Lời dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong Sống An Nhiên Yừ Lời Phật Dạy:
Trong quyển sách Sống An Nhiên Yừ Lời Phật Dạy, tôi sẽ chia sẻ với quý bạn đọc về Mười bốn điều Phật dạy và Mười điều tâm niệm. Đây là những triết lý sâu sắc về tu tập đại hạnh, mang đến cái nhìn minh triết không chỉ dành riêng cho Phật tử mà dành cho cả người vô thần hoặc người thuộc các tôn giáo khác để tất cả chúng ta đều có thể có được bình an thật sự trong cuộc sống quá bon chen này.
Những triết lý này không chỉ là triết lý , mà còn là chân lý của cuộc đời dựa trên nền tảng nhân quả mà tôi tin chắc rằng bất kỳ tôn giáo nào cũng đã nhắc đến, để chúng ta có thể phân biệt đúng-sai, phải-trái, từ đó tự tìm thấy lối đi để bản thân được giải thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau phải gặp trong cuộc sống thường ngày.
Chúng ta không nên học thuộc lòng hay áp dụng những điều này một cách máy móc, mà hãy quán chiếu thường xuyên để tâm tỉnh thức và không bị nghiệp chướng chi phối. Hãy luôn tâm niệm chúng để nâng cao năng lực hành trì và gia tăng sự tập trung vào những mục đích cao thượng, tốt đẹp để có thể chế tác lợi lạc, an vui.
Hy vọng nội dung của Sống An Nhiên Yừ Lời Phật Dạy sẽ hữu ích với quý Phật tử, quý độc giả trên hành trình tìm kiếm bình an, hạnh phúc.
Đức Phật đã dạy: Sức khỏe là tài sản lớn nhất của đời người. Ở đây, sức khỏe mà Ngài nói đến không chỉ là sức khỏe thể chất mà còn là sức khỏe tinh thần. Vậy nên, trong quyển sách Sống Vui Sống Khỏe này, tôi sẽ chia sẻ với quý bạn đọc những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân tôi, dựa trên khoa học và chân lý Phật giáo, hy vọng có thể giúp bạn đọc sống vui, sống khỏe.
Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều quan trọng như nhau, không có cái nào quan trọng hơn cái nào. Có khỏe mới vui, có vui mới khỏe. Cơ thể giúp tinh thần hiện thực hóa các ước muốn. Tinh thần tạo động lực để cơ thể hoạt động. Cơ thể chúng ta phải khỏe mạnh, phải được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, được nghỉ ngơi, rèn luyện đúng mực thì thần trí mới minh mẫn, sáng suốt để tu học. Tinh thần chúng ta có lạc quan, suy nghĩ có tích cực, sáng suốt thì mới có thể điều khiển cơ thể sinh hoạt lành mạnh, sửa đổi bản thân, dấn thân làm những việc thiện-ích cho cộng đồng, tha nhân. Được như thế có nghĩa là chúng ta đã biết cách xây dựng cho mình và những người xung quanh một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh.
Đạo Phật không khuyến khích các hình thức mê tín dị đoan. Không có Thần thánh, Thượng Đế nào quyết định thành công, sức khỏe, trí tuệ của chúng ta cả. Nhân thế nào thì quả thế nấy, tất cả đều phụ thuộc vào quá trình nỗ lực dựa trên tuệ giác, nương theo con đường chính đạo của mỗi người. Để có thể sống vui sống khỏe, không phải chỉ cầu nguyện, mong ước là được, mà mỗi chúng ta đều phải cố gắng rèn luyện cơ thể cũng như chuyển hóa được tham-sân-si trong tâm mình.
Tất cả chúng ta ai cũng chỉ mong có được một cuộc sống hạnh phúc, an vui dài lâu. Vậy nên, với Sống Vui Sống Khỏe, tôi mong rằng quý vị độc giả, quý vị Phật tử sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích, quý báu để vững bước trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc ấy.
Lời dẫn của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong sách Con Đường An Vui:
Có phải, suốt cuộc đời, tất cả chúng ta đều đi tìm hạnh phúcNULL Theo cách hiểu của đa số chúng ta, hạnh phúc là mọi sự được như ý, là bản thân có được tất cả những mong cầu. Nhưng những thứ ấy có thật sự bền vững, lâu dài?
Theo Phật giáo, an lạc mới là hạnh phúc lớn nhất và tồn tại lâu dài nhất.
An lạc không phải là điều mong là sẽ đến, cầu là sẽ được, mà là kết quả của cả một quá trình tu tập để đạt được tuệ giác, hiểu thấu được khái niệm buông xả và chặt đứt được tất cả những si mê, sân hận trong lòng. Hành trình đến với an lạc là một hành trình dài và không hề dễ dàng. Nhưng những con đường bằng phẳng thường không dẫn ta đến đích vinh quang.
Tu tập cũng vậy. Nếu không gặp những điều bất như ý, không gặp chướng duyên hay nghịch cảnh thì chúng ta không thể nào giác ngộ và đến được Cực Lạc.
Khó khăn là thế, song ta không nên nghĩ giác ngộ hay Cực Lạc là một điều gì đó cao siêu, xa vời. Thực chất, nếu chúng ta có thể khởi tâm từ bi để luôn thương yêu và cảm thông cho những người xung quanh, cho tất cả mọi sinh vật sống và dám dấn thân trên con đường phụng sự vì lợi ích của tha nhân, đó đã là giác ngộ. Chỉ có giác ngộ, chỉ có đi theo chân lý mà Đức Phật đã dạy, thấu suốt được nhân quả, vô thường, thì chúng ta mới có thể làm được những việc có ích, dìu dắt người khác đi theo con đường đúng đắn và biến bản thân trở thành người sống có giá trị. Làm được như thế chính là chúng ta đã biết cách tìm an lạc cho chính mình và chia sẻ niềm an lạc đó cho mọi người.
Đó là lý do tôi viết nên quyển sách Con Đường An Vui – một quyển sách nói về hành trình tìm đến an vui dài lâu. Có thể những chia sẻ này chưa thực sự đầy đủ và trọn vẹn để trở thành cơ sở giúp một người có thể thực tập và đạt đến an lạc được ngay, nhưng tôi tin rằng, nếu chúng ta cùng tin vào chánh pháp, sẵn sàng học hỏi từ nhiều nguồn, dấn thân thực tập dựa trên tinh thần lời dạy của Đức Phật, và luôn vững vàng trước mọi thử thách để kiên trì trên hành trình tu học, thì chắc chắn, trong tương lai, ta sẽ chạm được đến an lạc đích thực.
Lời tựa của Thượng tọa Thích Nhật Từ trong sách Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh:
Phần kinh Thiện Sanh trong kinh Trường A Hàm là cẩm nang về đạo làm người, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo qua các quan niệm về cá nhân, gia đình và xã hội của Đức Phật, đề cập đến đời sống lành, đời sống hạnh phúc, đời sống có văn hóa và những giá trị tương quan thiêng liêng nhất của kiếp người.
Đạo Phật không khuyến khích các hình thức tự cô lập hay tự tách rời bản thân khỏi các mối tương quan xã hội, vì như thế là chúng ta đã đánh mất cơ hội tiếp nhận những điều hay mà cuộc đời và người khác ban tặng, đồng thời cũng không thể thiết lập ảnh hưởng tích cực đến tha nhân.
Tương quan trong gia đình là các mối quan hệ quan trọng nhất đối với bất kỳ ai. Tương quan vợ chồng là điểm xuất phát của gia đình, và sau một thời gian chung sống, người vợ và người chồng sẽ trở thành cha, mẹ – tương quan giữa cha mẹ và con cái từ đó bắt đầu xuất hiện. Thế nên, Đức Phật đã đưa ra những lời dạy về đạo làm chồng – làm vợ, đạo làm cha mẹ – con cái, sao cho chúng ta có thể xây dựng được một gia đình ấm êm, hạnh phúc.
Đến tuổi trưởng thành, người con sẽ phải lao động mưu sinh và từ đó mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động được đặt ra. Song, trước khi có cơ hội trở thành người lao động, hầu hết mọi người đều phải trải qua thời gian học tập tại trường lớp – mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò xuất hiện từ đó. Với những lời Phật dạy về đạo làm thầy – trò, đạo làm chủ – tớ, ta sẽ có thể đối đãi với mọi người xung quanh bằng trí tuệ và lòng từ bi để có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, chân thành với thân bằng quyến thuộc cũng như với tất cả mọi người.
Ngoài các mối tương quan gia đình và xã hội, không ít người trong chúng ta còn có tương quan tâm linh, tức là mối quan hệ giữa bản thân các tín đồ với tín ngưỡng của riêng mỗi người. Mối tương quan tâm linh sẽ giúp chúng ta sống an lành, thong dong, tự tại, dù gặp được thuận duyên hay phải chịu nghịch cảnh. Trong quyển sách này, tôi nói đến tương quan tâm linh trong tín ngưỡng Phật giáo.
Thông qua Gia Đình, Xã Hội Và Tâm Linh, tôi hy vọng quý độc giả, quý Phật tử sẽ có thể rút ra được những bài học cho bản thân mình trong mối quan hệ gia đình, xã hội và tâm linh. Từ nền tảng đó, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm thắt chặt tình cảm giữa mình với những người xung quanh. Làm được như thế có nghĩa chúng ta đã biết cách chuyển hóa, mà chuyển hóa chính là tu, là tìm thấy con đường đi đến bình an, hạnh phúc.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…