Combo 2 cuốn sách kĩ năng sống hay: Honda – Sức Mạnh Của Những Giấc Mơ + Đi Tìm Lẽ Sống
Honda – Sức Mạnh Của Những Giấc Mơ
Nói đến những nhà lãnh đạo doanh nghiệp huyền thoại trong thế kỷ XX không thể không nhắc đến Soichiro Honda, người sáng lập và là vị chủ tịch đầu tiên của tập đoàn Honda. Không câu nệ, màu mè, Soichiro Honda chỉ đơn giản là đưa cho bạn những kinh nghiệm hữu ích và thiết thực mà ông rút ra được trong quá trình xây dựng và lãnh đạo Honda.
Đọc cuốn sách này, bạn sẽ bị cuốn theo lối kể chuyện giản dị mà chan chứa tâm tình của tác giả thông qua những câu chuyện đậm chất văn hoá doanh nghiệp của Nhật Bản: lãnh đạo cũng là người, cũng có thể làm những việc nhân viên làm; Soichiro Honda không thích làm việc cùng những người quan cách, câu nệ; ước nguyện của ông là được bắt tay tất cả các nhân viên Honda ở mọi nơi, nhiều nhất có thể….
Honda sức mạnh của những giấc mơ như một tấm gương giúp độc giả soi chiếu bản thân để từ đó họ nhận ra được những sai lầm mình đang mắc phải qua những lời khuyên quý giá của một người đi trước dày dặn kinh nghiệm như Soichiro Honda.
Trích đoạn
Hàm răng giả rơi vào hố xí
“Có lần tôi tiếp một vị khách người nước ngoài tại nhà, chúng tôi đã cùng nhau uống rượu. Tửu lượng của tôi cao hơn nên ông kia phải đi ngủ trước, đến nửa đêm thì tỉnh dậy nôn thốc nôn tháo. Người làm trong nhà tôi phải mang thau đến hứng sau đó mang đổ hết vào nhà vệ sinh. Sáng hôm sau, ông khách người nước ngoài thức dậy, phát hiện mất hàm răng giả và làm ầm lên. Ôi, phải làm sao đây! May thay nhà vệ sinh nhà tôi xây theo kiểu cũ nên chỉ cần bảo ai đó vào trong lấy ra là được!
“Khoan nào. Đây là lúc mình cần cho mọi người thấy mình không ngại làm cả những chuyện mà mọi người không thích làm nhất. Vậy mình sẽ làm việc này.” Tôi tự nhủ. Tôi lập tức cởi đồ, leo xuống nhà vệ sinh, chậm rãi vọc tìm rồi tay tôi chạm trúng vật cần tìm. Lấy lên, rửa hàm răng giả ấy thật sạch, khử trùng rồi lắp thử vào miệng, không vấn đề gì, không còn mùi hôi, rửa và tẩy trùng lại thêm một lần nữa sau đó trao tận tay cho ông khách người nước ngoài kia.
Đi Tìm Lẽ Sống
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…