Bộ 3 các cuốn trẻ em trong gia đình giải đáp các thắc mắc của các bậc làm cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái. Cá nhân tôi nhận thấy đây là một cuốn sách nên đọc để tham khảo. Vì cách nuôi dạy nào cũng có những băn khoăn, những thắc mắc. Cha mẹ nào cũng muốn nuôi con thành tài, ngoan ngoãn. Tuy nhiên bố mẹ không phải lúc nào cũng bên con, ngăn hết những điều không tốt đến cho con, và cuốn sách này giải đáp những thắc mắc của bậc phụ huynh, có thể thỏa mãn được một phần nào đề việc nuôi dạy con nên người.
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi giai đoạn không thể làm lại được và đây cũng là giai đoạn định hình nên nhân cách cho trẻ. Vì vậy những gì bạn làm trong quá trình nuôi dạy trẻ nhỏ có ý nghĩa to lớn, bởi lẽ điều này quyết định nhân cách của cả một con người sau này.
Vấn đề khi nuôi dạy trẻ ở giai đoạn sơ sinh đến dưới 1 tuổi đó là chúng ta nên nuôi trẻ như thế nào để giúp trẻ lớn lên có được một cuộc sống lành mạnh về tinh thần và khỏe mạnh về thể chất? Đó là làm cho trẻ biết tin vào người khác trong gian đoạn này hay còn gọi là xây dựng “Niềm tin cơ bản” cho trẻ. Để xây dựng được niềm tim cho trẻ trong giai đoạn này đó chính là hãy cho trẻ những gì trẻ muốn và khi trẻ tin tưởng mẹ thì chúng sẽ tin tưởng những người khác.
Giai đoạn từ 1 – 6 tuổi là giai đoạn chúng ta dạy trẻ tự lập như: rèn cho trẻ tính kỷ luật, vệ sinh; dạy trẻ có được sự tinh tế và quan tâm đến người khác. Trong giai đoạn này khi trẻ kết bạn cũng chính là quá trình trẻ tìm hiểu bản thân mình, học hỏi từ bạn bè mình.
Cuốn 2 của bộ sách Trẻ em trong gia đình đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn diện, giải đáp những thắc mắc hay cả những băn khoăn lo lắng của các bậc cha mẹ về việc chăm sóc con cái. Như một chương trình truyền hình về việc nuôi dạy con, cuốn 2 của “Trẻ em trong gia đình” mở đầu bằng những câu hỏi của các bậc phụ huynh có con thuộc nhiều lứa tuổi, được giải đáp một cách toàn diện, lý giải cả tâm lý của cha mẹ và của trẻ, từ đó đưa ra các phương pháp phù hợp tối ưu. Hơn hết, tác giả đưa ra mối liên hệ về việc hành động của cha mẹ ảnh hướng thế nào đến tâm lý và hành động của trẻ.
Chẳng hạn như tầm quan trọng của việc nuôi dạy trẻ với những đứa trẻ đồng trang lứa khác, việc có bạn hay cho chúng dạo chơi cũng là một phương pháp hiệu quả để trẻ hình thành nhân cách và nhận biết cách thức giao tiếp xã hội. Hoặc đã bao giờ bạn nghĩ đến việc khó khăn của bé một phần xuất phát từ việc cha mẹ chúng kém trong giao tiếp với họ hàng và hàng xóm?
Cuốn sách hội tụ đầy đủ các thắc mắc của các bận phụ huynh từ giai đoạn mang thai đến khi con bắt đầu được giao tiếp và nhận những tác động từ xã hội. Mỗi chương, tác giả đưa ra một chủ đề để độc giả cùng bàn luận: Nỗi lo của các bà mẹ trong thai kỳ, sự bao dung của mẹ tính nghiêm khắc của cha, ảnh hưởng của xã hội đến sự hình thành và phát triển của trẻ_bắt đầu từ mỗi tế bào Gia đình. Một lần nữa, tác gỉa không bỏ sót bất kỳ ngóc ngách nào trong thế giới của bọn trẻ, dĩ nhiên , cả những đứa trẻ khuyết tật về cả thể chất hay trí tuệ.
Ở chương 4, tác giả dường như đưa ra hai câu hỏi “Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và khuyết tật học tập”. Mối liên quan và sự khác nhau giữa trẻ tự kỷ và trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý? Và, bạn có chắc đã hiểu rõ hai căn bệnh trên và biết cách nhận ra chúng? Nhìn thấy một đứa trẻ luôn nhảy nhót leo trèo, ngọ ngoậy chân tay, không ngừng nghịch cả chân tay của bạn bên cạnh, rất có thể là dấu hiệu của chứng tăng động phi di chuyển.
Cuốn sách là sự tổng hợp cuả các bài giảng với các giáo viên tại trường học thành phố Yokohama, Nhật Bản, cùng với quan điểm: không có một mô hình nuôi dạy trẻ nào gọi là hoàn hảo, đảm bảo cho ra những đứa trẻ toàn vẹn, mà mỗi thời đại luôn có nhiều sự lựa chọn được đưa ra, chỉ là chọn cách thức phù hợp nhất với đứa trẻ đáng yêu của bạn.
Khác với Trẻ em trong gia đình cuốn 1 nói về các phương pháp nuôi dạy con, cuốn 2 gói gọn mọi băn khoăn dành cho mọi ông bố bà mẹ luôn quan tâm tìm cách hiểu và chăm sóc những đứa trẻ tốt nhất, chắc hẳn sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về những thiên thần bé nhỏ của mình.
3. Trẻ Em Trong Gia Đình (cuốn 3)
Đến với cuốn 3 “Trẻ em trong gia đình”, độc giả sẽ cảm giác như đang đọc một cuốn cẩm nang trong việc nhận định khuynh hướng của con trẻ, đặc biệt dành cho những gia đình có trẻ khiếm khuyết một vài mặt, cụ thể là trẻ khuyết tật phát triển.
Mở đầu bằng việc nhắc đến mối quan hệ giữa con người và xã hội, tác giả dựng nên một khung cảnh bao quát về môi trường xã hội – nơi sẽ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến cách giáo dục của cha mẹ đến những đứa trẻ. Trong một xã hội mà tình yêu thương đang dần lu mờ, hãy cố gắng để đứa trẻ được sinh ra trong sự chờ mong và vui mừng của mọi thành viên trong gia đình, đừng nghĩ điều đó trở thành một gánh nặng.
Tiếp tục với luận điểm của mình, tác giả đưa ra câu trả lời cho mục đích nuôi dạy một đứa trẻ “khiến chúng tự yêu chính bản thân mình”, mà điều kiện trước tiên là được cha mẹ yêu thương.
Đến với chương 3, cách nuôi dạy trẻ được tác gỉa hệ thống bằng những từ khóa hay cụm từ phần nào giúp người đọc dễ dàng hình dung ra điểm mấu chốt cần lưu tâm. Điều gì thích hợp cho việc dạy dỗ trong từng giai đoạn của trẻ? Ở giai đoạn khác nhau trong tiến trình phát triển, yếu tố nào là quan trọng nhất?
Như đã nói ở trên, trong cuốn 3 của bộ sách, tác giả đặc biệt dành tặng gia đình các bé trong việc nhận định sớm các dấu hiệu của bệnh lý thường gặp, đồng thời đưa tới phương pháp phù hợp với những trẻ này. Khuyết tật phát triển là gì? Trẻ tự kỷ và tầm quan trọng của gia đình? Đặc điểm, thấu hiểu, thực tế chăm sóc…những câu chuyện có thật, tất cả đều có trong những chương tiếp theo của cuốn sách.
Một cách tỉ mỉ và tận tình nhất, từng câu từng chữ đều có giá trị mang đến kiến thức chăm sóc trẻ khiếm khuyết theo cách gần gũi nhất có thể.
Trong những chương cuối, tác gỉa giới thiệu về “Chương trình hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân tự kỷ” có tên TEACCH. Thực tế đây là cách để người thân có thể đọc được thông điệp mà trẻ tự kỷ muốn truyền đạt, và ngược lại mã hóa tất cả thông tin mà người xung quanh muốn nói đến bọn trẻ.
Kết thúc bằng những điều học được và những điều nhớ lại, chắc chắn cuốn 3 của bộ sách Trẻ em trong gia đình sẽ khiến mọi bậc cha mẹ, đặc biệt là những gia đình có trẻ khiếm khuyết thấu hiểu hơn niềm hạnh phúc của mọi đứa trẻ chính là niềm hạnh phúc nhất của cả gia đình và xã hội.