101 NHỮNG ĐIỀU NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN BIẾT
Bạn có thấy hình ảnh lãnh đạo của mình trong đây?
1. Bạn chưa gây được ảnh hưởng lớn đến người khác
Bạn chưa biết gây ảnh hưởng cho các members của mình như thế nào cho hiệu quả? Để “mềm nắn rắn buông” vừa đủ sức răn đe nhưng cũng tạo sự thoải mái không oán trách?
2. Đội nhóm của bạn chưa đoàn kết và hướng tới mục tiêu chung
Vẫn còn những tiếng “xì xào”, vẫn còn những tính toán chi ly cho bản thân mình, vẫn còn những công việc được hoàn thành hời hợt! Bạn thực sự mong muốn xóa bỏ điều này.
3. Thái độ của những người làm việc cùng bạn còn sai lệch và tiêu cực
Thái độ tiêu cực dẫn đến những hành vi tiêu cực và được lây lan nhanh chóng đến những mắt xích khác của tổ chức. Điều bạn mong muốn là mọi người đều có thái độ tích cực trong công việc.
4. Các mối quan hệ, cố vấn của bạn còn hời hợt chưa trùng điểm rơi với bạn
Các mối quan hệ của bạn quyết định bạn là ai! Bạn chưa thực sự tìm được cố vấn gạo cội cho chính mình hay những mối quan hệ xung quanh chưa được tận dụng hiệu quả.
5. Bạn chưa gây được ảnh hưởng lớn đến người khác
Việc trau dồi và phát triển bản thân của bạn liệu đã đúng hướng? Liệu bạn đã đạt được những thành tựu theo cách mà năng lực tiềm ẩn của bạn xứng đáng đạt được?
6. Thật khó để tìm kiếm và nuôi dưỡng thế hệ kế cận mà bạn hoàn toàn tin tưởng
Sự tồn vong của tổ chức phụ thuộc vào sức mạnh của thế hệ kế cận. Việc phát triển chính mình đã khó rồi, bạn cảm thấy loay hoay trong việc phát triển đội nhóm kế cận sau này.
SỰ LÃNH ĐẠO CÀNG CAO, HIỆU QUẢ CÀNG LỚN ĐÒI HỎI SỰ TRAU DỒI KHÔNG NGỪNG NGHỈ
Và đây chính là những kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải trau dồi một cách hiệu quả nhất!
1. Nâng cao năng lực lãnh đạo bản thân
Để đạt được mức độ hiệu quả cao nhất, bạn phải nâng cao đỉnh cao của khả năng lãnh đạo.
2. Tăng cường kỹ năng team-work
– Khi thách thức tăng, nhu cầu làm việc nhóm sẽ tăng theo”
– Một nhóm mạnh thì mọi thành viên đều đồng lòng
3. Hiểu về thái độ và cách xoay chuyển chúng trong đội nhóm
– Thái độ có khả năng nâng đỡ hoặc đánh đổ cả đội.
– Thái độ xấu lan tỏa nhanh hơn thái độ tốt”
4. Nắm được bản chất của các mối quan hệ và cách tạo lòng tin với mọi người
Bạn không thể khiến người khác hành động trừ khi đã lay chuyển được họ bằng cảm xúc, con tim đi trước lý trí.
5. Tối ưu hóa quá trình tự phát triển bản thân – đánh trúng yếu huyệt
– “Phát triển luôn phải có chủ tâm – không ai trưởng thành một cách ngẫu nhiên”
– “Hãy nắm lấy những lợi ích tích cực từ những trải nghiệm tiêu cực”
6. Trao quyền đúng người, truyền kinh nghiệm đúng chỗ
– “Phương pháp đầu tiên để xác định tài cai trị của một vị vua là nhìn vào những người xung quanh ông ta”
– “Trang bị cũng giống như nuôi dưỡng, là một quá trình liên tục”
“Phải biết cách tự lãnh đạo bản thân mình trước, nếu muốn lãnh đạo nhân viên tốt”
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình. Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Tự lãnh đạo bản thân mới là khó khăn mà bạn cần giải quyết trước tiên
Ở phạm vi cá nhân chúng ta mới thấy, lãnh đạo bản thân thực ra là khó nhất, vì chúng ta dễ dàng thoả hiệp với chính bản thân mình mỗi ngày.
Ví dụ không thể rõ hơn là khi chúng ta thức dậy vào sáng sớm và thúc mình ra khỏi chiếc giường êm ấm để tới văn phòng làm việc. Không nỡ rời xa chăn ấm, nệm êm, muốn vớt vát thêm chút thời gian khi đồng hồ đã văng vẳng bên tai để bản thân được thỏa mãn sự chây lỳ thêm chút nữa. Nhưng mà, nếu như bản thân với ý chí “Đến công ty, tôi sẽ có tiền, tôi sẽ đi du lịch, tôi sẽ mua cái này cái kia,…” thì sự vật dậy lại trở nên nhẹ nhõm.
Tính lãnh đạo không phải ở vị trí quản lý mới có và không phải ai làm sếp cũng có mà một nhân viên như tôi cũng có
Ai cũng có thể có leadership bất kể họ đang ở vị trí nào và đang làm gì. Vì đó chính là tập hợp của các tính chủ động, không trông chờ, phụ thuộc người khác mà có khả năng ra quyết định độc lập, và sau đó là ảnh hưởng tới người khác.
Một ông bảo vệ, một cô lễ tân, hay một anh chở hàng hoàn toàn có thể có tính này. Họ là leader trong phạm vi công việc mà họ được phân công. Và ngược lại, không phải cứ một vị làm việc tốt là có tính lãnh đạo. Một trong những cách đánh giá tốt nhất một vị sếp có tính lãnh đạo hay không, là tính tỷ lệ % số quản lý cấp cao mà ông ấy có thể giữ lại trong bối cảnh môi trường cạnh tranh. Càng nhiều người bỏ đi dưới quyền của ông ấy trong khi công ty không khá lên được thì đó là vị lãnh đạo tồi! Tất nhiên, chất lượng của các quản lý cấp trung trước đó đã phải được tổ chức đánh giá và khẳng định.
Leadership không phải chỉ dành cho người trên áp cho người dưới mà còn là dành cho người dưới áp ngược lại với người trên
Lãnh đạo của một tập đoàn lớn từng nói: “Nếu không bị ép, tôi cũng chả làm”. Có ai nghĩ xa hơn là ai ép ông ấy không? Hiển nhiên là cổ đông, đối tác và tất nhiên không thể thiếu chính là nhân viên cấp dưới. Do vậy, lãnh đạo giỏi là người tạo ra cơ chế để nhân viên được phép ép ngược lại mình, có vậy tổ chức và công ty mới phát triển.
Leadership là thứ chúng ta hoàn toàn có thể tự học, chứ không nhất thiết phải qua trường lớp hay dưới quyền chỉ đạo của một vị sếp quyền uy nào đó. Một khi đã hiểu rõ đặc điểm của nó, chúng ta chủ động mong ước, lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch của mình triệt để mỗi ngày, đó chính là đang biến chúng ta thành một leader chân chính. Cái khó nhất là phải chiến đấu với nhân vật vô hình và kè kè bên mình mỗi ngày, đó chính là tiếng nói lười biếng của bản thân.
Leadership có thể được học, vì vậy nó có thể mất đi, như khi anh chị mất một kỹ năng vốn đã nhuần nhuyễn. Để duy trì được nó, chỉ còn một cách duy nhất, đó là luyện nó hàng ngày và không để nó mai một.
Leadership là tính cách, nhưng không ai học được tính cách cả nếu không được ngấm nó qua các hành động. Do vậy, nếu chúng ta tạo ra được bối cảnh khiến mình phải hành động, thì sau đó tính leadership sẽ ngấm triệt để vào chúng ta.Leadership là tạo thành khuôn phép của chính chúng ta trong cuộc sống!
51 chìa khóa vàng để trở thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng
– Khi là nhà lãnh đạo, bạn càng phải để ý đến ngôn từ của mình. Một lời người lãnh đạo nói ra sẽ có thể làm thay đổi nhiệt huyết của toàn bộ đội nhóm.
– Những gì viết trong cuốn sách này có thể đóng góp một phần cho hình tượng người lãnh đạo mà bạn muốn theo đuổi.
Thế nào là một nhà lãnh đạo ưu tú?
Trở thành người đứng đầu một tổ chức không có nghĩa là đất dưới chân bạn không sụp đổ. Với tư cách là người lãnh đạo, có những nhiệm vụ khó khăn mà bạn phải đương đầu. Nếu không có năng lực mà tự dưng vì một cơ hội nào đó, bạn bỗng được nắm lấy quyền lực trong tay.
Nhà lãnh đạo mà chỉ có cái gọi là “sức hút” mà thôi thì cũng chưa hẳn đã là một nhà lãnh đạo thực thụ. Hay những người ăn to nói lớn, luôn xông thẳng về phía trước và được tán dương, chỉ thế thôi cũng không hẳn đã là một người lãnh đạo. Chỉ cần là một con người cho dù không nổi bật, nhưng có chính kiến của mình
Một người lãnh đạo có thể gánh vác cả một tổ chức cần phải là một người ưu tú về cả tâm hồn lẫn thể chất.
Nhà lãnh đạo cần phải biết truyền cảm hứng bằng sức mạnh của ngôn từ
Các nhà lãnh đạo cần là người biết truyền cảm hứng. Mà điều đó được thể hiện trên hết qua ngôn từ của họ.
Ngôn từ thực sự là một điều rất tuyệt vời. Ngôn từ có thể đem đến cho người khác dũng khí, khuyến khích con người và đồng thời cũng có thể làm con người tổn thương. Đặc biệt, khi bạn ở vị trí cao, bạn càng phải để ý đến ngôn từ của mình hơn nữa. Một lời người lãnh đạo nói ra sẽ có thể làm thay đổi nhiệt huyết của toàn bộ đội nhóm. Câu từ sẽ thấm nhuần vào trong trái tim khi chúng ta có đủ nhận thức về một vấn đề nào đó.
51 câu nói đó cũng chính là 51 chìa khóa vàng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, có kỹ năng quản trị khéo léo, tinh tế và biết làm chủ ngôn từ để truyền cảm hứng cho người khác. Một vài chìa khóa, bí quyết được nhắc đến như:
– Người lãnh đạo luôn phải mài giũa chính mình
– Người chỉ có sức hút mạnh mẽ chưa hẳn đã là người lãnh đạo
– Người lãnh đạo sẽ không nói quá nhiều
– Người lãnh đạo nói về mơ ước bằng những ngôn từ giản đơn
– Người lãnh đạo có thể nỗ lực để cùng mơ ước với người khác
– Người lãnh đạo không cần phải ăn nói giỏi cũng được và sẽ biết nói lời cảm ơn
– Người lãnh đạo cần cho mọi người ước mơ và thấu hiểu ước mơ đó, sau đó dẫn dắt họ tới ước mơ đó….
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…