Categories: Sách văn học

Combo 2 Cuốn Tiểu Thuyết Đặc Sắc : Người Tình Hoa Bắc + Thời Thơ Ngây (Tặng kèm Bookmark

Combo 2 Cuốn Tiểu Thuyết Đặc Sắc : Người Tình Hoa Bắc + Thời Thơ Ngây (Tặng kèm Bookmark Happy Life)

Có những thứ trong cuộc đời này, mãi mãi chúng ta không bao giờ dập tắt được. Đó là niềm tin, là hi vọng, là sức sống, là ngọn lửa của tình yêu. Trải qua bao thế hệ nhà văn, nhà thơ; bao giai đoạn của nền văn chương nhân loại, thì chủ đề về tình yêu mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những con người cầm bút. Tình yêu ấy đi vào văn chương, đi vào các tác phẩm và trở nên bất hủ bởi giá trị nhân văn, nét đẹp trường tồn mà nó chứa đựng. Hai cuốn tiểu thuyết sau đây sẽ mang đến cho người đọc những tình yêu đặc biêt:

1. Người Tình Hoa Bắc 

Bảy năm sau thành công chói lòa của Người tình (giải Goncourt 1984), Marguerite Duras viết lại một lần nữa câu chuyện tình giữa cô bé da trắng và người Hoa. Ở trang mở đầu Người tình Hoa Bắc, bà nói “Lẽ ra cuốn truyện có thể mang tên: Người tình trên phố hoặc Tiểu thuyết về người tình hoặc Truyện Người tình viết lại. Cuối cùng người ta đã lựa chọn giữa cái tựa rộng hơn, thực hơn: Người tình Hoa Bắc”.Tuy diễn biến tình tiết không thay đổi, song phương thức tự sự của Người tình Hoa Bắc có những nét mới. Chuyện được kể ở ngôi thứ ba, từ điểm nhìn không phải của các nhân vật, cũng không hẳn của người phụ nữ thuật chuyện, mà của một cái “ta” trung tính, từ con mắt của máy quay phim. Tác phẩm mang tính chất kép, như nhà văn xác định: “Đây là một cuốn sách. Đây là một bộ phim”.

Đối thoại có vị trí rất lớn, sự trao đổi những lời lẽ vắn tắt, đứt quãng, như thăm dò, như khám phá các nẻo đường, các ngõ cụt, trong giao tiếp của con người, nhân vật tự bộc lộ qua những điều nói lên, và không nói lên. Nếu như Người tình lôi cuốn độc giả bằng giọng điệu tâm sự, hơi thở sâu lắng của một thứ văn xuôi tinh tế “không giống bất kỳ một văn xuôi nào khác” thì Người tình Hoa Bắc, với dáng dấp một kịch bản điện ảnh, lại gây kinh ngạc bởi sự tỉnh lược, cô đọng, bởi cách viết ngắn gọn, đi tới “tối thiểu”.

Trong sự thể hiện nhân vật, cũng có những nét mới. Thanh, người được nhà văn đề tặng tác phẩm, không có mặt trong Người tình – giống như cô gái Alice. Người Hoa, một trong hai nhân vật chính, khác nhân vật của Người tình, anh “táo bạo hơn”, “tuấn tú hơn, khỏe mạnh hơn”. Quan hệ của anh với gia đình cô bé không giống như trong Người tình, ở đây không phải người anh cả không thèm biết đến sự tồn tại của người Hoa và áp đặt cách đối xử đó cho tất cả những người khác, mà ngược lại, chính người Hoa nhiều lần coi như không có người anh cả. Anh giành được thiện cảm của bà mẹ, của Thanh, không chỉ do tiền bạc, mà bởi chính con người anh. Cô bé sớm cảm nhận và từng nói lên tình yêu của cô với anh, không giống như trong Người tình, chỉ đến giây phút chia lìa mới thấy được sự tồn tại của tình yêu ấy.

Khác biệt xiết bao so với nhân vật Jo trong Một con đập ngăn Thái Bình Dương (1950), anh chàng da trắng xấu xí, thảm hại, chỉ thu hút sự quan tâm của Suzanne và gia đình cô bé vì lý do kinh tế đơn thuần. Và nếu ngược lên đến hình ảnh Léo trong nhật ký những năm 40 của Marguerite Donnadieu, gã bản xứ “xấu xí rõ rệt hơn một người An Nam trung bình” mà cái hôn trộm khiến cô ghê tởm đến nỗi “khạc nhổ không ngừng, khạc nhổ suốt đêm”, thì Người tình Hoa Bắc, xuất hiện sau nửa thế kỷ, quả là một dị bản hoàn thiện, và tương phản trọn vẹn. Thế nhưng người Hoa có tồn tại thực hay không? Và nếu như ở Sa Đéc ngôi mộ của người Hoa họ Huỳnh còn đó, thì liệu có tồn tại chăng câu chuyện tình với cô bé da trắng, hay với bà mẹ của cô, như một số người gợi ý? Không thể đưa ra một khẳng định nào, bởi với Marguerite Duras, sự thực cao nhất, duy nhất đáng kể, chính là sự thực văn chương, nhà văn đồng nhất hóa mình với tác phẩm đến mức không còn biết điều gì là tự thuật và điều gì là hư cấu.

Điều lay động ta khi đọc và ám ảnh ta lâu dài sau đó, chính là sức mạnh mê hoặc của những chủ đề trở đi trở lại, quấn quýt lấy nhau, xuyên qua toàn bộ sáng tác của nhà văn: ham muốn, tình yêu, cái chết. Riêng với độc giả Việt Nam, sức hấp dẫn không cưỡng nổi còn từ vẻ đẹp của những đêm mùa khô, của những cơn mưa gió mùa, của mênh mang đồng ruộng, của xóm ghe thuyền, của bầy trẻ đánh xe trâu, những hình ảnh vừa huyền ảo, vừa rất thực, rất sống động, của mảnh đất phương Nam… Nhục cảm, tình yêu, sự dâng hiến và cả những đau thương chói sáng, tất cả những yếu tố đã làm nên một Marguerite Duras mê hoặc đều hiện diện trong Người tình Hoa Bắc, cuốn sách “3 in 1” vừa là một kịch bản điện ảnh vừa như một tự truyện và trên hết là một tiểu thuyết tràn đầy xúc cảm.

2. Thời Thơ Ngây

Thời Thơ Ngây là tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1921.

Cuốn sách kể về câu chuyện của một cặp đôi thuộc tầng lớp thượng lưu xã hội Mỹ đang chuẩn bị kết hôn. Newland Archer, một luật sư hào hoa và là người thừa kế của một trong những gia đình có danh tiếng bậc nhất ở New York lúc bấy giờ, đang háo hức chuẩn bị cho đám cưới mơ ước của mình với tiểu thư May Welland xinh đẹp. Đúng vào thời điểm ấy,nữ Bá tước Ellen Olenska, cô chị họ xinh đẹp của May trở về từ châu Âu sau tin đồn ly hôn với một Bá tước người Ba Lan. Ban đầu, Archer lo lắng vì tai tiếng của cô có thể ảnh hưởng đến May Welland nhưng dần dần anh lại bị Ellen- người coi thường những quy định hà khắc của xã hội New York thu hút. Tình cảm anh dành cho nữ Bá tước ngày càng sâu đậm và điều đó có thể làm hủy hoại đám cưới của anh và May. Điều gì sẽ xảy ra? Liệu Ellen có dành tình cảm cho anh? Đứng giữa cô dâu tương lai và tình yêu định mệnh của cuộc đời, anh sẽ lựa chọn như thế nào?

Bằng giọng văn châm biếm và hài hước, Edith Wharton đã tái hiện lại xã hội New York vào những năm 70 của thế kỉ XIX với những lề thói cổ hủ, lạc hậu, cái xã hội khiến con người ta không thể sống thật với bản chất, tình cảm của mình. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được tài năng của bà qua cách bà miêu tả mối tình lặng lẽ của Ellen và Archer.

Thông tin tác giả:

Edith Wharton là nữ tiểu thuyết gia đầu tiên đạt giải thưởng Pulitzer. Ngoài ra, bà cũng viết truyện ngắn và là một nhà thiết kế. Bà từng được đề cử giải Nobel Văn học năm 1927, 1928 và năm 1930. Wharton kết hợp trí thông minh, bản năng xuất sắc và quan điểm của bà về các tầng lớp đặc quyền trong xã hội Mỹ để tạo nên những tác phẩm hài hước, sâu cay về vấn đề tâm lý – xã hội.

Một số trích dẫn:

“New York vào thời Archer Newland là một hình kim tự tháp nhỏ và trơn, mà rất khó có thể gây nên một vết nứt hoặc kiếm một chỗ đứng trong đó.”

“Và anh ngắm gương mặt trẻ trung thu hút ấy với một sự xao xuyến của kẻ sở hữu, mà trong đó, niềm kiêu hãnh đàn ông của anh đã được hòa lẫn với sự tôn kinh trìu mến đối với vẻ tinh khiết của cô.”

“Sự cô đơn thực sự chính là sống giữa những người tử tế mà những người này chỉ luôn bắt người ta phải giả vờ!”

“Nơi chúng ta chỉ đơn giản là hai người yêu nhau, là cả cuộc đời của nhau và không gì trên đời có thể làm phiền.”

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

12 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

12 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

12 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

12 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

12 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

12 tháng ago