Combo 2 cuốn: Tuổi dậy thì nói gì với con + Nổi loạn tuổi teen

Tuổi dậy thì nói gì với con

Ngôn từ có một sức mạnh to lớn đối với con người. Ngay cả với con cái, mỗi lời nói của bố mẹ dù tốt hay xấu đều mang đến những ảnh hưởng vô cùng to lớn.
Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ ít có thời gian gần gũi, trò chuyện với bố mẹ.
Chính vì vậy mà sức nặng trong mỗi lời nói của bố mẹ với trẻ ngày càng tăng. Tuổi dậy thì là thời kỳ con có những thay đổi, trưởng thành cả về tâm lý và thân thể một cách đáng kinh ngạc. Những cô bé, cậu bé từ trước đến giờ vẫn hoàn toàn nằm trong vòng tay cha mẹ thì đến tuổi này, các con sẽ hướng đến thế giới bên ngoài, mở rộng kết giao với bạn bè và bắt đầu cảm thấy khó chịu khi gần gũi, trò chuyện với bố mẹ.
Đây chính là một giai đoạn tất yếu trong quá trình trưởng thành. Vào thời điểm này, nếu bố mẹ không kiên nhẫn lắng nghe các con mà ngược lại còn càu nhàu, quát tháo hay đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh áp đặt “là đi” thì rất dễ dẫn đến các vấn đề, như khiến trẻ cảm thấy “bố mẹ chẳng hiểu mình” và sẽ mất dần đi sự ham thích với mọi thứ hoặc cũng có thể trở nên bạo lực hơn để giải tỏa tâm trạng của bản thân. Cho dù không tạo ra những vấn đề lớn thì cũng không ít các ông bố bà mẹ đều sẽ cảm thấy phiền muộn khi nuôi con tuổi dậy thì như “con không nghe lời”, “có gọi con cũng không trả lời” hay “ngày càng biết cãi lại” Nếu coi thời thơ ấu là nền tảng cơ bản của đời người thì tuổi dậy thì là bước cơ bản để một “người lớn” tiến vào xã hội.
Trong thời gian này, các con sẽ bắt đầu rời xa bố mẹ và bước đầu có những suy nghĩ, ý kiến khác với bố mẹ. Chính vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ không nên ép buộc con cái theo ý mình mà cần phải lắng nghe ý kiến của các con, tập trung vào những lời nói từ sâu trong lòng con trẻ. Nuôi dạy con trong tuổi dậy thì có hai con đường lớn: áp đặt hoặc công nhận và đối xử với con như một “người lớn”. Cùng với sự thay đổi, trưởng thành của con, bố mẹ cũng cần phải điều chỉnh vị thế, khoảng cách của bản thân với con cái. Trong cuốn sách này, tôi sẽ tổng hợp lại những câu chuyện có thể gợi ý cho các bạn nên tiếp xúc với con như thế nào trong thời kỳ con vào tuổi dậy thì với bao rắc rối cần tháo gỡ.
Trong cuộc sống thường ngày, bố mẹ hẳn cũng muốn nói những lời giúp các con mở lòng mình hơn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với con. Tuy nhiên, những câu nói này không đơn giản chỉ áp dụng theo các công thức như “Nói như vậy là không được” hay “Nói như vậy thì không sao” Mà đằng sau mỗi câu nói đó còn có cả cử chỉ, cách suy nghĩ và cảm nhận của bố mẹ. Thế nên, chính bản thân bố mẹ cũng cần nhìn lại cách suy nghĩ, hành vi cử chỉ của chính mình. Các chương 4, 5, 6 hy vọng sẽ giúp bạn lý giải sâu sắc hơn về điều đó.

Nổi Loạn Tuổi Teen

Sự tức giận của trẻ em thường là một cảm xúc đáng lo ngại và có thể để lại những hậu quả lâu dài. Thông thường, cha mẹ luôn cảm thấy mù mờ và bối rối về căn nguyên gây ra hành vi tức giận của con mình, cũng như không biết nên giải quyết nó như thế nào. Giống như mọi vấn đề khác xảy ra trong thời thơ ấu, việc ngay lập tức xác định cơn giận của trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ cần phản ứng nhanh chóng nhằm thấu hiểu và giải tỏa cảm giác tức giận này của trẻ; nếu không, theo thời gian, cơn giận có thể khiến trẻ mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc các bệnh mãn tính khác, như trầm cảm hoặc chứng lo âu.
Cơn giận của trẻ em có thể là một triệu chứng lâm sàng và thường xuất hiện nhiều nhất ở những trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn
cảm xúc lưỡng cực và rối loạn thách thức chống đối. Trẻ em ở độ tuổi tiền tiểu học, trẻ từ 5 đến 12 tuổi và trẻ từ 13 đến 17 tuổi sẽ bộc lộ hành vi tức giận theo những cách khác
nhau. Vì trẻ vị thành niên đã phát triển kỹ năng ngôn ngữ và các kỹ năng vận động tinh – thô khác, nên các em thể hiện sự tức giận của mình khác với trẻ ở các nhóm tuổi còn lại.
Sự tức giận của các em có thể được bộc lộ thông qua các hành động có tính chất nghiêm trọng hơn như lạm dụng chất gây nghiện, hành xử sai trái, tấn công, đe dọa bằng lời nói
và có hành vi tình dục không đúng đắn. Không phải cơn giận nào cũng là cơn giận “bệnh lý”.
Khi là cha mẹ, bạn luôn muốn giúp con mình hoàn thiện cơ chế ứng phó để có thể kiểm soát được cơn giận của bản thân. Cha mẹ nên được trang bị kiến thức đầy đủ về sự tức giận của trẻ trong thời thơ ấu, để họ có thể chăm sóc và giúp đỡ con mình tốt nhất có thể.
Họ cần phải có hiểu biết về cơ chế diễn ra sự tức giận trong cơ thể của trẻ, nguyên nhân và những yếu tố thúc đẩy cơn giận đó, cũng như cách phân biệt cơn giận bình thường và
cơn giận mất kiểm soát. Cuốn sách này sẽ cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để họ hiểu biết đầy đủ hơn và đưa ra những quyết định thấu đáo hơn khi đối phó với sự tức
giận của trẻ.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago