Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử – xã hội, có quá trình ra đời và phát triển.
Trong thời kỳ đầu tồn tại, cách đây từ một đến hai triệu năm, loài người chưa có quan niệm về thần, cũng chưa có tôn giáo. Chỉ khi sức sản xuất xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định; bộ óc, bàn tay và công cụ lao động của con người ngày càng hoàn thiện; năng lực tư duy trừu tượng của con người xuất hiện một số khái niệm nào đó, con người mới sùng bái thần linh, tôn giáo mới xuất hiện.
Cuốn sách 10 tôn giáo lớn trên thế giới của tác giả Hoàng Tâm Xuyên được biên soạn công phu, khoa học, tập hợp rất nhiều tư liệu có giá trị đem đến cái nhìn tổng quan về 10 tôn giáo lớn trên thế giới.
Cuốn sách tập trung khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, phân phái, những kinh điển cơ bản, các nghi thức tế tự, của 10 tôn giáo lớn trên thế giới sẽ giúp độc giả có một cách nhìn tổng quan về lịch sử hình thành tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của nhân loại.
ĐÁNH GIÁ:
“ Tôn giáo có sức mạnh rất lớn trong tiềm thức của con người. Do đó, nghiên cứu tôn giáo có ý nghĩa rất lớn trong việc hướng con người đến những giá trị đạo đức tốt đẹp, giúp ổn định xã hội.
Cuốn sách 10 tôn giáo lớn trên thế giới tuy mới chỉ đưa ra những nội dung cơ bản về một số tôn giáo nhưng có thể giúp bạn đọc rút ra những so sánh rõ nét hơn trong quá trình nghiên cứu tôn giáo.
Cuốn sách là một sản phẩm giá trị đối với độc giả muốn am hiểu về các tôn giáo.”
– Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Lịch sử Do Thái của Paul Johnson bắt đầu bằng những sự kiện được viết trong Kinh Thánh và kết thúc khi thành lập Nhà nước Israel. Cuốn sách không chỉ giới thiệu về lịch sử 4.000 năm tồn tại của người Do Thái mà còn đề cập đến những tác động, ảnh hưởng cũng như những đóng góp của họ cho nhân loại.
Người Do Thái tạo nên một bản sắc riêng biệt và cụ thể sớm hơn bất cứ dân tộc nào còn tồn tại tới ngày nay. Họ đã duy trì được nó giữa những nghịch cảnh khủng khiếp cho tới hôm nay. Sức chịu đựng phi thường này từ đâu ra? Sức mạnh ý chí đặc biệt cháy bỏng nào đã khiến người Do Thái khác biệt và giữ cho họ thuần nhất? Sức sống bền bỉ của họ nằm trong bản chất bất biến, hay khả năng thích ứng, hay cả hai? Liệu lịch sử của họ có cho thấy những nỗ lực như vậy là đáng giá? Hay nó cho thấy họ đã hoài công?
Những gì Paul Johnson đã tìm hiểu, nghiên cứu và thuật lại trên từng trang sách, sẽ phần nào giúp độc giả tự trả lời những câu hỏi này.
Ảnh bìa: Tranh trên bìa là một trang trong cuốn sách Mahzor của người Do Thái xuất bản ở Ba Lan năm 1913.
+TRÍCH ĐOẠN HAY:
“Lịch sử người Do Thái có thể được mô tả như một chuỗi những đỉnh điểm và thảm họa nối tiếp nhau. Nó cũng có thể được coi là một miền liên tục không dứt của việc học hành kiên nhẫn, sự cần cù năng suất và thói quen tập thể mà phần lớn trong đó không được ghi lại. Nỗi buồn tìm thấy tiếng nói khi niềm vui câm lặng. Nhà sử học phải ghi nhớ điều này. Trải qua hơn 4.000 năm, người Do Thái chứng tỏ mình không chỉ là những người sống sót vĩ đại, mà còn đặc biệt khéo léo trong việc thích ứng với các xã hội nơi số phận xô đẩy họ, và trong việc tích lũy bất cứ tiện nghi nhân văn nào mà những xã hội này mang đến.”
(Trích Phần bảy: Zion)
Hành trình 4.000 năm Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo
Karen Armstrong là một tác giả người Anh, chủ nhân của 12 cuốn sách về tôn giáo đối chiếu, và là chuyên gia về đức tin trên thế giới, trào lưu tôn giáo chính thống và thuyết độc thần. Năm 1993, được công chúng chú ý nhờ cuốn sách Lịch sử Thượng đế, công trình của Armstrong tập trung vào những điểm tương đồng của các tôn giáo lớn, cũng như tầm quan trọng trong nhiều khía cạnh của lòng trắc ẩn, hay “Quy tắc vàng” theo cách giải thích của bà.
Vì sao có sự tồn tại của Chúa Trời? Ba tôn giáo độc thần chủ đạo – Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo – đã định hình và thay đổi khái niệm Chúa Trời như thế nào? Ba tôn giáo này có sự ảnh hưởng lẫn nhau ra sao?
Trong cuốn sách viết lối tư duy thông minh này, Karen Armstrong, một trong những nhà dẫn giải tôn giáo hàng đầu của Anh lần lại lịch sử quá trình nam giới và phụ nữ nhận thức và trải nghiệm liên quan tới Chúa Trời, từ thời Tổ phụ Abraham cho tới hiện tại.
Karen Armstrong dẫn dắt độc giả qua một hành trình lịch sử tôn giáo tại nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà cho rằng, từ rất xưa và dưới dạng tinh khôi nhất, các nền văn hóa đều khá tương đồng nhau, đều sử dụng lễ nghi, nghi thức bí truyền, kịch, múa, trầm tư mặc tưởng để giúp con người vượt qua bể trầm luân. Tôn giáo, do đó, rõ ràng là vấn đề về thực hành, và có thể được so sánh với hội họa hay âm nhạc. Hai thứ đều khó sáng tác, và khó cảm thụ. Nhưng khi đã dấn thân, không một ai nghi ngờ về việc hạnh ngộ được những điều quý báu xảy ra trong hành trình ấy. Ta bước ra khỏi một phòng tranh hay một thính phòng, tâm hồn được tưới tắm, tươi mới, thăng hoa và thư thái, và như mình là một con người tốt đẹp hơn, dù người chung quanh có hay không nhận ra sự thay đổi này.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…