COMBO 4: LỊCH SỬ THẾ GIỚI – TẬP 10-11-12
TẬP 10: Chiến tranh Thế Giới thứ nhất và cách mạng Nga
Đầu thế kỷ XX, các quốc gia châu Âu có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Những cuộc chạy đua về công nghiệp cùng với sự nảy nở của Chủ nghĩa Đế quốc cuốn các quốc gia này vào một cuộc chạy đua nhằm tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.
Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Đại Công tước Franz Ferdinand của Áo bị ám sát bởi một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princi. Sự kiện này chính thức châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất – một cuộc chiến vô cùng khốc liệt và có tầm ảnh hưởng bao trùm lịch sử nhân loại. Các quốc gia tại châu Âu lần lượt tuyên chiến với nhau, chia làm hai phe Liên minh (dẫn đầu là Anh, Pháp, Nga) và Hiệp ước (Đức, Áo – Hung, Ottoman và Bulgaria).
Trước năm 1917, nước Mỹ không tham chiến mà chỉ đứng ngoài thu lợi bằng việc bán hàng hóa cho các quốc gia tham chiến. Nhưng những động thái hiếu chiến của người Đức áp dụng chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, tấn công cả vào tàu Mỹ khiến dư luận nước Mỹ bất bình, chính phủ Mỹ quyết định tuyên chiến với Đức và phe Hiệp ước.
Cũng trong năm ấy, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Sa Hoàng không thể chịu nổi sức ép từ cuộc chiến. Người nông dân Nga rơi vào cảnh khốn cùng, và như một lẽ tất yếu, cuộc Cách Mạng tháng 10 Nga lịch sử dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin và đảng Bolshevik đã nổ ra. Nước Nga thoát khỏi ách cai trị của Sa Hoàng và rút khỏi cuộc chiến tranh.
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga khỏi thân phận phụ thuộc, bị chế độ Sa hoàng áp bức, bóc lột. Sau cuộc cách mạng này, hàng loạt nhà nước của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước thuộc địa, mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Năm 1918, Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Nước Đức và phe Hiệp ước thất bại, nhưng phe Liên minh dù thắng trận cũng phải chịu tổn thất nặng nề. Cuộc chiến dừng lại mà không giải quyết được những xung đột giữa các quốc gia tham chiến, hòa ước Versailles được ký kết nhưng chính nó lại là ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai sau này. Quốc gia duy nhất hưởng lợi từ cuộc chiến là nước Mỹ, quốc gia này đã có bước nhảy vọt trở thành cường quốc vượt xa các nước châu Âu.
Tại các quốc gia thuộc địa, ngay từ trước chiến tranh, các cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc đã bắt đầu. Ở Trung Quốc, vương triều Mãn Thanh suy yếu và bị xâu xé bởi các đế quốc. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra với người lãnh đạo là Tôn Dật Tiên là cuộc cách mạng tư sản nhằm lật đổ nhà Thanh và chống lại sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây. Nhà Thanh sụp đổ, người Hán trở lại nắm quyền tại Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, bước vào thời đại sản xuất, tiêu dùng số lượng lớn, với nền kinh tế phát triển mà không quốc gia nào sánh được. Đó là thời đại của ngành công nghiệp ô tô. Với những nỗ lực ngừng nghỉ, Henry Ford thành lập nên Ford Motor Company và đưa việc sản xuất ô tô thành dây chuyền. Ô tô dần trở nên phổ biến ở Mỹ từ thập niên 1920, trở thành biểu tượng cho sự phồn thịnh của nước Mỹ.
Tập 11: Đại khủng hoảng và chiến tranh Thế Giới lần thứ hai
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Mỹ vượt qua châu Âu trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới. Những năm 1920, nền kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, được gọi là thời kỳ hoàng kim. Tuy nhiên, cuối năm 1929 và đầu năm 1930, nước Mỹ rơi vào cuộc Đại khủng hoảng lớn chưa từng có. Thị trường chứng khoán xuống dốc không phanh, cổ phiếu trở thành những tờ giấy vô giá trị. Người dân Mỹ khắp cả nước rơi vào cảnh phá sản, thất nghiệp.
Trước tình cảnh đó, tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã đưa ra những đạo luật, chính sách cải cách kịp thời để vực dậy nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ dần vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử mà sau này được gọi là Đại Khủng hoảng 1929.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã vượt ra ngoài biên giới của nước Mỹ. Các quốc gia tư bản châu Âu cũng phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Những nước chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất như Anh, Pháp có đủ tiềm lực để dần vượt qua khủng hoảng, nhưng những quốc gia bại trận thì không. Nước Đức vừa phải gánh khoản bồi thường chiến phí, vừa phải đối mặt với khủng hoảng, dẫn đến một tình trạng kiệt quệ. Điều này giáng một đòn mạnh vào lòng tự tôn dân tộc của người Đức, và đó là ngòi nổ cho cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong khi đó tại Trung Hoa, vương triều Mãn Thanh đi vào giai đoạn suy tàn. Nước Trung Hoa Dân Quốc được thành lập với hai đảng phái nổi lên là Quốc Dân Đảng (do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo) và Đảng Cộng Sản (do Mao Trạch Đông sáng lập). Dù đã có lúc bắt tay nhau để bảo vệ chính quyền Tôn Trung Sơn và chống lại sự xâm lược của Nhật Bản, nhưng giữa hai đảng này liên tục nổ ra các xung đột vũ trang. Kết quả là Quân đội Giải phóng Nhân Dân của Đảng Cộng Sản đã giành chiến thắng, thành lập nước Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Trung Hoa như ngày nay. Tưởng Giới Thạch và quân Quốc Dân Đảng phải rút ra đảo Đài Loan.
