1. Yêu Thương, Khen Ngợi Và Nhìn Nhận
Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục nổi tiếng tại Nhật Bản, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng bẩm sinh của trẻ. Đây là phương pháp giáo dục sớm đến từ Nhật Bản dựa trên sự phát triển não bộ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp Shichida đã được phát triển dựa trên nền tảng khoa học và chứng thực về não phải, cân bằng phát triển hai bán cầu não. Từ đó, khả năng của trẻ không chỉ dừng lại ở các kỹ năng cơ bản như đọc, toán, nhạc, họa… mà qua đó phát triển hình thành tính cách, năng lực tư duy, tình yêu và sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Chìa khóa vàng thứ nhất: Yêu Thương
Cách tốt nhất để cha mẹ thành công trong quá trình nuôi dạy con là tận hưởng quá trình này, giữ cho cả mình và con cùng vui vẻ. Nếu tâm lý cha mẹ không thoải mái thì việc nuôi con sẽ khó diễn ra suôn sẻ.
Khi việc nuôi dạy con càng ngày càng trở nên quá khó khăn, hãy xem lại bản thân mình. Bởi con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ. Tình trạng hiện tại của con đều là kết quả của quá trình giáo dục. Vì vậy, hãy quyết định thay đổi phương pháp một cách triệt để.
Suy cho cùng, mục đích cho việc nuôi dạy con là nuôi dưỡng trái tim con trẻ. Bên cạnh đó, tình yêu thương giúp tạo nguồn động lực cho con. Nguồn động lực ở con trẻ trỗi dậy nhờ vào cảm giác an toàn mà con cảm nhận được từ tình thương của mẹ. Từ đó, tình yêu thương của cha mẹ sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, giúp trẻ trở thành một con người phát triển toàn diện và hạnh phúc sau này.
Chìa khóa vàng thứ hai: Khen Ngợi
Khen ngợi trẻ giúp xây dựng lòng tự tin của trẻ. Thay vì chăm chăm vào khuyết điểm con cái và không khen ngợi chúng, thì hãy nhìn nhận những gì con đang có và cố gắng ngợi khen. Nếu không chú ý đến những khuyết điểm mà chỉ tập trung vào ưu điểm và khen ngợi con thì những ưu điểm sẽ ngày càng lớn mạnh, còn khuyết điểm sẽ từ từ biến mất.
Hãy tin tưởng con trước khi nghĩ đến việc kỷ luật con.
Chìa khóa vàng thứ hai: Nhìn Nhận
Nhìn nhận con có nghĩa là bố mẹ tin tưởng ở con. Thông thường, các bậc phụ huynh luôn muốn nuôi dạy con thật tốt. Nhưng một trong những điểm quan trọng trong việc nuôi dạy con mà bố mẹ hay bỏ sót là cần nhìn nhận con đúng với những gì con đang có. Vấn đề không nằm ở chỗ con có thể hay không thể làm một việc gì. Hiểu được điều này, bố mẹ sẽ có được những niềm vui, hạnh phúc trong quá trình nuôi dạy con nhiều hơn là những mệt mỏi vất vả.
2. Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương TẬP 3
Tiếp nối những chia sẻ thiết thực và hữu ích trong hai cuốn trước trong bộ sách, Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 3 là câu chuyện đem lại nguồn cảm hứng lớn lao cho những ai đang tìm cho mình phương pháp nuôi dạy con phù hợp, hiệu quả.
Như có thể thấy từ tựa đề phụ của sách, tập 3 này tập trung nhiều hơn vào vai trò của người cha. Đây là những bài học nhân văn và ý nghĩa mà tác giả nhận được từ 12 năm sống cùng người cha Do Thái của mình, sau đó sẽ theo bà trong suốt quá trình hình thành nhân cách, trưởng thành, và làm mẹ sau này. Cuốn sách có hai phần chính: phần 1 kể về những năm tháng tác giả sống bên cha (trước khi ông qua đời năm 72 tuổi); phần 2 nói về cuộc sống sau này và hiện tại của bà (khi cùng các con trở về cố hương tại Israel rồi quay lại Thượng Hải).
Ở phần 1, tác giả đưa người đọc trở lại bối cảnh những năm tháng ấu thơ, khi bà cùng cha mình sống tại Thượng Hải, trong cộng đồng những người di cư từ Israel tới. Qua những câu chuyện về các hoạt động rất thường nhật như đi chợ, cùng cha gặp gỡ bạn bè, nghe nhạc bên cha…, Sara chia sẻ những bài học hết sức chân thật, giản dị mà quý báu. Chính những năm tháng này đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên tinh thần và trí tuệ Do Thái, nhân cách chính trực, đường hoàng, cũng như lối sống có ích cho cộng đồng, cho gia đình… đã theo Sara suốt những năm tháng cuộc đời.
Ở phần 2, tác giả chia sẻ những trải nghiệm của gia đình mình trong thời gian tìm về cố hương (tại Israel) và các đóng góp cho xã hội, cũng như phương châm sống của bà khi quyết định đưa các con trở về Thượng Hải. Một lần nữa, ta lại thấy được những điều tốt đẹp mà sự kết hợp giữa tinh thần và phong cách dạy dỗ của người cha Do Thái đã đem lại cho tâm hồn, lối sống của Sara, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến cách bà nuôi dạy nên những người con ưu tú của mình.
Tựu trung lại, giống như hai tập sách cùng bộ trước đó, Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương 3 vẫn giữ được ngọn lửa nhiệt thành trong chia sẻ, sự giản dị gần gũi trong những câu chuyện kể lại, và tính thiết thực trong các bài học đem lại cho độc giả, và nhờ đó xứng đáng là một cuốn sách bổ ích cho bất cứ bậc phụ huynh nào.
3. Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành
Tác phẩm kinh điển đã làm thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp giữa cha mẹ và con cái. Thử tưởng tượng, bạn sắp được gây mê để làm phẫu thuật, vị bác sĩ đáng kính bước vào và nói: “Thực ra tôi không được đào tạo nhiều về phẫu thuật đâu, nhưng tôi yêu mến bệnh nhân của mình và tôi sẽ làm hết sức có thể.” Chắc hẳn lúc đó bạn sẽ phát hoảng và chạy thật nhanh để bảo toàn mạng sống. Thế nhưng, những đưa trẻ không dễ dàng bỏ chạy như vậy khi cha mẹ chúng tin rằng nuôi con chỉ cần tình yêu thương và những hiểu biết thông thường là đủ. Cuốn sách sẽ cung cấp cho các bậc cha mẹ những phương thức đặc biệt để trò chuyện và thấu hiểu con cái, như:
Giải mã những thông điệp tưởng như vô nghĩa của trẻ
Bày tỏ sự thấu hiểu và cảm thông đúng cách
Lời khen cũng cần phải khéo léo và có liều lượng
Nói không với giận dữ và dọa nạt
Đối phó với những hành động xấu của con như nói dối, ăn trộ
à nhiều điều quan trọng khác trong hành trình nuôi dạy con cái của bạn.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…