Ký Thác là tập truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, có thể nói Ký thác là một tập sách mà truyện nào cũng ý vị và trao chuốt công phu. Tất cả những truyện trong tác phẩm đều là những chuyện có nghĩa lý cùng cách hành văn vừa kỹ lưỡng, vừa phóng túng. Cách kể tự nhiên như giọng của một người trải đời, trải việc, không làm bộ làm điệu mà có duyên ngấm ngầm. Nhưng sâu thẳm hơn, đó là tấm lòng, là sự thôi thúc của người cầm bút. Như tác giả ý tứ trao gửi thông điệp qua truyện ngắn Lầu 3 phòng 7: “Viết văn chỉ là một thứ kỹ thuật tương đối dễ học. Nhưng muốn sáng tác, em cần phải có cái gì trong lòng, để mà nói ra, bằng không thì giã từ văn chương vậy. Lắm khi đã có cái ấy trong lòng rồi mà nó không cắn rứt mình, không kêu gào đòi chun ra lắm, thì cũng không thể sáng tác được. Em có cái gì trong bụng không?”
Những ghi chú về thời gian cho thấy, hầu hết những truyện ngắn trong tập sách này được viết từ sau năm 1954, tức sau Hiệp định Genève. Đây là khoảng thời gian có những nhạy cảm nhất định về chính trị. Sự xáo trộn trong đời sống thị dân, đặc biệt là ở những đô thị lớn như Sài Gòn, vừa là đề tài, vừa là sự thôi thúc cho một văn tài nặng nợ với quê hương như Bình Nguyên Lộc.
Ký thác chắc chắn là cuốn sách bạn nên đọc nếu bạn là một người yêu văn chương, yêu cái phong vị một thời quá khứ đã xưa đầy hoài niệm.
Về Ngang Quán Không là một cuốn tản văn đặc biệt vì tác giả Bùi Diệp viết về quê ngay khi đang sống ở quê. Đó là một điểm khác biệt với các cây bút khác. Nhiều cây bút viết về quê khi đã xa quê. Như Võ Phiến viết về Quy Nhơn khi đã vào Sài Gòn. Như Vũ Bằng viết về Hà Nội khi đã vào Sài Gòn. Nhưng cái quê trong Bùi Diệp, hầu hết là quê xưa, là kỷ niệm cũ hay là những vẻ đẹp có nguy cơ biến mất khỏi đời sống này.
“Cái ý tưởng những gì đi qua đời người đều như cơn gió cho tôi cảm giác vừa thú vị vừa buồn bã” (Chân dung gió). Đó có lẽ cũng là ý tưởng xuyên suốt để Bùi Diệp viết nên tập tạp văn này.
“Những lúc hoang mang, chán chường nhất tôi lại gặp mình ở con phố Trịnh Công Sơn, một xứ sở âm nhạc với những thông điệp ngụ ngôn gởi đến đồng loại rằng mọi người ơi đừng bao giờ biến đời mình thành những quán không. Quán không là quán ế, là chợ chiều, là thiếu vắng bóng người. Quán cuộc đời mà chỉ có bàn im hơi bên ghế ngồi/ ngày đi đêm tới đã vắng bóng người thì buồn và hờ hững biết bao nhiêu!” (Trích Về ngang quán không).
Nhưng, đâu chỉ Bùi Diệp, mỗi chúng ta trong cõi đời này, ai cũng đều muốn sống một cuộc đời không vô ích, một cuộc đời dù lặng lẽ cách mấy, nhưng tuyệt đối không hững hờ, tẻ nhạt.
Đọc Về ngang quán không là dịp để ta dừng lại thật lâu ở những nẻo quê và nẻo tâm hồn trong trẻo, vốn từng có nơi mỗi con người.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…