Tại Áo, có một chàng thanh niên nuôi mộng trở thành họa sĩ, nhưng thi hai lần vào trường Mỹ thuật đều trượt. Tên của anh ta là Adolf Hitler – cái tên trở nên nỗi ám ảnh của toàn thế giới sau này.
Bất mãn với cuộc đời, Hitler chạy sang Đức đi lính cho quân đội của Đế quốc Đức và trở thành kẻ bại trận trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Với tinh thần dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, gã không cam tâm nhìn nước Đức kiệt quệ và nhục nhã như vậy. Với biệt tài diễn thuyết và khả năng hùng biện thiên tài, Hitler đã lãnh đạo của Đảng Lao động Đức và sau này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa, hay gọi tắt là Đức Quốc Xã.
Chính trị gia Adolf Hitler nhanh chóng trở thành quốc trưởng của Đức Quốc Xã, lên nắm quyền lực tối cao, với sự ủng hộ của những người dân tin tưởng vào việc giành lại vinh quang cho nước Đức. Hitler đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bằng việc nổ súng tấn công các quốc gia châu Âu, chiếm đóng các quốc gia này và tự xưng là Đế chế thứ ba. Bên cạnh đó, Phát xít Đức cũng tổ chức các chiến dịch hủy diệt người Do Thái. Các trại tập trung được lập ra khắp châu u để cưỡng bức người Do Thái lao động và hủy diệt họ. Hàng triệu người đã bỏ mạng trong các trại tập trung này dưới bàn tay tàn bạo của chủ nghĩa Phát xít.
Để đối phó với quân đội hùng mạnh của Hitler, Churchill và Stalin, hai nhà lãnh đạo của nước Anh và Liên Xô đã quyết định bắt tay nhau chống lại Phát xít Đức. Nước Đức một lần nữa rơi vào tình cảnh phải chiến đấu trên cả 2 mặt trận đông và tây giống như Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cộng thêm sự tham chiến của Mỹ sau khi hạm đội nước này ở Trân Châu Cảng bị tập kích bởi không quân Nhật, phe trục Phát xít Đức – Ý – Nhật đã không thể đứng vững. Tháng 5 năm 1945, quân Đồng Minh chiếm được Berlin, Đức đầu hàng. Tháng 8 năm đó, Phát xít Nhật cũng đầu hàng vô điều kiện sau khi phải nhận hai quả bom nguyên tử từ không quân Mỹ.
Chiến tranh thế giới thứ hai – cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại đã kết thúc như thế.
Tập 12: Chiến tranh lạnh và cục diện Thế Giới mới
Thế kỷ XX đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của nhân loại, nhưng cũng là thế kỷ của các cuộc chiến tranh tàn khốc, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Tuy các quốc gia thuộc địa lần lượt giành được độc lập từ các Đế quốc, nhưng trên khắp thế giới tình trạng xung đột do phân biệt sắc tộc, tôn giáo trở thành một vấn đề nổi cộm.
Trong tình cảnh ấy, thế giới đã xuất hiện những người đấu tranh vì tự do, vì công lý, cho quyền bình đẳng của mọi người. Đó là quốc phụ Gandhi – người đấu tranh cho nền độc lập của Ấn Độ; là mục sư Martin Luther King – người đi đầu trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi của người da màu ở Mỹ; là Nelson Mandela – người lãnh đạo Nam Phi chống lại chủ nghĩa apartheid…và rất nhiều những con người vẫn miệt mài đấu tranh cho sự bình đẳng trên thế giới.
Sau khi hai cuộc chiến tranh thế giới kết thúc, các hòa ước được ký kết chưa đủ để khiến thế giới hòa bình. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa Cộng sản tại nước Nga dần lan rộng ra các quốc gia chịu ảnh hưởng của Liên Xô, khiến Mỹ và các quốc gia theo chủ nghĩa tư bản hết sức lo ngại. Hai khối Cộng sản và Tư bản liên tục tranh giành ảnh hưởng ở các quốc gia vệ tinh và bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang lớn. Một cuộc chiến mới được mở ra với tên gọi Chiến tranh lạnh, được tiến hành ở các quốc gia chịu ảnh hưởng của hai khối này, trong đó có Việt Nam, lúc đó đang bị chia cắt thành hai miền.
Chiến tranh lạnh chỉ kết thúc sau những nỗ lực hòa giải giữa Gorbachev – tổng bí thư Đảng Cộng Sản, tổng thống của Liên Xô và Ronald Reagan – tổng thống Hoa Kỳ. Sau sự kiện nổ nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl, Gorbachev dưới sức ép của công luận buộc phải từ chức. Liên bang Xô viết tan rã, cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) được thành lập.
Đến thế kỷ XXI, thế giới vẫn chưa có được hòa bình đúng nghĩa. Những tiếng súng kéo dài hai thiên niên kỷ vẫn hằng ngày vang lên trên thế giới. Các cuộc chạy đua vũ trang vẫn tiếp tục, trong khi đó các vụ khủng bố bởi các tổ chức nhân danh sắc tộc, tôn giáo vẫn liên tục diễn ra, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…