Combo 3 cuốn: Mật Mã Sự Sống, Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi, Hành Trình Về Phương Đông

 

Mật Mã Sự Sống

11 câu hỏi lớn về tất cả những điều con người quan tâm về cuộc sống, cái chết và những gì diễn ra sau cái chết đã được các chuyên gia giải quyết rốt ráo trong cuốn sách này.

Suy ngẫm về sự vận động của đời sống, nhà khoa học lừng danh Marie Curie, người đầu tiên vinh dự nhận được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, vật lý và hóa học từng nhận xét: “Cuộc đời này không có gì để sợ, chỉ có những thứ để tìm hiểu. Bây giờ là lúc chúng ta tìm hiểu nhiều hơn, để có thể sợ hãi ít hơn”. Trải qua rất nhiều khoảng thời gian khó khăn, từ khi còn ấu thơ đến tận khi trưởng thành để cuối cùng chạm tay vào những giải thưởng lớn nhất của sự nghiệp, phát biểu ấy phần nào lý giải vì sao bà có thể vượt qua bao sóng gió, thăng trầm. 

Không cần nhiều truân chuyên như Marie Curie, cuộc đời, vốn vận động theo cách của riêng nó vẫn thường gieo rất nhiều cảm xúc khác nhau cho mỗi người. Hỷ, nộ lẫn ái ố. Chứng kiến sự vận động của số phận, ai trong mỗi chúng ta đều khó lòng tránh được những ưu tư. Tôi là ai? Tại sao tôi ở đây? Điều gì sẽ xảy ra sau khi tôi chết? Tại sao chúng ta lại đau khổ ? Tôi lắng nghe tiếng nói nội tâm bằng cách nào? Điều gì sẽ xảy ra với linh hồn những người tự tử ? Những câu hỏi không có lời đáp thống nhất này, ít nhiều làm đời sống con người xáo động. Nếu đã và đang băn khoăn với những câu hỏi ấy, Mật mã sự sống của tác giả Mark Pitstick là cuốn sách dành cho bạn. 

Mark Pitstick không phải là một nhà văn, càng không là nhà khoa học. Ông là một bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm và đào tạo tại nhiều bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân đang phải nếm chịu đau khổ và hấp hối, trong Mark càng nảy sinh những câu hỏi của cuộc đời. Ông bất lực vì thấy mình không có câu trả lời ổn thỏa. Thế nên, ngay khi kết thúc công việc trong bệnh viện, ông đã tìm cách trả lời những câu hỏi ấy.

Phương pháp của Mark, là đối thoại với những người đã có thời gian đào sâu từng vấn đề. Đó là Anita Moorjani, tác giả của cuốn sách best seller Dying to be me, người đã có trải nghiệm cận tử, trở về cuộc đời khi đang trên giường bệnh, hôn mê sâu do căn bệnh ung thư gây ra; Là tiến sĩ Marilyn Schlitz, nhà nghiên cứu nhân loại học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ý thức với hơn 30 năm kinh nghiệm; Là giáo sư Gary E Schwartz, chuyên gia tâm lý học, y khoa, thần kinh học; Là Bill Guggenheim, người tiên phong trong lĩnh vực trải nghiệm liên lạc với người đã khuất; Là Mark Anthony, người được biết đến với vai trò chuyên gia trong lĩnh vực siêu linh, kết nối với các linh hồn đã khuất…

Lần lượt, từng câu hỏi được đặt ra và các chuyên gia trả lời. Mỗi người một góc nhìn nhưng xuyên suốt những câu trả lời ấy, vẫn nhìn thấy những điểm giao thoa hết sức thú vị. Tựa như tham gia vào một cuộc trò chuyện lớn, người đọc lắng nghe thật chậm rồi tìm được lời giải cho chính bản thân mình, về những điều mình nhiều năm trăn trở. “Tôi hy vọng những câu trả lời ấy có thể giúp bạn đọc đối diện với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống tốt hơn”, bác sĩ Mark Pitstick chia sẻ lý do ông viết tác phẩm này như thế.

 Sách kết lại với triết lý mà Mark Pitstick đã đúc kết: Cuộc đời này, thực chất là một cuộc phiêu lưu vô cùng an toàn và tuyệt vời. Nếu cứ lo lắng những gì diễn ra phía sau rồi chần chừ, lo sợ về cái chết, lo sợ về số mệnh, trăn trở về bản thân… liệu chúng ta có kịp tận hưởng những tươi đẹp của cuộc đời?

Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi   

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

Hành Trình Về Phương Đông

Hành Trình Về Phương Đông kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo…của nhiều pháp sư, đạo sĩ…họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết…

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding – tác giả hồi ký đặc biệt này.

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago