Có hay không có động lực sẽ ảnh hưởng đến quyết định hành động hay không-hành-động của mỗi người. Động lực chính là điểm khác biệt giữa trạng thái thụ động chỉ nghĩ trong đầu về việc cần làm và trạng thái chủ động thực sự bắt tay vào làm. Khi có động lực, bất kỳ ai cũng dễ dàng đạt được những thành tích xuất sắc hơn.
Khoa học và quá trình nghiên cứu về động lực, năng suất trong công việc giúp chúng ta biết cách tạo động lực cho mọi người, cách tăng lợi nhuận, năng suất cho công ty, giúp công ty trở thành một nơi làm việc tốt hơn cho nhân viên. Những người lãnh đạo sẵn sàng nắm bắt và thực hiện cải thiện sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ cho công ty.
Công việc không phải là một chiến trường với hai phe là thành tích của công ty và sức khỏe tâm sinh lý của nhân viên. Chúng ta không nhất thiết phải hy sinh sức khỏe và hạnh phúc cho năng suất và lợi nhuận. Những nhân viên có động lực, gắn kết với công ty chắc chắn làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, năng suất hơn và cống hiến nhiều hơn cho công ty. Những nơi làm việc tốt nhất luôn tạo một văn hóa và môi trường thúc đẩy nhu cầu cống hiến toàn bộ tiềm năng của nhân viên cho công ty.
Hai tác giả Adrian Furnham và Ian MacRae đã xây dựng quyển sách Tạo Động Lực – Tăng Hiệu Suất một cách thú vị, cuốn hút, truyền cảm hứng, và hơn hết thật hữu ích. Đặc biệt, nếu công việc của bạn là quản lý và tạo động lực cho mọi người, bạn sẽ tìm thấy nhiều phần trong quyển sách rất thích hợp để áp dụng trong công việc.
Bên cạnh những câu chuyện về thành công – thất bại, chỉ ra những sai lầm – thiếu sót trong quản lý và nhiều vấn đề khác đang diễn ra trong môi trường công sở, Tạo Động Lực – Tăng Hiệu Suất còn ẩn chứa hai thông điệp xuyên suốt và tích cực:
Mọi người có thể thay đổi để trở nên tốt hơn: Hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân có thể cải thiện và có nhiều phương pháp để phát triển động lực bên trong cũng như nâng cao hiệu suất tổng thể.
Công việc có thể vừa truyền cảm hứng vừa mang lại lợi nhuận: Bên cạnh những cải cách góp phần cải thiện môi trường làm việc, vẫn còn nhiều phương diện khác trong công việc cần cải tiến để trở nên hiệu quả hơn, nâng hiệu suất lên cao hơn, thu về nhiều lợi nhuận hơn để cả nhân viên lẫn công ty cùng hưởng lợi.
Một số đoạn trích hay trong sách Tạo Động Lực – Tăng Hiệu Suất:
Động lực bên trong và động lực bên ngoài không loại trừ lẫn nhau và không có cái nào là quan trọng hơn cái nào. Thử nghĩ đến một nhân viên vui vẻ, có động lực, có thành tích tốt và mức động lực bên trong của người này rất cao, bạn nói với họ rằng vì họ yêu công việc rất nhiều nên họ không cần nhận thêm tiền lương. Sau đó, nói với họ rằng phần thưởng bên ngoài không quan trọng bằng tình yêu công việc. Người đó sẽ chuyển hướng động lực sang “cửa thoát hiểm” gần nhất.
Mối quan hệ giữa hai loại động lực không phải lúc nào cũng đơn giản và sự khác biệt giữa động lực bên trong-ngoài còn có mối quan hệ với chất lượng và số lượng thành quả. Trong một bài phân tích tổng hợp từ kết quả nghiên cứu trong suốt 40 năm, bao gồm 183 bài nghiên cứu với hơn 200,000 người tham gia, các tác giả đã xác nhận động lực bên ngoài có liên hệ chặt chẽ nhất với số lượng, trong khi động lực bên trong có liên hệ gần gũi hơn với chất lượng của thành phẩm lao động.
