Kalanithi rất yêu thích văn chương nên câu chuyện của anh đã được thuật lại theo một phong cách mượt mà, dung dị và đầy cảm xúc. Độc giả cũng được hiểu thêm về triết lý sống, triết lý nghề y của Kalanithi, thông qua ký ức về những ngày anh còn là sinh viên, rồi thực tập, cho đến khi chính thức hành nghề phẫu thuật thần kinh. “Đối với bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật não là sự kiện bi thảm nhất mà họ từng phải đối mặt và nó có tác động như bất kỳ một biến cố lớn lao trong đời. Trong những thời điểm nguy cấp đó, câu hỏi không chỉ đơn thuần là sống hay chết mà còn là cuộc sống nào đáng sống.” – Kalanithi luôn biết cách đưa vào câu chuyện những suy nghĩ sâu sắc và đầy sự đồng cảm như thế.
Bạn bè và gia đình đã dành tặng những lời trìu mến nhất cho con người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua cơn bệnh nan y, nhưng thông điệp của tác giả sẽ còn khiến người đọc nhớ mãi.
2, Tuổi Trẻ Đâu Có Gì Để Buồn
Tuổi trẻ đâu có gì để buồn của HIRO t. là tập tản văn nhẹ nhàng viết về người trẻ và những điều trẻ trung bất tận.
Đó là những ngày đầu đi học đại học, là khoảng thời gian chúng ta phải chọn lựa: kiên trì theo đuổi những điều bản thân thật sự yêu thích, hay chấp nhận đi theo lối mòn mà rất nhiều người trước đã đi qua.
Đó là nỗi cô đơn thường trực giữa một thế giới luôn biến động không ngừng, nhưng cũng là cả niềm hạnh phúc bình yên khi phía sau cánh cửa là một người mà ta hằng mong đợi.
Đó là những chuỗi buồn-vui, yếu đuối-mạnh mẽ, dũng cảm-tự ti, thất vọng-hy vọng, thành công-thất bại… nối tiếp nhau.
Và tất cả đã tạo thành tuổi trẻ…
HIRO t. là cây viết quen thuộc của tạp chí Trà Sữa cho Tâm Hồn. Tuổi trẻ đâu có gì để buồn là cuốn sách đầu tay của anh. Sự ấm áp, trẻ trung, tươi mới trong trang viết của HIRO t. chắc chắn sẽ khiến cuốn sách trở thành người bạn đồng hành luôn chia sẻ và thấu hiểu với người Việt trẻ.
Và trên bước đường trưởng thành, chúng ta còn cần gì hơn ngoài một cuốn-sách-bạn-đường?
“Chúng ta lang thang trong những ngày đẹp đẽ nhất của tuổi 20, tìm cho mình câu trả lời rằng: Tôi là ai. Tôi có thể làm gì. Ước mơ của tôi ra sao, và đích tới của tôi như thế nào. Những câu hỏi tưởng chừng “nguy hiểm” song đôi khi câu trả lời lại vô cùng giản dị:
Suy cho cùng, giấc mơ và lý tưởng của tuổi 20, dẫu nhỏ bé hay lớn lao, đều xuất phát từ ý niệm rằng mỗi ngày trôi qua đều phải thật ý nghĩa, để sau này nhìn lại ta có thể tự hào về tuổi 20 của chính mình.”
Tuổi trẻ đâu có gì để buồn của HIRO t. là tập tản văn nhẹ nhàng viết về người trẻ và những điều trẻ trung bất tận.
Đó là những ngày đầu đi học đại học, là khoảng thời gian chúng ta phải chọn lựa: kiên trì theo đuổi những điều bản thân thật sự yêu thích, hay chấp nhận đi theo lối mòn mà rất nhiều người trước đã đi qua.
Đó là nỗi cô đơn thường trực giữa một thế giới luôn biến động không ngừng, nhưng cũng là cả niềm hạnh phúc bình yên khi phía sau cánh cửa là một người mà ta hằng mong đợi.
Đó là những chuỗi buồn-vui, yếu đuối-mạnh mẽ, dũng cảm-tự ti, thất vọng-hy vọng, thành công-thất bại… nối tiếp nhau.
Và tất cả đã tạo thành tuổi trẻ…
HIRO t. là cây viết quen thuộc của tạp chí Trà Sữa cho Tâm Hồn. Tuổi trẻ đâu có gì để buồn là cuốn sách đầu tay của anh. Sự ấm áp, trẻ trung, tươi mới trong trang viết của HIRO t. chắc chắn sẽ khiến cuốn sách trở thành người bạn đồng hành luôn chia sẻ và thấu hiểu với người Việt trẻ.
Và trên bước đường trưởng thành, chúng ta còn cần gì hơn ngoài một cuốn-sách-bạn-đường?
“Chúng ta lang thang trong những ngày đẹp đẽ nhất của tuổi 20, tìm cho mình câu trả lời rằng: Tôi là ai. Tôi có thể làm gì. Ước mơ của tôi ra sao, và đích tới của tôi như thế nào. Những câu hỏi tưởng chừng “nguy hiểm” song đôi khi câu trả lời lại vô cùng giản dị:
Suy cho cùng, giấc mơ và lý tưởng của tuổi 20, dẫu nhỏ bé hay lớn lao, đều xuất phát từ ý niệm rằng mỗi ngày trôi qua đều phải thật ý nghĩa, để sau này nhìn lại ta có thể tự hào về tuổi 20 của chính mình.”