Từ hơn hai thế kỷ qua lịch sử phát triển loài người còn được nhìn theo các giai đoạn phát triển của công nghiệp: cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa. Mỗi giai đoạn này đều bắt đầu với các đột phá lớn của khoa học và công nghệ, dẫn đến thay đổi sâu sắc của sản xuất công nghiệp và ảnh hưởng tới mọi mặt của kinh tế và xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát triển ấy, luôn có những quốc gia vượt lên và phát triển. Việt Nam đã luôn đứng ngoài những cơ hội đó của lịch sử.
Thập kỷ này được xem như bắt đầu của một giai đoạn mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với những đột phá của các công nghệ số trên môi trường số, mở ra những cơ hội số của sản xuất thông minh và một xã hội thông minh, mở ra những thay đổi sâu sắc cho xã hội loài người. Tháng 6/2020, Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình hướng đến xây dựng Việt Nam thành một quốc gia số lấy người dân là trung tâm với ba mục tiêu: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, các địa phương nhanh chóng xây dựng chiến lược và chương trình chuyển đổi số của mình và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực thực hiện chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là cốt lõi của phát triển trong kỷ nguyên số, là cơ hội có một không hai để Việt Nam có thể vượt lên trong một vài thập kỷ tới. Chúng ta không thể một lần nữa bỏ lỡ cơ hội nhiều chục năm mới có của lịch sử.
Nhưng chuyển đổi số là câu chuyện mới không đơn giản. Nhận thức về chuyển đổi số là thách thức, là cánh cửa đầu tiên cần mở được để bước vào giai đoạn sống còn này của đất nước. Các khái niệm và vấn đề của chuyển đổi số đều đang còn mới với hầu hết mọi người. Các tài liệu cũng như truyền thông trong và ngoài nước đều nhiều ít quan niệm và giải thích khác nhau về chuyển đổi số.
Cuốn “Hỏi đáp về Chuyển đổi số” là một nỗ lực chia sẻ nhận thức và kinh nghiệm ban đầu của các tác giả về chuyển đổi số. Cuốn sách được viết dưới dạng những câu hỏi và câu trả lời. Mỗi câu hỏi đề cập đến một vấn đề hay một khía cạnh của chuyển đổi số và trả lời của các tác giả. Cuốn sách được chia thành 5 phần, gồm câu hỏi chung về chuyển đổi số, đột phá của AI và các công nghệ số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Câu hỏi trong mỗi phần lại được gộp theo nhóm các vấn đề chuyển đổi số đặt ra là gì, tại sao, thế nào, bao giờ, ai liên quan…
3 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Công ty phát hành | NXB Thông tin Truyền thông |
Ngày xuất bản | 2015-06-15 00:00:00 |
Kích thước | 16 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 415 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông |
Mô Tả Sản Phẩm
Thương Mại Điện Tử
Thương mại điện tử đang ngày một chiếm ưu thế trong các mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và chính phủ. Thông qua môi trường mạng và Internet, các hoạt động giao dịch điện tử sử dụng các kỹ thuật thông tin được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không bị hạn chế bởi các yếu tố như: Thời gian, không gian, địa điểm, thanh toán… Chính vì những đặc điểm ưu việt này mà các kế hoạch xây dựng cổng giao dịch điện tử, siêu thị ảo được các doanh nghiệp, tổ chức coi trọng và cho đây là một bước phát triển có tính khả thi cao.
Cuốn sách Thương mại điện tử là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy của giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên các ngành Kinh tế nhằm cung cấp các kiến thức cơ sở về thương mại điện tử.
Với sự tham khảo nhiều cuốn sách và tài liệu trong cũng như ngoài nước, cuốn sách này mong muốn cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản của thương mại điện tử dưới góc độ kinh tế: lợi ích, nền tảng, các hình thức ứng dụng cũng như xu hướng phát triển.
Cuốn sách gồm 06 chương:
Chương I: giới thiệu tổng quan về Thương mại điện tử, bao gồm bức tranh toàn cảnh về phát triển Thương mại điện tử ở đầu thế kỷ XXI, các khái niệm cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến Thương mại điện tử, đặc trưng, chức năng và các hoạt động của Thương mại điện tử, lợi ích và hạn chế và cuối cùng là lịch sử phát triển Thương mại điện tử.
Chương II: giới thiệu về Cơ sở hạ tầng phát triển, hay có thể hiểu là những yếu tố tiền đề cần xem xét để có thể phát triển được thương mại điện tử, chẳng hạn như công nghệ, tình hình kinh tế xã hội, pháp luật ở địa phươ
Chương III, giới thiệu về mô hình giao dịch điện tử như B2B, B2C
Chương IV: bao gồm các nội dung liên quan đến thanh toán trực tuyến như quy trình, công cụ, an ninh bảo mật trong hệ thống thanh toán.
Chương V: hướng dẫn cách thức xây dựng một giải pháp Thương mại điện tử, từ lập kế hoạch đến triển khai kinh doanh và đầu tư công nghệ.
Chương VI: giới thiệu tổng quan về tinh hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
4 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG THỜI ĐẠI SỐ
Nhóm tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc những khái niệm, nhận thức cơ bản và những nguyên lý cơ sở về công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực TMĐT có thể làm nền tảng vững chắc cho người đọc để tiếp tục nghiên cứu và thực hiện TMĐT lâu dài. Một số thông tin thời sự nếu có đưa ra cũng chỉ có tính chất minh họa.
Vì vậy, trong tài liệu sửa đổi một cách cơ bản lần này – với tên gọi mới là Thương mại điện tử trong thời đại số – chúng tôi dành một phần đầu trình bày về sự bùng nổ của Công nghệ thông tin cuối thế kỷ XX và sự ra đời của nền kinh tế mới – Nền kinh tế thông tin và nhấn mạnh đến những nét đặc trưng của thế giới ngày nay của Thời đại Số.
Ở phần hai, chúng tôi chọn lọc để giới thiệu một số vấn đề nguyên lý về quản trị học và những công nghệ quan trọng cần thiết nhất để thực hiện các nguyên lý đó trong môi trường thương mại. Về mặt thực hành, ngoài mô hình cửa hàng ảo quen thuộc, chúng tôi đã giới thiệu khá kỹ về một vài mô hình ứng dụng hiện đang phổ biến và hiệu quả nhất của lĩnh vực TMĐT đang được rất nhiều người quan tâm.
Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động thông minh trong hơn 20 năm gần đây, một phân ngành của TMĐT là Thương mại di động – Mobile Commerce (M. Commerce) hơn mười năm trước đây mới chỉ là một ý tưởng manh nha thì nay đã thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động đáng kể và ngày càng được chú ý hơn. Ở phần cuối của cuốn sách này chúng tôi dành một chương để giới thiệu sơ lược cho bạn đọc làm quen với những ứng dụng của M-commerce.