Các phần thưởng ảnh hưởng đến hành vi và chúng ta có thể thay đổi hoặc hoán đổi phần thưởng. Tiền là một đơn vị thưởng tiêu chuẩn cho nhiều hành động bởi vì chúng có thể hoán đổi dễ dàng với những phần thưởng khác. Và, tất nhiên, tiền là một công cụ tạo động lực đầy quyền lực. Thật ngớ ngẩn nếu như có ai đó nói rằng tiền không có tầm quan trọng trong đa số các công ty. Câu hỏi quan trọng nhất ở đây là khi nào và bằng cách nào mà tiền có thể tạo động lực trong công việc.
Nhưng các nghiên cứu liên tục cho thấy sự giàu có và hạnh phúc không có mối liên hệ quá chặt chẽ với nhau. Nếu một người không có đủ tài chính để sinh sống ở mức căn bản nhất thì điều đó có thể dẫn đến stress cao độ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm sinh lý. Nhưng việc tình hình tài chính ở mức trung bình, mức cao và mức rất cao không có ảnh hưởng gì nhiều đến mức độ hạnh phúc của con người.
Lãnh Đạo Tích Cực – Thành Công Vượt Bậc là nghệ thuật tích cực cho ta cơ hội để tích trữ di sản đáng tự hào và không bao giờ bị quên lãng.
FUTUREPROOF: ĐỘT PHÁ HAY LÀ CHẾT?
Rất nhiều người nói đến “đổi mới” và “đột phá”, nhưng rất ít người hiểu tường tận về chúng.
Năm 1992, công ty quảng cáo TBWA của Mỹ đã đăng ký thành công tên thương hiệu Disruption (Đột phá). Kể từ đó, cụm từ này nhanh chóng trở nên phổ biến. Ngày nay, từ disruption chuyên dùng để mô tả những hiệu ứng mà Internet và các thiết bị công nghệ mới đã tạo ra trên mọi mặt đời sống như kinh doanh, thành phố, quản lý, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và cuộc sống con người nói chung. Về cơ bản, đột phá là một sự kiện nhằm chấm dứt tình trạng hiện tại, tạo ra sự thay đổi trong chính những gì từng được coi là bình thường.
Trong sách Futureproof – 15 nhân tố quyết định tương lai của doanh nghiệp, nhóm tác giả Caleb Storkey và Minter Dial muốn chỉ ra rằng đột phá không chỉ áp dụng trong đổi mới sáng tạo. Sự đột phá diễn ra ngay trong cách suy nghĩ, giao tiếp và hành động của con người, cũng như cách mà nó buộc các mô hình kinh doanh phải thay đổi. Thế giới ngày nay đã trở thành một đấu trường cạnh tranh khốc liệt và như nhà phân tích Brian Solis đã viết, chúng ta đang sống trong thời đại của Thuyết tiến hóa số (Digital Darwinism). Chúng ta chỉ có thể lựa chọn: đột phá hoặc là chết?
FUTUREPROOF: HÃY SẴN SÀNG CHO SỰ ĐỘT PHÁ
Khi công nghệ mới xuất hiện và phát triển chóng mặt thì mọi tổ chức ở mọi lĩnh vực đều phải đối mặt với những thách thức to lớn, chứ không riêng gì các công ty công nghệ. Đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ và cách tư duy. Bạn đã sẵn sàng cho đột phá chưa?
Trong Futureproof – 15 nhân tố quyết định tương lai của doanh nghiệp, Caleb Storkey và Minter Dial sẽ chỉ ra 15 nhân tố đột phá và chia thành hai phần:
Phần 1, các tác giả tập trung vào 3 nhân tố tư duy cần thiết để có thể nắm bắt trọn vẹn những sản phẩm/phát minh đột phá.
