Combo 2 Sách Hấp Dẫn Người Đọc: Chết Cho Màu Cờ: Quyền Lực Và Chính Trị Của Những Lá Cờ + Chia Rẽ – Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường(Sách Bán Chạy/Chính Trị/Combo Sách Hay)
1.Chết Cho Màu Cờ: Quyền Lực Và Chính Trị Của Những Lá Cờ
Những lá cờ từ lâu vẫn là một biểu tượng có quyền lực lớn lao, truyền đạt nhanh chóng các thông điệp và thể hiện cảm xúc mạnh mẽ. Chúng cũng đồng hành cùng với những phong trào lớn của các lý tưởng, dân tộc và tôn giáo để biểu trưng cho những bước ngoặt trong lịch sử hay những thay đổi trong tiến trình phát triển, thể hiện nỗ lực đoàn kết hoặc gây chia rẽ thông qua gieo rắc nỗi sợ hãi.
Qua chín chương sách, tác giả đã đưa ra được hầu hết những lá cờ điển hình của các cường quốc và những khu vực lớn trên thế giới như: Mỹ , Anh, Liên minh châu Âu, Trung Đông, châu Á, châu Phi, Mỹ Latin và cả những lá cờ của các tổ chức khủng bố.
Mỗi lá cờ đều chứa đựng những câu chuyện bí mật, không chỉ về nguồn gốc và ý nghĩa của từng biểu tượng gắn trên chúng, mà còn cả lịch sử lâu dài về tôn giáo và sắc tộc mà có thể lần đầu tiên ta được nghe tới.
“Marshall đã chỉ cho ta thấy rằng chúng ta thường quên mất tính biểu tượng gây hấn của các lá cờ lâu đờ chúng là cách truyền đạt lòng trung thành, quyền lực và lý tưởng nhanh chóng và trực quan.” – The Times
2.Chia Rẽ – Tại Sao Chúng Ta Đang Sống Trong Thời Đại Của Những Bức Tường
Tim Marshall là ký giả kỳ cựu, nhưng ông cũng nổi tiếng không kém trong vai trò tác giả. Ông viết sáu cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, đã có ấn bản tiếng Việt, và Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường.
Nếu như trong tác phẩm trước đó của mình, Những tù nhân của địa lý (2016), Marshall khẳng định nhân loại vẫn bị giam hãm trong nhà tù địa lý mặc dù đang ráo riết với giấc mơ vươn vào không gian, thì ở Chia rẽ (2018), góc nhìn trở nên thật gần hơn: trong nhà tù địa lý đó, con người vẫn dựng lên rất nhiều bức tường chia rẽ các sắc tộc, quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo, tư tưởng chính trị, vân vân.
Mở đầu tác phẩm Marshall cho rằng những bức tường vật chỉ là phần “cái gì” của sự chia rẽ, không phải là phần “tại sao”. Tức là, những bức tường vật chất chỉ thể hiện sự chia rẽ giữa “cái gì” và “cái gì”, chưa cho ta lời giải thích “tại sao” lại có sự chia rẽ đó. Lời giải thích chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người. Ông viết:
“Tuy nhiên, những sự chia rẽ vật chất này được phản ánh qua sự chia rẽ trong tâm trí – những ý tưởng lớn đã dẫn dắt nền văn minh của chúng ta và trao cho chúng ta bản sắc và một cảm nhận thuộc về nơi nào đó – chẳng hạn như cuộc đại ly giáo của Kitô giáo, sự chia rẽ của đạo Hồi thành Sunni và Shia”
Chính vì ý niệm chia rẽ đó vẫn bám trụ dai dẳng trong tâm trí như một phần bản chất con người, những bức tường cứ ngày càng nhiều thêm, cùng với sự phát triển của các hình thái xã hội. Chúng ta đã được nghe về những bức tường của thành Troy, Jericho, Babylon xưa kia, ngăn chia những cuộc phân tranh lợi ích đẫm máu trong lịch sử. Những bức tường mới lại mọc lên, chia rẽ các sắc tộc, chủ thuyết chính trị, hay những ranh giới mơ hồ hơn về tín ngưỡng tôn giáo. Sự chia rẽ còn theo chúng ta vào thời đại mới, khi các nền tảng công nghệ thông tin xuất hiện, được kỳ vọng kết nối con người, song lại làm phát sinh thêm nhiều “bộ lạc mới” trên cộng đồng mạng, họ tự tiện phát ngôn, buông lời công kích, và gây chia rẽ.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…