Chúng ta luôn tôn trọng học giả Cao Tự Thanh – nhà nghiên cứu độc lập vẫn cặm cụi cho ra đời sách học thuật.
TƯ LIỆU VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM Từ Tháng 9.1945 đến tháng 12.1946
Từ tháng 9.1945 đến tháng 12.1946 là một chặng quan trọng nhưng vì nhiều lý do vẫn còn hiện ra một cách khá mờ nhạt trong nhiều công trình, giáo trình lịch sử hiện nay ở Việt Nam. Tuy nhiên giá trị của một chặng đường lịch sử không phụ thuộc vào chỗ dài hay ngắn về mặt thời gian, mà ở quan hệ với những chặng trước và sau nó. Từ Cách mang tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến chỉ vẻn vẹn có mười sáu tháng, nhưng đó là một chặng đường đặc biệt quan trọng trên đó hoạt động giáo dục Việt Nam bắt đầu bước vào một xuất phát điểm khác, thực hiện một quá trình khác.
Cuốn sách này tuyển chon và giới thiệu một số tư liệu về giáo dục được công bố trên báo chí chữ Việt từ tháng 9.1945 đến tháng 12.1946 (chủ yếu là Việt Nam Dân quốc công báo, ngoài ra còn có một số báo khác như Cờ giải phóng, Cứu quốc, Dân quốc, Dân thanh, Độc lập, Kiến quốc, Lao động, Quyết chiến, Quyết thắng, Tiếng gọi Phụ nữ, Vì nước) và một số hiện được lưu giữ chủ yếu trong các hồ sơ thuộc Fonds Bộ Giáo dục ở Trung tâm lưu giữ Quốc gia III, Cục văn thư và lưu giữ nhà nước. Tất cả gồm 450 tư liệu và cụm tư liệu.
HAI TỜ BÁO CHỮ HÁN Ở NAM KỲ ĐẦU THỜI PHÁP THUỘC
Nói tới báo chí Việt Nam, nhiều người thường nghĩ tới mảng báo chí Quốc ngữ mà mở đầu là tờ Gia Định báo phát hành số đầu năm 1865 chứ ít người lưu ý tới mảng báo chữ Pháp và chữ Hán. Có lẽ vì thế mà về báo chữ Hán thì người ta chỉ biết tờ Đại Nam Đồng văn nhật báo và hậu thân của nó tức tờ Nam Việt quan báo, nhưng thực tế thì còn nhiều hơn. Trên cơ sở những tư liệu hiện biết tới, quyển sách này giới thiệu hai tờ báo chữ Hán ở Nam kỳ đầu thời Pháp thuộc, tức tờ Gia Định báo và Nam kỳ lục tỉnh báo.
Hai tờ báo này hiện chỉ thấy 15 số, trong đó Gia Định báo có 13 số, gồm 9 số đề năm Nhâm tuất 1862, 3 số đề năm Quí hợi 1863, 1 số đề năm Đinh mão 1867. Nam kỳ lục tỉnh báo có 2 số, 1 số năm Nhâm thân 1872, 1 số năm Quí dậu 1873. Các số báo thường chia làm hai phần là Công văn và Tạp vụ, mỗi phần có thể có nhiều công văn (hay cụm công văn) và tin tức, bài viết, tạm gọi chung là tư liệu. Quyển sách này phiên dịch nguyên văn và toàn văn các tư liệu nói trên.
***
Combo 2 cuốn – NXB Khoa học Xã hội
TƯ LIỆU VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM Từ Tháng 9.1945 đến tháng 12.1946
HAI TỜ BÁO CHỮ HÁN Ở NAM KỲ ĐẦU THỜI PHÁP THUỘC
Cao Tự Thanh
***
Thông số cơ bản:
Kích thước: 16 x 24 cm
Hình thức: Bìa cứng
Số trang: 1184 trang (tổng cộng)
Khối lượng: 1500gr (tổng cộng)
***
#TƯ_LIỆU_VỀ_GIÁO_DỤC_VIỆT_NAM
#HAI_TỜ_BÁO_CHỮ_HÁN_Ở_NAM_KỲ_ĐẦU_THỜI_PHÁP_THUỘC
#Cao_Tự_Thanh
#NXB_Khoa_Học_Xã_Hội
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…