Ở Phần 2, Futureproof sẽ giới thiệu 12 công nghệ dẫn đầu. Những công nghệ này được chia thành ba nhóm:
+ Nhóm đầu tiên bao gồm những công nghệ có sức lan tỏa nhất và hầu như áp dụng được trong mọi lĩnh vực.
+ Nhóm thứ hai là các ứng dụng cụ thể mà chúng ta có thể tận dụng.
+ Nhóm cuối cùng là các công nghệ độc lập.
Sự đột phá có thể rắc rối nhưng chắc chắn thú vị, đau đớn mà tự do, bất ổn nhưng đầy năng lượng. Cảm nhận về nó như thế nào là tùy vào quan điểm của bạn. Hy vọng bạn yêu thích cuộc phiêu lưu mà nhóm tác giả Caleb Storkey và Minter Dial mang lại trong Futureproof – 15 nhân tố quyết định tương lai của doanh nghiệp. Hãy luôn sẵn sàng cho sự đột phá!
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ – KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG
Truyền Thông Nội Bộ: Linh hồn Của Doanh Nghiệp nhắm đến mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn một cách chân thực nhất trong quản lý truyền thông. Những câu chuyện được chia sẻ trong cuốn sách này sẽ truyền cho người đọc nguồn cảm hứng bất tận để mài giũa và nâng cấp kỹ năng giao tiếp trong truyền thông nội bộ.
Cho dù bạn là chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông nội bộ hay chỉ đang chuẩn bị thành lập công ty, gần như mọi bí quyết thu phục lòng người mà bạn đang tìm kiếm đều nằm trong cuốn sách này.
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ LÀ CUỐN SÁCH PHẢI ĐỌC!
Truyền Thông Nội Bộ: Linh hồn Của Doanh Nghiệp, chúng ta sẽ cùng xem xét quá trình Truyền thông Nội bộ phát triển từ một mối liên kết lỏng lẻo trở thành một ngành thực sự được xem trọng. Để làm rõ quá trình chuyển mình này, các tác giả đã chia cuốn sách ra làm 10 cuộc phỏng vấn với đối tượng tham gia là Viện Truyền thông Nội bộ Vương quốc Anh (IoIC) và các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Mỗi cuộc phỏng vấn trong sách kể lại một câu chuyện độc đáo về cách mà truyền thông nội bộ đang tạo ra sự khác biệt giữa các ngành nghề khác nhau.
Mỗi công ty mà nhóm tác giả nêu ra trong Truyền Thông Nội Bộ: Linh hồn Của Doanh Nghiệp đều là một minh chứng sống động cho chân lý: Để thành công, ta cần có lòng kiên nhẫn và không ngại thử thách. Dù công ty của bạn đang kinh doanh mặt hàng gì thì việc trung thực với nhân viên luôn là một trách nhiệm bắt buộc. Đối với một số công ty, điều này là đương nhiên vì nó là một yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nhân viên càng biết nhiều, họ sẽ càng giải quyết công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Tuy nghe có vẻ chẳng đáng bận tâm, nhưng đây thực ra lại chính là chân lý nền tảng.
Truyền thông Nội bộ đang dần chứng minh được vai trò then chốt, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ủng hộ việc gia tăng mức độ minh bạch và thẳng thắn giữa tổ chức và người lao động. Nói cách khác, nếu có một ngành truyền thông nào có thể được nhận xét là thành thật và đáng tin cậy thì đó chính là Truyền thông Nội bộ.
Mong rằng, thông qua những kinh nghiệm được chia sẻ từ những người có nhiệm vụ đảm bảo mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp luôn phát triển một cách chân thành và bền vững, Truyền Thông Nội Bộ: Linh hồn Của Doanh Nghiệp có thể trở thành cầu nối mang đến cho bạn nguồn cảm hứng và nhiều ý tưởng thú vị.
