Combo 2 cuốn tư duy đáng đọc: Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện + Tư Duy Logic (Cẩm nang lấp đầy lỗ hổng tư duy / Sách kỹ năng làm việc)
1, Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!
Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.
Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.
Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác
nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.
2, Tư Duy Logic
Kanbe – nhân vật chính trong cuốn sách, vào những năm cuối tuổi 20 của cuộc đời, một ngày cô chợt nhận ra, trong khi các bạn cùng trang lứa với cô đã và đang gặt hái nhiều thành thì bản thân cô đang dần chững lại trong sự nghiệp. Sau một thời gian suy nghĩ, cô quyết định từ bỏ công việc hiện tại, đi học thêm bằng MBA và đầu quân cho một công ty. Một chương mới tươi sáng hơn được mở ra, và tất cả bắt nguồn từ việc thay đổi nhận thức và tư duy của cô gái trẻ.
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Tư duy Logic”
1. Điều quan trọng nhất là điểm không mạnh của bạn ở thời điểm hiện tại lại trở thành điều cần thiết sau này. Tôi có thể đưa ra ví dụ như thế này. Nếu hiện tại bạn không tự tin vào khả năng tiếng Anh của mình, nhưng tiếng Anh lại vô cùng cần thiết khi bạn đi ra nước ngoài hoặc trong các giao dịch quốc tế cũng như trong quá trình thăng tiến của bạn. Vậy thì ngay từ bây giờ bạn hãy học thật chăm chỉ. Ngoài ra, những việc mà bạn nhận định là mình không giỏi và không cần thiết thì đừng lăn tăn mà hãy từ bỏ việc đó ngay.
2. “Người Nhật thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!” và thường im lặng khi bị hỏi lại: “Vậy lúc nào thì được?””.
Tôi thường hay bị các bạn người nước ngoài nói như vậy đấy.
Chính những “phép xã giao” như vậy đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đơ” ngay tại chỗ. Thế này cũng khá giống với “Big word” nhỉ!
Hồi còn ở Anh, người quen của tôi có nói: “Dạy cô làm sushi cuộn đi!”. Khi tôi trả lời: “Được ạ! Một lúc nào đó cô nhé!” thì ngay lập tức cô ấy nói: “OK, vậy thứ 6 tuần sau cô đến chỗ cháu được không?”.
Lúc ấy tôi đã nghĩ: “Hóa ra cô ấy muốn học làm sushi cuộn thật à?”, và cuối cùng tôi phải mở một buổi dạy làm sushi cuộn tại nhà. Các bạn biết câu chuyện tiếp theo như thế nào không? Tôi đã lo lắng về buổi dạy ấy, nhưng từ đầu tới cuối lại rất vui vẻ. Sau đó tôi được cô ấy mời đến nhà, có thể kết bạn với con gái của cô ấy, và món sushi cuộn ấy thực sự đã mở rộng thế giới của tôi thêm một chút. Cho đến tận giờ, mỗi khi nhớ lại tôi đều cảm thấy rất ấm áp.
3. Tại sao giả thuyết cần thiết
Ví dụ tất cả cùng đi săn, mỗi người chỉ có 2 viên đạn. Khi muốn giết một con thú nào đó, bạn có sử dụng đạn bừa bãi không? Hay là phỏng đoán dựa vào âm thanh và hình dáng xem nơi nào có khả năng con thú cần săn đang ở để nhắm bắn? Tất nhiên chúng ta sẽ chọn cách thứ hai đúng không? Bắn mà không xác định được mục tiêu thì chỉ lãng phí đạn mà thôi.
Trong giới kinh doanh, giả thuyết cần thiết vì không thể tùy hứng bắt đầu một lĩnh vực mới mà phó mặc sự thành công cho vận may được. Vậy, lợi ích của việc sử dụng giả thuyết trong kinh doanh là gì?
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…