Cuốn sách những bài viết hay về nghệ thuật Những câu chuyện nhỏ đúc kết, nhiều khi chỉ là một góc rất nhỏ của lý thuyết nhưng có giá trị cao do tính thực tiễn và gần gũi với hoàn cảnh Việt Nam. Nhiều bài viết có tính khái quát cao từ thực tế, đòi hỏi phải tư duy sâu sắc. Cũng có nhiều bài viết chỉ là lát cắt mỏng của thực tế cuộc sống mà doanh nhân chúng ta – đặc biệt là các bạn trẻ – thường gặp và rất lúng túng khi xử lý, dẫn đến nhiều hành động lung tung mà hẳn nhiên kết quả sẽ tùm lum!
Nếu biết học được từ những chia sẻ đáng yêu này, hẳn các bạn sẽ chủ động hơn nhiều và ít phải trả giá – không chỉ bằng tiền hay thời gian mà quan trọng hơn là cả tình cảm và các mối quan hệ.lèo lái con thuyền doanh nghiệp đến bến thành công của các tác giả được yêu thích từ Group Quản trị và Khởi nghiệp.
Một câu chuyện được nối tiếp một câu chuyện là những trải nghiệm thật hết sức giá trị, và còn giá trị hơn khi các câu chuyện này không chỉ là bài viết được đăng tải trên Facebook của Group Quản trị và Khởi nghiệp, mà còn được đưa thành bài giảng ở các khóa học CEO. Giờ được sắp xếp, biên tập lại sẽ là món quà quý giá mà bất kỳ thành viên nào của Group đều mong muốn được giữ như bửu
Tinh thần doanh nhân đang làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Vì vậy, phát triển tinh thần khởi nghiệp không còn là chuyện Nên hay Không nên, mà đó là chuyện Cần và Phải làm. Đó gần như là “giải pháp cuối cùng”, là “niềm hy vọng cuối cùng” cho nền kinh tế của đất nước, khi mà mọi chiến lược khác đều gần như là phá sản. Vì vậy, dù còn nhiều tranh luận trái chiều, nhưng về đại cục, chúng ta vẫn cần phát triển tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam!
Đừng để Khởi nghiệp Việt Nam dừng lại ở mức “phong trào khởi nghiệp”, mà phải phát triển nó đến mức “văn hóa khởi nghiệp” thì sẽ bền vững hơn. Muốn như vậy, chúng ta cần tạo ra một thế hệ doanh nhân khởi nghiệp có trách nhiệm. Vậy, thế nào là khởi nghiệp có trách nhiệm?
Khởi nghiệp có trách nhiệm Không Phải là hôm nay hứng… khởi nghiệp, liền nộp đơn xin nghỉ việc, không quan tâm công ty đã được bàn giao đầy đủ hay chưa, sếp hỏi lý do tại sao thì trả lời “Tại em thích”, mặc dù sếp và công ty đối đãi mình không tệ. Vào làm có văn hóa, thì nghỉ việc cũng phải có văn hóa!
Khởi nghiệp có trách nhiệm Không Phải là bán kem trắng da, trắng liền trong 3 ngày, bất chấp hậu quả sức khỏe của khách hàng, để bán được hàng, còn khuyên là kem này mẹ bầu dùng vẫn được. Cái đó là Tạo nghiệp chứ không phải Khởi nghiệp!
Khởi nghiệp có trách nhiệm Không Phải là hôm nay thấy thiên hạ bán trà chanh chém gió thì mình cũng bán trà chanh chém gió. Thấy thiên hạ bán được phô mai que thì mình chuyển sang phô mai que. Thấy thiên hạ bán bún đậu mắm tôm có tiền rồi mình cũng chuyển sang làm bún đậu mắm tôm. Bạn có thể bắt đầu như con buôn để tích lũy vốn liếng và kinh nghiệm, nhưng hãy sớm phát triển và trở thành một doanh nhân.
Khởi nghiệp có trách nhiệm Không Phải là cứ làm bạt mạng, làm vì niềm tin và trông cậy vào mỗi may mắn, rồi sau đó mang nợ tiền tỷ, ảnh hưởng đến cả gia đình. Khởi lên cái Nghiệp rồi thì cái Nghiệp này có thể là Hiệu quả mà cũng có thể là Hậu quả!
Cho dù là lớn hay bé, nhiều tiền hay ít tiền, lâu đời hay mới start-up, doanh nghiệp đều cần có một chiến lược thương hiệu đúng đắn. Vì sao vậy? Để làm cơ sở cho việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Để làm chuẩn cho việc phát triển các ý tưởng truyền thông sáng tạo. Và để dẫn dắt hoạt động marketing nội dung thực sự đi đúng hướng. Chiến lược thương hiệu chính là “chiếc la bàn” giúp doanh nghiệp tránh đối đầu với đối thủ mạnh hơn và tìm cho mình một sân chơi mà ở đó họ phát huy tốt nhất lợi thế cạnh tranh của mình. Marketing ngày nay giống như một khu rừng già rậm rạp, ở đó cây cổ thụ, dây rợ che kín mọi lối đi. Nhiệm vụ của chiến lược thương hiệu là dò đường, chỉ ra lối dễ đi nhất, ngắn nhất, và quan trọng là phù hợp với nguồn lực thực tế của doanh nghiệp nhất.
Nếu xây dựng thương hiệu như xây một ngôi nhà, chiến lược thương hiệu là được coi là nền móng. Không ai xây nhà từ nóc. Nhưng nền móng bền vững bao nhiêu cũng chỉ là cái móng – chưa thể gọi là ngôi nhà – và công việc nặng nhọc này không thể ủy thác hoàn toàn cho những người thợ, cho dù họ có xuất sắc đến đâu. Công việc xây dựng thương hiệu phải được chính lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp dẫn dắt. David Packard – CEO của Hewlett Packard đã nói thế này: “Công việc marketing quá quan trọng để giao phó cho một mình bộ phận marketing”.
Câu lạc bộ Quản trị và Khởi nghiệp là nơi hội tụ nhiều doanh chủ ở nhiều quy mô khác nhau và những người làm nghề chuyên môn liên quan đến thương hiệu và marketing. Trong quá trình gây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình, chắc họ sẽ thấm thía câu nói của CEO Hewlett Packard kể trên. Họ là những doanh chủ thành công. Và họ cũng là những doanh chủ từng thất bại. Có người viết dựa trên nền tảng hiểu biết sâu về thương hiệu. Nhưng có người viết những câu chuyện xây dựng thương hiệu rất hữu ích cho dù họ chưa hề được đào tạo về lĩnh vực này. Đáng quý nhất, tất cả các bài viết chia sẻ của họ là những dòng tâm huyết đúc kết từ những trải nghiệm làm nghề vô cùng thực tế, rất phong phú, và nhiều bài viết trong số này khá cô đọng về hàm lượng học thuật sâu sắc.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế VAT. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…