Từ 70 năm trước, năm 1946, Einstein đã từng kêu gọi quyết liệt về việc thay đổi tư duy, ông cho rằng thế giới của chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng khôn lường do những kẻ nắm quyền quyết định gây nên. Sức mạnh của năng lượng nguyên tử đã thay đổi mọi thứ, trừ cách suy nghĩ của chúng ta, và bối cảnh đó đang đẩy con người đến thảm họa kinh khủng. Để nhân loại tồn tại và phát triển lên tầm cao mới, tiếp thu lối tư duy mới là điều hết sức cần thiết.
Thời gian qua đi nhưng phạm vi, quy mô và thách thức mà Einstein chỉ ra vẫn đang là những vấn đề bức bách của chúng ta ngày nay. Chúng ta không chỉ cần thay đổi trong tư duy mà còn cả trong khả năng chịu trách nhiệm, hợp tác và lãnh đạo. Các vấn đề “mang tính sống còn” được nêu trên không thể chỉ trông cậy vào một nhà lãnh đạo anh hùng ra tay giải quyết mọi chuyện là xong. Thời nay đòi hỏi những nhà lãnh đạo có thể thích nghi với bối cảnh kinh doanh phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau.
Năm 2014, báo cáo của tổ chức APQC đã chỉ ra rằng năng lực lãnh đạo bị thiếu hụt ở các tổ chức thường rơi vào phần lập kế hoạch chiến lược, quản lý sự thay đổi, chia sẻ kiến thức, biết lắng nghe và trí tuệ cảm xúc. Tình trạng thiếu hụt năng lực lãnh đạo hiện nay bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Cốt lõi về lãnh đạo sẽ trang bị cho bạn lý thuyết nền tảng và khơi gợi bạn tự suy ngẫm về quá trình lãnh đạo của mình, từ đó có những bước tiến mới trong việc phát triển bản thân và đạt được kết quả mong muốn. Việc trở thành nhà lãnh đạo có trách nhiệm là một trong những điều kiện tiên quyết để dựng xây một thế giới tốt đẹp hơn. Vì thế, trước mắt bạn cần phải tập trung phát triển năng lực dẫn dắt đội ngũ của mình. Chính bạn sẽ là người bắt đầu hành trình lãnh đạo, hãy tận dụng quyển sách này như cẩm nang hướng dẫn và thực hành trong suốt chặng đường ấy.
CỐT LÕI VỀ LÃNH ĐẠO MANG LẠI CHO BẠN ĐIỀU GÌ?
Nhóm tác giả Esther Cameron và Mike Green chia Cốt lõi về lãnh đạo thành 6 phần:
PHẦN I: Mô tả một số khía cạnh của bối cảnh thế giới hiện tại và chỉ ra thực trạng năng lực lãnh đạo của các nhà lãnh đạo hiện nay.
PHẦN II: Trình bày những lý thuyết then chốt của định nghĩa “cốt lõi về lãnh đạo”. Cuối Phần II là những tóm tắt lại kiến thức bằng một sơ đồ tổng thể về kỹ năng lãnh đạo, chắt lọc lý thuyết và trình bày thành các nhóm kỹ năng cũng như phẩm chất cần thiết.
PHẦN III: Giúp bạn hiểu rõ hơn về những yêu cầu đặt ra đối với nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21. Phần này cũng cung cấp một số mô hình giúp bạn mở rộng năng lực xử lý những vấn đề ngày càng bất ổn và bất cập. Bạn cũng sẽ nắm được phương pháp học tập thông qua thực hành, phản xạ và ứng biến.
PHẦN IV: Giúp bạn đánh giá bản thân cũng như năng lực lãnh đạo và áp dụng các lý thuyết khác nhau vào hoạt động thực tế của riêng bạn. Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối các mục tiêu phát triển lãnh đạo và xác định những việc cần làm để đạt được điều đó.
PHẦN V: Giới thiệu về Mô hình 5 phẩm chất. Đây là mô hình lãnh đạo tích hợp đã được xây dựng có hệ thống, dễ dàng ứng dụng và được chứng minh qua thực tiễn. Mỗi một phẩm chất đều được mô tả rõ ràng thông qua các kỹ năng cần thiết và ví dụ thực tế. Bạn có thể tự kiểm tra năng lực trong từng phẩm chất, nghiên cứu các ví dụ, suy ngẫm về từng trường hợp minh họa, sau đó chọn cách cải thiện và thuần thục kỹ năng qua vô vàn gợi ý khác nhau.
PHẦN VI: Bàn về những thách thức trong việc cố gắng thay đổi văn hóa lãnh đạo của tổ chức, đặc biệt là về tiềm năng ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Millennials đối với tổ chức của mình.
Huấn luyện viên xuất sắc chưa chắc đã là nhà lãnh đạo giỏi nhưng một nhà lãnh đạo giỏi phải là một huấn luyện viên xuất sắc.
Những yếu tố nào sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất? Các nhà lãnh đạo sẽ đóng vai trò gì trong quá trình này? Nếu muốn nâng cao hiệu suất thì họ cần phải bắt đầu từ đâu?
Hiệu Suất Đỉnh Cao – Leading High Performance là một cuốn sách xoay quanh mối tương quan hiệu quả giữa nhà lãnh đạo và nhân viên, đào sâu những khía cạnh trong mối quan hệ giữa họ, những điều nhân viên mong muốn ở lãnh đạo cũng như những trách nhiệm cần có ở một nhân viê thông qua việc phân tích cụ thể cách thức quản lý trong đội tuyển thể thao và cách áp dụng những điều đó vào doanh nghiệp.
Bằng cách kết hợp quan niệm hiện nay về lãnh đạo doanh nghiệp với các nguyên tắc huấn luyện thể thao và khoa học thể thao hiện đại, tác giả Murray Eldridge muốn chỉ ra trong Hiệu suất đỉnh cao rằng năng lực làm việc hiệu quả không phải là một khái niệm cao siêu chỉ có ở những người tài giỏi. Mỗi người đều có thể đạt được hiệu suất cao nếu như các nhà lãnh đạo biết cách tạo ra môi trường thúc đẩy hiệu suất trong tổ chức của họ.
HIỆU SUẤT ĐỈNH CAO SẼ MANG LẠI ĐIỀU GÌ CHO BẠN?
Phần I của Hiệu suất đỉnh cao sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa lãnh đạo doanh nghiệp và huấn luyện thể thao: Huấn luyện viên xuất sắc chưa chắc là nhà lãnh đạo giỏi nhưng một nhà lãnh đạo giỏi phải là một huấn luyện viên xuất sắc. Một nhà lãnh đạo chỉ có thể trở nên vĩ đại nếu họ tạo được môi trường giúp nhân viên đạt được hiệu suất vượt trội. Khả năng huấn luyện và đào tạo tài năng là một trong những điều kiện then chốt của một nhà lãnh đạo giỏi.
Phần II của Hiệu suất đỉnh cao hướng dẫn cách sử dụng các nguyên tắc đã đề cập ở Phần I để xây dựng môi trường làm việc năng suất cao. Khi áp dụng phương pháp huấn luyện vào từng doanh nghiệp, các lãnh đạo cần lưu ý điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp nhằm hỗ trợ nhân viên đạt được những điều phi thường và chúc mừng khi họ đã nỗ lực hết mình. Nhân viên nào cũng muốn được công nhận rằng họ giỏi ở công việc mình đang làm và được công ty hỗ trợ hết mức để đạt được mục tiêu đó.
Xuyên suốt cuốn sách, tác giả Murray Eldridge sẽ đưa ra các ví dụ thú vị được rút ra từ những kinh nghiệm thực tế để giúp các nhà lãnh đạo và nhân viên cùng nhau chiến thắng. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm thấy được những ý tưởng và kinh nghiệm thú vị cho riêng mình. Quan trọng hơn, mong rằng bạn sẽ thấy chúng thật hữu ích trong việc giúp bạn phát triển ý tưởng của bản thân để đạt được hiệu suất làm việc cao hơn, dẫu cho bạn đang ở bất cứ giai đoạn nào trong sự nghiệp của mình.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…