàng, Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung, Hoàng Ngọc Tuấn, Lê Uyên Phương, Vi Khuê, Nguyễn Hàng Tình, Phan Dũng, Đoàn Thạch Biền, Nghi Thủy, Nguyễn Vĩnh Nguyên…

Miền sương khói, vì thế còn là sương khói của tâm tưởng: giấc mộng đẹp, ký ức, thời gian, cũng có thể là sự lãng quên. Phải chăng Đà Lạt được dệt nên từ tất cả những điều ấy?

Giai phẩm về Đà Lạt để đọc trong mùa đông. Và đọc quanh năm. Khi tâm hồn ta khát thèm cái lạnh xuyên không, xuyên thời của Đà Lạt.

2. SÀI GÒN NHỮNG BIỂU TƯỢNG

Khởi đi từ ý tưởng bài viết trong phần Biên khảo của nhà nghiên cứu Hà Vũ Trọng về biểu tượng kiến trúc và điêu khắc trên các công trình mang hình thái Đông Dương, chúng tôi mạo muội đặt tựa cho tập sách này là Sài Gòn, những biểu tượng. Đó không phải là cách giải quyết vấn đề, mà là gợi mở, mời gọi những cuộc tìm tòi, khảo cứu, khai quật, khám phá và ghi nhận về hệ giá trị Sài Gòn. 

Góp vào ý hướng chủ đạo đó, còn có bài nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Đức Hiệp – “Thương mại người Việt đầu thế kỷ 20 ở Sài Gòn và Chợ Lớn”. Bài viết điểm lại những đóng góp của làn sóng thương nghiệp, sự trỗi vượt của một số thương hiệu đầu tiên trên đất Sài Gòn – Chợ Lớn, bước đầu xác lập vị thế kinh tế cho một đô thị, mà về sau, chúng ta gọi là “đầu tàu kinh tế”, “trung tâm kinh tế” quan trọng của đất nước. 

Biểu tượng, từ đây không dừng lại ở khía cạnh vật thể, mà triển khai rộng hơn những gì phóng chiếu từ nội hàm lịch sử, văn hóa thị dân; là khởi sinh, tiếp biến cho đến tổng hòa những dấu chỉ nội tại để nhận diện/nhận biết Sài Gòn. Đó là những tiêu điểm văn hóa, nhân văn, bao gồm những chuyển động trong giáo dục, văn chương, nghệ thuật mang tính đặc thù của thị dân, theo đó, là sự tỏa sáng của những nhân vật, cả nổi tiếng và vô danh, phát lộ những gì được xem là biểu trưng cho linh hồn của nơi chốn. 

 

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago