Combo 2 cuốn: Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi, An Nhiên Như Nắng (kèm bookmark danh ngôn hình voi)

Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi

Nhiều người trong chúng ta tin rằng cuộc đời của ta bắt đầu từ lúc chào đời và kết thúc khi ta chết. Chúng ta tin rằng chúng ta tới từ cái Không, nên khi chết chúng ta cũng không còn lại gì hết. Và chúng ta lo lắng vì sẽ trở thành hư vô.

Bụt có cái hiểu rất khác về cuộc đời. Ngài hiểu rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thực. Coi đó là sự thực, chính là nguyên do gây cho chúng ta khổ não. Bụt dạy không có sinh, không có diệt, không tới cũng không đi, không giống nhau cũng không khác nhau, không có cái ngã thường hằng cũng không có hư vô. Chúng ta thì coi là Có hết mọi thứ. Khi chúng ta hiểu rằng mình không bị hủy diệt thì chúng ta không còn lo sợ. Đó là sự giải thoát. Chúng ta có thể an hưởng và thưởng thức đời sống một cách mới mẻ.

Không diệt Không sinh Đừng sợ hãi là tựa sách được Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết nên dựa trên kinh nghiệm của chính mình. Ở đó, Thầy Nhất Hạnh đã đưa ra một thay thế đáng ngạc nhiên cho hai triết lý trái ngược nhau về vĩnh cửu và hư không: “Tự muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh chỉ là cửa ngõ ra vào, tử sinh là trò chơi cút bắt. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng chưa bao giờ từng diệt” và “Nỗi khổ lớn nhất của chúng ta là ý niệm về đến-đi, lui-tới.”

Được lặp đi lặp lại nhiều lần, Thầy khuyên chúng ta thực tập nhìn sâu để chúng ta hiểu được và tự mình nếm được sự tự do của con đường chính giữa, không bị kẹt vào cả hai ý niệm của vĩnh cửu và hư không. Là một thi sĩ nên khi giải thích về các sự trái ngược trong đời sống, Thầy đã nhẹ nhàng vén bức màn vô minh ảo tưởng dùm chúng ta, cho phép chúng ta (có lẽ lần đầu tiên trong đời) được biết rằng sự kinh hoàng về cái chết chỉ có nguyên nhân là các ý niệm và hiểu biết sai lầm của chính mình mà thôi.

Tri kiến về sống, chết của Thầy vô cùng vi tế và đẹp đẽ. Cũng như những điều vi tế, đẹp đẽ khác, cách thưởng thức hay nhất là thiền quán trong thinh lặng. Lòng nhân hậu và từ bi phát xuất từ suối nguồn thâm tuệ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một loại thuốc chữa lành những vết thương trong trái tim chúng ta.

An Nhiên Như Nắng

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói rằng: “Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng”. Cơ bản đời người đều bước qua những giai đoạn: sinh ra, lớn lên, học hành, theo đuổi sự nghiệp, vun đắp tình yêu, xây dựng lý tưởng sống. Cuộc sống như một quyển sách được viết nên bởi những điều mà mỗi con người chúng ta làm mỗi ngày. Và ai cũng muốn quyển sách của riêng mình được chứa đầy hạnh phúc, an yên.

Hạnh phúc không phải để đuổi theo

Hạnh phúc không phải để hẹn hò

Hạnh phúc là để cảm nhận, ngay lúc này.

An yên là ước muốn sâu thẳm trong lòng nhiều người. Không ai có thể cấm cản ta an yên khi ta thật sự chọn an yên. Ta có thể chạm đến sự an yên bằng cách tự chế tác những niềm vui nho nhỏ; làm những việc ta yêu thích; tự cho phép mình tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, thưởng thức cuộc sống sau những giờ làm việc chăm chỉ; sống hết mình với mỗi phút giây hiện tạ

Nếu thấy lòng chẳng thể an yên vì mãi bận bịu nghĩ suy bao điều theo kiểu “cỏ ở đồi bên kia xanh hơn đồi bên này”, ta hãy tập cho mình cái nhìn khoan hòa, từ ái, gạt bỏ những so đo. Bất cứ lúc nào ta muốn an yên thì hãy cho phép mình an yên. Bởi suy cho cùng, an yên là một lựa chọn, không phải là may mắn hay phúc phận.

 

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago